xếp loại cá nhân theo mức độ đạt được theo quy định của Chuẩn.
- Phân công trách nhiệm các bộ phận, cá nhân khác (hành chính, văn thư, kế toán,…) tham gia hỗ trợ hoạt động đánh giá giáo viên.
Để đạt hiệu quả về công tác đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp cần phải có sự hỗ trợ của các bộ phận, cá nhân khác (hành chính, văn thư, kế toán,…). trong trường hợp cần thiết cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của các bộ phận khác trong hoặc ngoài nhà trường nhằm tạo sự khách quan trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về đánh giá, xếp loại GV.
1.4.4. Chỉ đạo hoạt động đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp nghiệp
Theo tác giả (Phạm Thị Châu, 2008), “Chỉ đạo là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lí. Chỉ đạo là huy động lực lương vào việc thực hiện kế hoạch, là điều hành mọi công việc nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của đơn vị giáo dục vận hành thuận lợi, diễn ra có kỉ cương và trật tự. Với ý nghĩa đó, chỉ đạo là quá trình sử dụng quyền lực quản lí để tác động đến các đối tượng quản lí một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung của hệ thống, biến kế hoạch thành hiện thực”.
Tác giả (Trần Ngọc Giao, 2013) cho rằng: “chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao. Thực chất đó là quá trình tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm biến những yêu cầu của chung của tổ chức thành những mục tiêu cá nhân”.
Như vậy, chỉ đạo hoạt động đánh giá GVMN theo chuẩn NN là việc chỉ dẫn, tập huấn, điều hành các bộ phận và cá nhân thực hiện đúng trách nhiệm, công việc của mình trong hoạt động đánh giá GV theo chuẩn NN.
Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động đánh giá GVMN theo chuẩn NN tức là thực hiện các việc sau:
nội dung và quy trình quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVMN.
Công tác QL luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động đánh giá GV nhằm đạt mục tiêu đề ra, chất lượng, hiệu quả công việc phụ thuộc vào năng lực của người lãnh đạo. Phó Hiệu trưởng với nhiệm vụ được phân công QL hoạt động đánh giá GV ở các tổ đúng nội dung và quy trình quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVMN, đảm bảo được sự đánh giá chính xác và sự thực hiện nghiêm túc, khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ của các tổ chuyên môn và từng GV. Vì vậy đòi hỏi người quản lí phải có tầm nhìn, sự chỉ đạo khoa học để định ra hướng xây dựng kế hoạch khả thi bám sát mục tiêu, đề ra được các biện pháp, xác lập mối quan hệ QL và phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận để thực hiện hoạt động đánh giá GV theo chuẩn NN đạt hiệu quả cao trong hoạt động tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động đánh giá GV theo chuẩn NN từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá. Ngược lại, nếu phó Hiệu trưởng có tầm nhìn năng lực QL, chỉ đạo đạo điều hành hạn chế sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác này.
Như vậy, công tác quản lí hoạt động đánh giá GV ở các tổ thuộc trách nhiệm của phó Hiệu trưởng. Trong quá trình thực hiện phó Hiệu trưởng cần xem xét các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, các văn bản hướng dẫn có liên quan đến hoạt động đánh giá GV và những đề xuất kiến nghị của GV. Từ đó, tham mưu với Hiệu trưởng để xây dựng kế hoạch đánh giá GV của nhà trường đạt hiệu quả và chất lượng hơn. Thực chất của hoạt động này là thực hiện chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá GVMN.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện đánh giá GV đúng nội dung và quy trình quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVMN.
Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện đánh giá GV đúng nội dung và quy trình quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVMN. Việc thực hiện hoạt động này là điều hành, chỉ dẫn tổ chuyên môn chịu trách nhiệm trong việc thực hiện đánh giá GV đúng nội dung và quy trình quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVMN:
+ Điều hành, chỉ dẫn, công tác lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn;
+ Điều hành, chỉ dẫn về công tác đánh giá, xếp loại của tổ đối với GV.
- Chỉ đạo giáo viên tự đánh giá đúng nội dung và quy trình quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVMN
Chỉ đạo GV tự đánh giá đúng nội dung và quy trình quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVMN. Việc thực hiện hoạt động này là điều hành, chỉ dẫn, hỗ trợ, tư vấn và thúc đẩy GV tự đánh giá đúng nội dung và quy trình quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVMN, GVchịu trách nhiệm trong việc thực hiện tự đánh giá của cá nhân:
+ Điều hành, chỉ dẫn, công tác lập kế hoạch và thực hiện đúng theo thời gian kế hoạch đề ra;
+ Điều hành, chỉ dẫn GV thực hiện nội dung và quy trình đánh giá đúng theo quy định trong Chuẩn;
+ Điều hành, chỉ dẫn tư vấn, hỗ trợ GV thu thập minh chứng đối chiếu với yêu câu quy định trong Chuẩn;
+ Điều hành, chỉ dẫn về công tác tự đánh giá, xếp loại của GV.
