Tiêu chí và thang đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề​ (Trang 54)

2.2.1. Tiêu chí

Để tiến hành khảo sát và đánh giá mức độ biểu hiện kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, chúng tôi xây dựng tiêu chí đại diện cần đo như sau:

Tiêu chí 1: Trẻ biết cảm nhận và biểu hiện cảm xúc

Tiêu chí 2: Tuân theo quy trình khi giải quyết một vấn đề trong lúc chơi

Tiêu chí 3: Luôn có sự trao đổi với nhóm chơi khi giải quyết một vấn đề

Tiêu chí 4: Trẻ biết kiểm soát cơn giận

Tiêu chí 5: Thân thiện và luôn biết cách trò chuyện

Để khảo sát thực trạng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến quá trình giáo dục kỹ năng GQVĐ, chúng tôi đề xuất các yếu tố sau:

- Yếu tố chủ quan

Yếu tố 1: Sức khỏe của trẻ

Yếu tố 2: Tính cách của trẻ

Yếu tố 3: Ngôn ngữ của trẻ

Yếu tố 4: Khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ

Yếu tố 5: Nhu cầu chơi của trẻ

Yếu tố 6: Kinh nghiệm sống của trẻ - Yếu tố khách quan

Yếu tố 1: Trò chơi đóng vai theo chủ đề

Yếu tố 2: Giáo viên

Yếu tố 3: Môi trường giáo dục

Yếu tố 4: Môi trường gia đình

2.2.2. Thang đánh giá

- Các tiêu chí trên được đánh giá theo các mức độ như sau:

Mức độ 1 – mức kém (1 điểm): trẻ thể hiện không đúng, không có, không thực hiện được những kỹ năng GQVĐ.

Mức độ 2 – mức yếu (2 điểm): trẻ chưa thực hiện đầy đủ chính xác phần lớn các kỹ năng GQVĐ.

Mức độ 3 – mức trung bình (3 điểm): trẻ thực hiện các kỹ năng GQVĐ tương đối đầy đủ.

Mức độ 4 – mức khá (4 điểm): trẻ thực hiện khá đầy đủ, chính xác và ổn định các thao tác, hành động kỹ năng GQVĐ, có thiếu xót nhưng không đáng kể.

Mức độ 5 – mức tốt (5 điểm): trẻ thực hiện đầy đủ, chính xác, thành thạo một cách ổn định và thường xuyên các kỹ năng GQVĐ.

- Các yếu tố được đánh giá theo các mức độ:

Mức độ 1 (1 điểm): Không ảnh hưởng

Mức độ 2 (2 điểm): Rất ít ảnh hưởng

Mức độ 3 (3 điểm): Ít ảnh hưởng

Mức độ 4 (4 điểm): Ảnh hưởng khá nhiều

Mức độ 5 (5 điểm): Ảnh hưởng nhiều - Thang đánh giá chung:

Bảng 2.2. Thang đánh giá mức độ khảo sát

Mức độ khảo sát Điểm trung bình

Tốt, ảnh hưởng nhiều 4.5 ≤ ĐTB < 5

Khá, ảnh hưởng khá nhiều 3.5 ≤ ĐTB < 4.5

Trung bình, ít ảnh hưởng 2.5 ≤ ĐTB < 3.5

Yếu, rất ít ảnh hưởng 1.5 ≤ ĐTB < 2.5

Kém, không ảnh hưởng 1 ≤ ĐTB < 1.5

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Một số thông tin về giáo viên mầm non và cán bộ quản lí tại địa bàn khảo sát khảo sát

Chúng tôi phát 38 phiếu cho GVMN và 17 phiếu cho CBQL, với kết quả về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của GVMN và CBQL như sau:

Bảng 2.3. Khái quát thông tin về GVMN tại địa bàn khảo sát

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm Số phiếu

(N=38) Tỷ lệ %

Trình độ chuyên môn

Đại học 22 57.89

Cao đẳng 11 28.95

Trung cấp 5 13.16

Thâm niên giảng dạy

Dưới 5 năm 17 44.74

Từ 5 đến 10 năm 12 31.58

Trên 10 năm 9 23.68

Số liệu từ bảng cho thấy GVMN dạy lớp 5 – 6 tuổi trong địa bàn khảo sát có trình độ chuyên môn tương đối cao. Có đến 58% giáo viên có trình độ Đại học và 29% giáo viên có trình độ Cao đẳng. Trong điều lệ trường mầm non (2015), điều 38 chỉ rõ “Trình độ chuẩn đào tạo của GVMN là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non”. Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu nhận thức của GVMN với mẫu có trình độ trên chuẩn cao (87%) hứa hẹn sẽ mang tính đại diện và khách quan cao.

