chơi đóng vai theo chủ đề
Với trẻ mầm non, kỹ năng GQVĐ là cung cấp cho trẻ một cơ chế để đưa ra lựa chọn tốt về cách phản ứng hoặc hành động trong các tình huống khác nhau. Việc GQVĐ đòi hỏi ở trẻ thời gian, sự kiên nhẫn, năng lượng và kỹ năng. Một khi trẻ có được kỹ năng GQVĐ chúng trở nên tự tin hơn và sẽ có trách nhiệm trong việc xử lí các tình huống hàng ngày.
1.3.1. Một số đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi liên quan đến kỹ năng giải quyết vấn đề năng giải quyết vấn đề
1.3.1.1. Chú ý
Trẻ 5 – 6 tuổi, chú ý không chủ định chiếm ưu thế. Trẻ thường chú ý đến những đối tượng gây kích thích mạnh hoặc gây cho trẻ sự ngạc nhiên, nhất là tạo ra một sự hứng thú. Tuy nhiên, ở những trẻ chú ý không chủ định đã phát triển ở mức cao thì chú ý có chủ định bắt đầu hình thành (Nguyễn Bích Thủy và cộng sự, 2005).
Khả năng chú ý của trẻ mẫu giáo lớn thể hiện ở những thuộc tính sau:
Sự tập trung cũng như tính bền vững của chú ý vẫn còn phụ thuộc vào sự hấp dẫn, khả năng gây hứng thú với trẻ của đối tượng.
Trẻ có thể phân phối sự chú ý vào 2 – 3 đối tượng cùng một lúc rõ như nhau. Trẻ dễ di chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác.
Như vậy, với khả năng chú ý có chủ định, trẻ 5 – 6 tuổi có thể tập trung chú ý vào một vấn đề mà không bị phân tán bởi những sự việc xung quanh. Điều này vô cùng có ý nghĩa khi trẻ cần giải quyết một vấn đề đòi hỏi sự tập trung để tìm ra giải pháp.
1.3.1.2. Trí nhớ
Bên cạnh trí nhớ không chủ định thì trí nhớ có chủ định phát triển mạnh trong giai đoạn này (Nguyễn Bích Thủy và cộng sự, 2005).
Các loại trí nhớ của trẻ bao gồm:
hết sức sống động. Biểu tượng về thế giới xung quanh ở trẻ đã gắn kết với nhau, mang tính sinh động và hấp dẫn.
Trí nhớ vận động: trẻ 5 – 6 tuổi đã hình thành một số kỹ xảo vận động như tự phục vụ, thể dục, học tập (cầm bút vẽ, cầm kéo, cắt dán). Trẻ đã dần bỏ đi hình mẫu, dù vậy những lời chỉ dẫn của người lớn vẫn có ý nghĩa trong quá trình lao động của trẻ. Trong giai đoạn này, động tác của trẻ thể hiện sự vững vàng, chính xác hơn, ít xuất hiện những động tác thừa.
Trí nhớ ngôn ngữ: vốn tri thức, biểu tượng và những khái niệm ban đầu về thế giới xung quanh là đòi hỏi và cũng là động lực để trẻ nắm vững ngôn ngữ, phát triển trí nhớ ngôn ngữ.
Tóm lại, trẻ 5 – 6 tuổi có khả năng ghi nhớ có chủ định, là nền tảng giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng GQVĐ.
1.3.1.3. Tư duy
Có thể nói tư duy là một trong những yếu tố tâm lí quan trọng nhất mà trẻ cần có để GQVĐ. Ở trẻ 5 – 6 tuổi, tư duy chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng, xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của tư duy logic.
Tư duy trực quan hình tượng là loại tư duy cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn. Trẻ dùng những hành động bên trong là những hành động với hình tượng để giải quyết nhiệm vụ trí tuệ. Loại tư duy này giúp trẻ có khả năng dự kiến kết quả của hành động bên ngoài và lập kế hoạch cho hành động đó.