- Chỉ đạo các bộ phận và cá nhân khác (hành chính, văn thư,…) thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công.
Chỉ đạo các bộ phận và cá nhân khác (hành chính, văn thư,…) nắm được các nội dung triển khai kế hoạch đánh giá GV trong phạm vi toàn trường. Phối hợp chặt chẽ với BGH, tổ chuyên môn và GV trong quá trình thực hiện đánh giá. Tham gia nhận xét và đóng góp ý kiến một cách chính xác, khách quan cho GV khi cần thiết. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp.
Hình thức chỉ đạo hoạt động đánh giá GVMN theo chuẩn NN tại trường MN
thông qua 2 hình thức:
- Bằng văn bản: là các văn bản của các cấp QL (Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT) và các văn bản của trường liên quan đến việc thực hiện đánh giá GVMN chuẩn nghề nghiệp.
- Qua các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn của BGH, tổ khối, các lớp tập huấn của Sở, Phòng GD&ĐT, trường.
Tóm lại, hiệu trường trường mầm non là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng nội dung, kế hoạch và tổ chức, QL, chỉ đạo điều hành hoạt động đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp của nhà trường mình QL. Công tác QL hoạt động đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng đạt được chất lượng, hiệu quả cao sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ của đội ngũ GV nhà trường. Vì vậy Hiệu trưởng phải thường xuyên theo dõi, động viên có những chỉ đạo và hướng dẫn các bộ phận trong nhà trường thực hiện đúng theo nội dung, quy trình và quy định về hoạt động đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp. Thường xuyên đánh giá hoạt động này thông qua việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày của GV hay thông qua phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn giúp cho việc đánh giá xếp loại GV một cách chính xác, nghiêm túc, khách quan, toàn diện, công bằng dân chủ.
1.4.5. Kiểm tra hoạt động đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Tác giả (Phạm Thị Châu, 2008) cho rằng: “Kiểm tra là điều tra, xem xét, phân tích, đánh giá mức độ thực hiện các quyết định quản lí đã đề ra của đối tượng bị quản lí, từ đó đưa ra các hành động điều chỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lí”. Theo tác giả (Nguyễn Lộc, 2010)“Kiểm tra là đo lường việc thực hiện và hành động để bảo đảm những kết quả mong đợi”
Như vậy, kiểm tra việc thực hiện hoạt động đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp trong trường mầm non là việc đánh giá mức độ thực hiện của các cá nhân hay bộ phận trực tiếp tham gia đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp tại trường. Qua việc kiểm tra, hiệu trưởng nhà trường sẽ xem xét việc thực hiện của từng công việc cụ thể, xác định được mức độ hoàn thành, từ đó có hướng điều chỉnh theo kết quả mà nhà trường mong đợi.
Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động đánh giá GVMN theo chuẩn NN bao gồm:
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các phó hiệu trưởng trong QL hoạt động đánh giá GV ở các tổ;
- Kiểm tra việc thực hiện đánh giá của tổ chuyên môn đối với GV; - Kiểm tra việc thực hiện tự đánh giá của GV;
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ của các bộ phận và cá nhân khác.
Thực tế trong QL, công tác kiểm tra là rất quan trọng có thể được thực hiện trước khi thực hiện kế hoạch, trong khi thực hiện kế hoạch và sau khi thực hiện kế hoạch với các hình thức như phân cấp kiểm tra thông qua báo cáo của từng bộ phận hoặc Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra. Thông tin thu nhận được sẽ giúp hiệu trưởng phát hiện thiếu sót trong quá trình thực hiện để điều chỉnh kịp thời theo từng giai đoạn nhằm đảm bảo cho HĐ đánh giá GVMN theo chuẩn NN tại trường đạt hiệu quả cao.
Tóm lại, trong quá trình quản lí thì bốn chức năng trên luôn đan xen, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Mỗi chức năng có một vị trí quan trọng khác nhau vì thế hiệu trưởng cần thực hiện một cách nghiêm túc, chu đáo trong từng chức năng để tạo thành một chu trình QL khoa học mang lại kết quả cao trong việc thực hiện hoạt động đánh giá GV theo chuẩn NN tại trường.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
1.5.1. Yếu tố thuộc về cán bộ quản lí nhà trường
* Nhận thức của cán bộ quản lí về sự cần thiết của hoạt động đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp và tầm quan trọng của quản lí hoạt động này tại trường mầm non.
Trong hoạt động đánh giá GVMN theo chuẩn NN nhận thức của CBQL bao gồm Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng về sự cần thiết và tầm quan trọng của QL là yếu tố ảnh hưởng lớn trong HĐ đánh giá vì nếu người quản lí không nhận thức đúng đắn sẽ không đầu tư thời gian, công sức và trí tuệ cho việc QL hoạt động này. Đây còn là cơ sở để tạo điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần giúp GV phát huy hết năng lực của mình trong quá trình đánh giá để CBQL có cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non.