Bên cạnh đó, tỉ lệ giáo viên có thâm niên trong nghề so với giáo viên trẻ trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệnh không lớn. Điều này mang đến tính khách quan lớn cho thực trạng của đề tài. 45% giáo viên trẻ có kinh nghiệm dưới 5 năm, tuy chưa có thâm niên trong nghề nhưng cái họ có là cơ hội tiếp cận nhiều kiến thức giáo dục mầm non hiện đại, họ không gặp trở ngại bởi thói quen và các phương pháp dạy học truyển thống. 32% giáo viên có thâm niên từ 5 đến 10 năm và 24% giáo viên có thâm niên trên 10 năm có hiểu biết và kinh nghiệm thực tế về hoạt động vui chơi, cách thức tích hợp giáo dục các mặt vào trong trò chơi.

Bảng 2.4. Khái quát thông tin về CBQL tại địa bàn khảo sát

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm Số phiếu

(N=17) Tỷ lệ %

Trình độ chuyên môn

Sau đại học 2 11.76

Đại học 14 82.35

Cao đẳng 1 5.88

Thâm niên quản lí

Dưới 5 năm 5 29.41

Từ 5 đến 10 năm 7 41.18

Trên 10 năm 5 29.41

Cũng như GVMN, CBQL trong mẫu nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao với 82% trình độ đại học, 12% trình độ sau đại học và 6% trình độ cao đẳng. Số năm kinh nghiệm chiếm tỉ lệ lớn nhất là từ 5 – 10 năm với 41% CBQL.

Nhìn chung, phần lớn GVMN và CBQL trên địa bàn nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao, không có sự chênh lệch quá lớn về thâm niên trong nghề. Thực trạng nhận thức của GVMN và CBQL về việc giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ sẽ được thể hiện trong những nội dung tiếp theo.

2.3.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lí về việc giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề trong trò chơi đóng vai theo chủ đề việc giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

2.3.2.1. Thực trạng nhận thức của GVMN và CBQL về kỹ năng GQVĐ

Khi điều tra nhận thức của GVMN và CBQL về tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ, có đến 93% GVMN và CBQL cho rằng kỹ năng này “rất quan trọng” đối với sự phát triển của trẻ. 7% còn lại lựa chọn mức độ “quan trọng” cho kỹ năng GQVĐ.

Rất quan trọng 93%

Quan trọng 7%

Biểu đồ 2.1. Ý kiến của GVMN và CBQL về tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ

Đây là một biểu hiện tích cực cho thấy GVMN và CBQL rất quan tâm đến việc hình thành và phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng. Điều này cũng là một thuận lợi trong công tác giáo dục kỹ năng GQVĐ, thúc đẩy giáo viên quan tâm, tổ chức nhiều hơn các hoạt động nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng GQVĐ. Cô N. T. T. T (GVMN) cho rằng

“Giáo dục kỹ năng GQVĐ thật sự rất quan trọng đối với trẻ trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Kỹ năng này giúp trẻ có những thái độ tích cực trước các vấn đề trong cuộc sống, biết cách vượt qua chúng. Nhờ vậy mà trẻ luôn vui vẻ, tâm lí phát triển tốt.”. Cũng cùng quan điểm này, cô T. T. T. C (CBQL) nhận định “Kỹ năng GQVĐ là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ mầm non phải có, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 5 – 6 tuổi. Trước thực trạng con trẻ này càng thụ động với các vấn đề trong cuộc sống, quá phụ thuộc vào người lớn, bất lực với chính những vấn đề từ đơn giản đến phức tạp của bản thân thì việc giáo dục kỹ năng này ở lứa tuổi mầm non là một bước đệm giúp con linh hoạt, chủ động hơn trong tương lai. Điều đó thật sự có ý nghĩa đối với bản thân trẻ và gia đình”.

