Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng lập kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp tại các trường mầm non huyện long hồ, tỉnh vĩnh long​ (Trang 85 - 87)

3.2.1.1. Chú trọng lập kế hoạch phạm vi toàn trường để thực hiện hoạt động đánh giá giáo viên

a) Mục tiêu của biện pháp

Kết quả khảo sát thực tiễn ở chương 2 cho thấy việc thực hiện “lập kế hoạch của HĐ đánh giá GV theo chuẩn NN trong phạm vi toàn trường” được đánh giá ở mức độ “Khá”, nên mục tiêu của biện pháp này nhằm tăng cường thực hiện tốt hơn việc lập kế hoạch của trường.

b) Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng chú trọng công tác lập kế hoạch đánh giá GVMN theo chuẩn NN trong phạm vi toàn trường đảm bảo mục tiêu đề ra, đầy đủ nội dung, cụ thể, rõ ràng cho từng công việc, kế hoạch phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của trường MN.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần phải nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của cấp trên có liên quan đến HĐ này, sau đó tổ chức họp tập thể sư phạm nhà trường triển khai các thông tư, văn bản, hướng dẫn và thảo luận, trao đổi để lấy ý kiến về mục tiêu, nội dung, quy trình đánh giá. Từ đó HT có căn cứ lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng hơn từng nội dung công việc, giúp cho kế hoạch trong phạm vi toàn trường được tốt hơn.

Để thực hiện biện pháp này cần các điều kiện cơ bản: Thu thập đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên; nghiên cứu kỹ các nội dung yêu cầu trong văn bản; HT và tập thể sư phạm nhà trường phải có nhận thức tốt về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch; xem việc lập kế hoạch là một yếu tố quan trọng tạo sự chủ động trong công việc và có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện hoạt động đánh giá GVMN theo chuẩn NN của trường mình. Bên cạnh đó, HT cần nắm vững quy trình xây dựng kế hoạch và các nội dung cần thể hiện trong kế hoạch để triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện của các cá nhân hay bộ phận được phân công.

3.2.1.2. Quan tâm việc lập kế hoạch của từng tổ chuyên môn để thực hiện đánh giá giáo viên

a) Mục tiêu của biện pháp

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy việc “lập kế hoạch của từng tổ chuyên môn để thực hiện đánh giá GV” được đánh giá ở mức độ “Khá”, tổ chuyên môn chưa thật sự quan tâm nhiều đến công việc này, chỉ liệt kê một số nội dung về công tác đánh giá GV đưa vào kế hoạch năm học của tổ để triển khai thực hiện mà chưa lập kế hoạch riêng cho hoạt động này, nên mục tiêu của biện pháp này cần thực hiện tốt hơn việc lập kế hoạch của từng tổ chuyên môn.

b) Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng quan tâm nhiều hơn công tác lập kế hoạch cho từng tổ chuyên môn để thực hiện đánh giá giáo viên.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần quan tâm việc lập kế hoạch của từng tổ CM để thực hiện đánh giá GV, phân công cho TTCM của từng tổ chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch. TTCM căn cứ vào kế hoạch của trường, tổ chức họp các thành viên trong tổ triển khai kế hoạch của trường, tiến hành thảo luận, trao đổi lấy ý kiến để xây dựng mục tiêu, nội dung, quy trình đánh giá, cách thu thập minh chứng, xác định mức điểm đạt được ở từng tiêu chí của GV để đánh giá... Sau khi thống nhất ý kiến TTCM tiến hành xây dựng kế hoạch riêng cho hoạt động này, có như vậy thì việc lập kế hoạch của tổ để thực hiện đánh giá GV mới đạt hiệu quả cao.

Để thực hiện biện pháp này TTCM cần phải chủ động trong việc lập kế hoạch, nghiên cứu kĩ kế hoạch năm của trường, nắm vững quy trình xây dựng kế hoạch và các nội dung cần thể hiện trong kế hoạch, các thành viên trong tổ tích cực tham gia đóng góp ý kiến để thống nhất mục tiêu, nội dung, thời gian…phù hợp với điều kiện thực tế của tổ.

3.2.1.3. Tăng cường việc lập kế hoạch của cá nhân giáo viên để thực hiện tự đánh giá

a) Mục tiêu của biện pháp

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy việc “lập kế hoạch của cá nhân GV để thực hiện tự đánh giá” được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ “khá”, việc lập kế hoạch cá nhân để tự đánh giá là rất quan trọng và cần thiết, vì vậy, mục tiêu của biện pháp này nhằm tăng cường thực hiện tốt hơn việc lập kế hoạch của GV thực hiện hoạt động này.

b) Nội dung của biện pháp

Tăng cường thực hiện công tác lập kế hoạch của cá nhân GV để thực hiện tự đánh giá, kế hoạch phải đảm bảo mục tiêu đề ra, đầy đủ nội dung và quy trình đánh giá, cụ thể thời gian cho từng công việc.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phân công cho TTCM của từng tổ chịu trách nhiệm hướng dẫn GV lập kế hoạch cho HĐ này. Yêu cầu GV căn cứ vào kế hoạch của tổ chuyên môn, xây dựng mục tiêu, nội dung đánh giá, tự đánh giá về điểm mạnh những vấn đề cần cải thiện, cụ thể thời gian cho từng nội dung công việc để tổ chức thực hiện HĐ này.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện hiệu quả biện pháp này GV phải có nhận thức tốt về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch, chủ động trong việc lập kế hoạch, cần nắm vững mục tiêu, quy trình xây dựng kế hoạch và các nội dung cần thể hiện trong kế hoạch, thường xuyên trao đổi với các thành viên trong tổ về hoạt động lập kế hoạch nhằm giúp cho việc lập kế hoạch đạt hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp tại các trường mầm non huyện long hồ, tỉnh vĩnh long​ (Trang 85 - 87)