* Uy tín và năng lực quản lí của cán bộ quản lí trong quản lí hoạt động đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.
Mỗi vị trí công việc trong nhà trường đòi hỏi CBQL phải có uy tín và những yêu cầu về năng lực QL của cá nhân hay nhóm người chịu trách nhiệm đảm nhiệm công việc đó. Trong QL hoạt động đánh giá GVMN theo chuẩn NN, CBQL nhà trường cần đạt được các yêu cầu năng lực và uy tính của người CBQL, những yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến QL hoạt động đánh giá GV của trường.
- Uy tín: Theo tác giả (Nguyễn Thị Thúy Dung, 2015) cho rằng: “Uy tín của người QL, lãnh đạo là sự thừa nhận và tôn trọng các thành viên trong tổ chức đối với người QL, lãnh đạo đó. Uy tín thật sự được hình thành trên cơ sở của các điều kiện khách quan và chủ quan, trong đó, điều kiện chủ quan- nhân cách của người lãnh đạo-là yếu tố quyết định”.
Uy tín của CBQL trong quản lí hoạt động đánh giá GVMN theo chuẩn NN là sự phản ánh về phẩm chất và năng lực của CBQL được tín nhiệm và mến phục của các thành viên trong nhà trường. Vì vậy người quản lí, lãnh đạo phải có chuyên môn và nghiệp vụ giỏi để cấp dưới nể phục, có phẩm chất đạo đức, quan hệ gần gũi, hòa nhã với mọi người; luôn có tinh thần trách nhiệm với công việc, có năng lực tổ chức.
- Năng lực: Năng lực quản lí trong hoạt động đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp, CBQL phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tác phong mẫu mực, đi đầu trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường, quản lí giáo viên trong trường bằng chính nhân cách, năng lực của mình, chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu đề ra.
Để quản lí tốt việc đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn NN, CBQL phải nắm vững các nội dung và yêu cầu trong chuẩn, phải có năng lực kiểm tra đánh giá, vận dụng chuẩn nghề nghiệp vào đánh giá giáo viên.
Trong quá trình đánh giá CBQL phải đảm bảo được sự đánh giá chính xác và sự thực hiện nghiêm túc, khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ của các tổ chuyên môn và từng GV.
1.5.2. Yếu tố thuộc về tổ chuyên môn
* Nhận thức của các thành viên tổ chuyên môn về sự cần thiết của hoạt động đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.
Nhận thức của các thành viên tổ chuyên môn về sự cần thiết của hoạt động đánh giá GVMN theo chuẩn NN là rất quan trọng vì các thành viên tổ chuyên môn là người trực tiếp tham gia nhận xét, đóng góp ý kiến với kết quả tự đánh giá GV, động viên, phân tích giúp đỡ GV phát triển năng lực nghề nghiệp của mình. Vì vậy công tác đánh giá GV theo chuẩn NN sẽ không đảm bảo chất lượng nếu các thành viên tổ chuyên môn không nhận thức đúng về sự cần thiết của việc mình làm, không thật sự đầu tư cho công tác xây dựng kế hoạch, nghiên cứu về nội dung, qui trình đánh giá trong Chuẩn; không xem trọng việc đánh giá, đánh giá theo cảm tính, đánh giá chung chung. Vì thế các thành viên tổ chuyên môn cần nhận thức đúng về sự cần thiết của hoạt động đánh giá, nhằm giúp cho Hiệu trưởng có cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
* Mức độ gắn bó, đoàn kết của tập thể tổ chuyên môn.
Sự gắn bó và đoàn kết nhất trí của tập thể tổ chuyên môn ảnh hưởng không ít đến kết quả đánh giá, đoàn kết nhất trí trong tập thể tổ chuyên môn sẽ mang lại hiệu quả cao trong HĐ đánh giá là điều kiện thuận lợi cho việc nhận xét, đóng góp ý kiến với kết quả tự đánh giá của GV.
* Uy tín và năng lực quản lí của Tổ trưởng chuyên môn.
Tổ trưởng chuyên môn phải có Uy tín và năng lực QL mới tạo được sự tín nhiệm của BGH và giáo viên trong nhà trường. Để có uy và năng lực quản lí TTCM phải có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn vững vàng, am hiểu và vận dụng thích hợp các quy trình, yêu cầu nguyên tắc có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn và nhiệm vụ được phân công, luôn có tinh thần trách nhiệm với công việc, có khả năng xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá chính xác, khách quan, có khả năng xác định mục tiêu và đề ra những mục tiêu ưu tiên để thực hiện, ngoài ra năng lực thuyết phục, cảm hóa cũng cần có trong công tác QL.
1.5.3. Yếu tố thuộc về từng giáo viên
* Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của hoạt động đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.
Đây là yếu tố chủ yếu trong HĐ đánh giá GV theo chuẩn NN, nếu từng GV