Sự xuất hiện tư duy trực quan sơ đồ là một bước phát triển trong tư duy của trẻ 5 – 6 tuổi, thể hiện ở việc trẻ dùng những ký hiệu của sự vật, hiện tượng thay cho những hình ảnh cụ thể để giải quyết nhiệm vụ bài toán. Cụ thể là, trẻ có khả năng đọc hiểu hình vẽ, sơ đồ của sự vật, hiện tượng, dùng sơ đồ đường đi… Trẻ cũng có thể kí mã sơ đồ dựa trên những kinh nghiệm đã có. Tư duy trực quan sơ đồ giúp trẻ lĩnh hội những tri thức ở trình độ khái quát cao, mở ra cho trẻ khả năng nhìn thấy mặt bản chất của sư vật, hiện tượng; từ đó giúp trẻ hình thành những yếu tố của tư duy logic (Nguyễn Ánh Tuyết, 2007).
Đây là những đặc điểm tâm lí quan trọng giúp trẻ nhìn ra vấn đề, có cái nhìn tổng quan và chi tiết về nó. Hơn thế, trẻ còn có khả năng đưa ra những giải pháp
khác nhau cho một vấn đề, phục vụ kỹ năng GQVĐ.
Ngoài ra, các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa đều có bước phát triển đáng kể ở trẻ mẫu giáo lớn, trở thành nền tảng để trẻ phát triển kỹ năng GQVĐ.
1.3.1.4. Tưởng tượng
Cuối tuổi mẫu giáo, tưởng tượng sáng tạo bắt đầu hình thành và phát triển, tưởng tượng của trẻ có tính độc lập cao, có sáng kiến. Tưởng tượng có chủ định của trẻ bắt đầu được hình thành và phát triển trong quá trình tham gia vào các dạng hoạt động sáng tạo, khi trẻ nắm kỹ năng thiết kế và thực hiện ý đồ thiết kế. Trẻ biết tưởng tượng theo mục đích, nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động (Nguyễn Bích Thủy & Nguyễn Thị Anh Thư, 2005).
Tưởng tượng là đặc điểm tâm lí quan trọng giúp trẻ phát triển trò chơi ĐVTCĐ. Tưởng tượng có chủ định lại là yếu tố giúp trẻ giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong quá trình chơi thông qua việc sử dụng vật thay thế, tưởng tượng hành vi, ngôn ngữ của vai chơi, tưởng tượng ra các tình huống chơi và giải quyết nó.
1.3.1.5. Ngôn ngữ
Trẻ 5 - 6 tuổi đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Các hình thức ngôn ngữ có kết cấu chặt chẽ được hình thành, tính biểu cảm của ngôn ngữ được phát triển. Đứa trẻ nắm được quy luật của tiếng mẹ đẻ, học cách sắp xếp những ý nghĩ của mình một cách logic, chặt chẽ. Ngôn ngữ trở thành công cụ của tư duy và phương tiện của nhận thức.
Trẻ phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp. Trẻ nắm được vốn từ đủ để diễn đạt các mặt trong đời sống hàng ngày.
Trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Trẻ có thể sử dụng các kiểu ngôn ngữ như ngôn ngữ tình huống, ngôn ngữ ngữ cảnh, ngôn ngữ giải thích. Đặc biệt với kiểu ngôn ngữ giải thích, yêu cầu ở trẻ phải có tính chặt chẽ và mạch lạc trong cách nói. Ngôn ngữ mạch lạc giúp trẻ xây dựng những mối quan hệ xã hội, phát triển trí tuệ, hơn thế nữa nó cũng chính là yếu tố góp phần vào sự hình thành tư duy logic của trẻ 5 – 6 tuổi (Nguyễn Ánh Tuyết, 2007).
Ngôn ngữ phát triển là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, thu nạp những kinh nghiệm của thế giới loài người. Sau đó, chính ngôn ngữ giúp trẻ thực hiện các bước để giải quyết một vấn đề thông qua việc dùng lời nói để giải thích, trao đổi, đặt câu hỏi… Ngôn ngữ phát triển thì kỹ năng GQVĐ cũng vì thế mà phát triển.