Khi đi vào khảo sát thực trạng nhận thức về kỹ năng GQVĐ, chúng tôi phỏng vấn sâu để điều tra mức độ mà GVMN và CBQL hiểu về nội hàm khái niệm của kỹ năng này. Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ nhưng đa số GVMN và CBQL vẫn chưa nắm được nội hàm khái niệm kỹ năng GQVĐ. Đặc biệt, đối với khái niệm “Giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ” cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, cả giáo viên và CBQL vẫn còn nhầm lẫn

ở một số điểm quan trọng. Cụ thể, đối với kỹ năng GQVĐ, đa số câu trả lời chúng tôi nhận được đó là “Khả năng tìm cách làm hiệu quả để vượt qua những vấn đề trong cuộc sống”. Nhưng những câu hỏi như “Vấn đề ở đây là gì?”, “Dựa vào đâu để có thể giải quyết vấn đề?” vẫn chưa được làm rõ. Khi hỏi về kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ, nhiều GVMN vẫn còn bị nhầm lẫn giữa việc phát triển kỹ năng GQVĐ trong hoạt động vui chơi và hoạt động nhận thức. Cô T. T. H (GVMN lâu năm) cho rằng “Giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là dạy cho trẻ biết cách giải quyết những tình huống trong lúc chơi, nếu trẻ không giải quyết được, cô có thể chỉ cách để trẻ thực hiện từng bước”. Khi phỏng vấn, chúng tôi nhận ra GVMN và một vài CBQL bỏ qua bản chất, đặc trưng của “trò chơi” và chức năng giáo dục của nó, ở đây là trong việc giáo dục kỹ năng GQVĐ mà chỉ chú ý đến vai trò giáo dục của cô trong trò chơi. Vì vậy, trước thực trạng này, chúng tôi nhận thấy có những trở ngại cụ thể trong nhận thức của giáo viên về việc giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Đối với các đặc điểm tâm lí ảnh hưởng đến kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, 100% GVMN và CBQL cho rằng đó là yếu tố ngôn ngữ, 93% đồng ý với yếu tố tư duy, cụ thể biểu hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5. Kết quả phân tích nhận thức của GVMN và CBQL về các đặc điểm tâm lí ảnh hưởng đến kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Đặc điểm tâm lí Số phiếu

(N = 55) Tỉ lệ % Chú ý 33 60 Trí nhớ 36 65.45 Tư duy 51 92.72 Tưởng tượng 47 85.45 Ngôn ngữ 55 100 Tình cảm 31 56.36 Nhân cách 29 52.72

Từ bảng 2.5 ta thấy, đặc điểm tâm lí được đánh giá cao ảnh hưởng đến kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là ngôn ngữ, tư duy và tưởng tượng với 100%, 93% và 85%. Các đặc điểm tâm lí còn lại tuy được GVMN và CBQL đánh giá thấp hơn nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao.

Từ những kết quả thu được ở trên, chúng tôi đưa ra kết luận GVMN và CBQL tại địa bàn khảo sát đã nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kỹ năng này. Tuy nhiên, về khái niệm kỹ năng GQVĐ và giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi còn nhiều điểm chưa được làm rõ, còn nhầm lẫn giữa hoạt động vui chơi và hoạt động nhận thức. Đây là điểm cần lưu ý khi đánh giá thực trạng và xây dựng biện pháp giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ.

2.3.2.2. Thực trạng đánh giá của GVMN và CBQL về tính hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ

Qua kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra, phỏng vấn, chúng tôi nhận định cả GVMN và CBQL đều cho rằng việc giáo dục kỹ năng GQVĐ có thể lồng ghép trong mọi hoạt động trong ngày của trẻ. Tuy nhiên, vui chơi là hoạt động đặc biệt giúp kỹ năng này phát triển bởi những chướng ngại vật, tình huống, vấn đề xảy ra trong khi chơi là hết sức tự nhiên, hết sức kích thích đối với tư duy, ngôn ngữ của trẻ, kích thích trẻ vận dụng chúng để GQVĐ. Việc GQVĐ cũng từ đó mà nhẹ nhàng, thoải mái và vô cùng hứng thú.