1.3.1.6. Tình cảm cảm xúc
Trong suốt lứa tuổi mẫu giáo, tình cảm thống trị tất cả các mặt trong đời sống đứa trẻ, làm cho tuổi mẫu giáo có màu sắc và đặc trưng riêng: dễ xúc động và sự đồng cảm. Ở lứa tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi, tình cảm của trẻ phát cảm phát triển rất mạnh mẽ cả nội dung và hình thức biểu hiện, bao gồm: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ. Sự phát triển về mặt tình cảm cảm xúc khiến cho mục đích GQVĐ của trẻ không chỉ để thỏa mãn cảm xúc của bản thân mà còn đáp ứng nhu cầu thể hiện tình yêu thương, đồng cảm với thế giới xung quanh; vấn đề sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp nhất dưới sự tác động tích cực của tình cảm.
1.3.1.7. Một số đặc điểm nhân cách
a. Sự hình thành ý thức
Trẻ mẫu giáo lớn đã hình thành một hệ thống khái niệm, tri thức nhất định về thế giới khách quan. Những tri thức đó cho phép trẻ định hướng trong thế giới xung quanh và hoạt động trong thế giới đó. Cụ thể là trẻ biết được vị trí của mình trong nhóm bạn cùng tuổi, trong gia đình và lớp học. Trẻ nhận biết được giới tính cũng như những hành vi, hình thức bên ngoài phù hợp với giới tính. Trẻ hình thành những khái niệm ban đầu về bản thân, tự nhận thức mình bao gồm: khả năng, kỹ năng thực hành, hành vi, phẩm chất đạo đức của bản thân. Bên cạnh đó khả năng hiểu và làm chủ tình cảm – cảm xúc của bản thân cũng được phát triển (Nguyễn Ánh Tuyết, 2007).
b. Sự phát triển động cơ hành vi và hình thành hệ thống thứ bậc động cơ
Đến tuổi mẫu giáo lớn, các động cơ đã xuất hiện từ trước được phát triển mạnh mẽ. Các loại động cơ của trẻ bao gồm:
- Động cơ xã hội: trẻ muốn mang lại niềm vui cho người khác; trẻ hiểu rằng những hành vi của chúng có thể mang lại lợi ích cho người khác và trẻ bắt đầu thực hiện những công việc vì người khác theo sáng kiến riêng của mình.
- Động cơ đạo đức: Gắn liền với việc trẻ lĩnh hội có ý thức những chuẩn mực, hành vi đạo đức. Thể hiện thái độ của trẻ đối với những người khác có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển các động cơ hành vi. Trẻ thực hiện những động cơ đạo đức một cách có ý thức.
- Động cơ hành vi cá nhân: trẻ tỏ rõ hành vi mình thi đua với bạn, giữa nhóm mình với nhóm khác. Yếu tố thi đua kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực.
Sự hình thành thứ bậc động cơ
Ở lứa tuổi này trẻ đã hình thành quan hệ phụ thuộc theo thứ bậc của các động cơ, được gọi là hệ thống thứ bậc các động cơ. Những động cơ này thường tồn tại không ngang nhau. Tùy theo mỗi đứa trẻ mà động cơ nào được nổi lên hàng đầu, chiếm vị trí ưu thế. Trước mỗi công việc, trẻ đều có một hệ thống thứ bậc các động cơ thúc đẩy. Sự khác nhau giữa trẻ ở đây rõ nhất là trong hệ thống thứ bậc động cơ, động cơ nào sẽ chiếm ưu thế nhất.
Nếu động cơ vì xã hội chiếm ưu thế thì trẻ sẽ thực hiện những hành vi mang tính đạo đức tốt đẹp. Ngược lại nếu động cơ nhằm thoả mãn quyền lợi riêng chiếm ưu thế thì trong nhiều trường hợp trẻ sẽ hành động nhằm tìm kiếm những quyền lợi cá nhân ích kỷ, dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng về quy tắc đạo đức xã hội.
Động cơ là yếu tố thúc đẩy trẻ giải quyết một vấn đề. Cách mà trẻ GQVĐ ấy phần nào thể hiện động cơ chiếm ưu thế của trẻ. Việc hình thành những động cơ vì xã hội mang nhiều ý nghĩa trong việc hình thành kỹ năng GQVĐ, không những trẻ có khả năng GQVĐ mà còn phải giải quyết sao cho tất cả cùng vui, phù hợp với hoàn cảnh chơi, duy trì không khí vui vẻ trong suốt quá trình chơi.