Khi đi sâu vào những trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng GQVĐ, chúng tôi nhận ra sự cân nhắc của giáo viên cũng như CBQL. Có rất nhiều trò chơi khác nhau được cả giáo viên và CBQL đánh giá là phù hợp với việc giáo dục kỹ năng GQVĐ, nhưng chiếm tỉ lệ lựa chọn cao nhất, gần như vượt trội đó là trò chơi ĐVTCĐ. Kết quả được biểu hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6. Ý kiến của GVMN và CBQL về trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng GQVĐ Trò chơi Số phiếu (N=55) Tỷ lệ % Trò chơi học tập 21 38.18 Trò chơi vận động 19 34.55 Trò chơi xây dựng và lắp ghép 13 23.64 Trò chơi vi tính 2 3.64

Trò chơi đóng vai theo chủ đề 53 96.36

Trò chơi đóng kịch 25 45.45

Để hình dung rõ hơn về ý kiến của GVMN và CBQL về trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng GQVĐ, chúng tôi thể hiện kết quả khảo sát qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2. Ý kiến của GVMN và CBQL về trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng GQVĐ 38.18% 34.55% 23.64% 3.64% 96.26% 45.45% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% TC … TC … TC … TC… TC… TC …

Có 96% giáo viên lựa chọn trò chơi ĐVTCĐ là trò chơi chiếm nhiều ưu thế trong việc giúp trẻ mẫu giáo phát triển kỹ năng GQVĐ. Theo ý kiến của cô H.T.T.B (GVMN) về lựa chọn này, cô chia sẽ “Trong tất cả các trò chơi dành cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, tôi cho rằng trò chơi ĐVTCĐ và trò chơi đóng kịch là hai trò chơi kích thích kỹ năng GQVĐ của trẻ nhiều nhất. Với trò chơi đóng kịch, tôi thường cho trẻ nhiều tình huống hay ho để trẻ hóa thân vào, cùng trẻ tìm cách giải quyết; từ đó tạo ra kịch bản rồi cùng nhau diễn tập. Còn đối với trò chơi ĐVTCĐ, tôi không phải làm gì cả, tình huống chơi và các mối quan hệ trong trò chơi đã cho trẻ vô vàn các vấn đề rồi, cả trong lúc chơi, các vấn đề cũng tự nhiên nảy sinh như thiếu dụng cụ, tranh cãi giữa 2 bạn chơi... Tôi chỉ cần quan sát và giúp trẻ khi cần”. Cũng cùng chung lựa chọn, cô L.T.T (CBQL) chia sẽ “Tôi chỉ chọn trò chơi ĐVTCĐ vì đây là một trong những trò chơi chủ đạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, trẻ luôn hứng thú khi được tham gia. Hơn thế nữa, những tình huống phát sinh từ trò chơi rất đa dạng, gắn liền với cuộc sống xã hội. Việc trẻ giải quyết tốt các tình huống, vấn đề trong trò chơi này giúp trẻ mạnh dạn hơn trong việc giải quyết các vấn đề thật của bản thân trong cuộc sống.”

Như vậy, phần đông GVMN và CBQL trong mẫu điều tra đồng ý với ý kiến của chúng tôi là “Việc giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ mang lại hiệu quả cao”.

2.2.5. Thực trạng biểu hiện kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

Chúng tôi tổng hợp ý kiến của GVMN và CBQL về biểu hiện kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ để có cái nhìn tổng quát, kết quả được trình bày trong bảng 2.7:

Bảng 2.7. Đánh giá chung mức độ biểu hiện kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ

TT Kỹ năng Mức độ đạt được (%) ĐTB Xếp hạng Kém Yếu TB Khá Tốt 1 Trẻ biết cảm nhận và biểu hiện cảm xúc 4.24 13.33 29.7 39.6 12.12 3.44 3 2

Tuân theo quy trình khi giải quyết một vấn đề trong lúc chơi 12.73 25.45 34.55 16.36 10.91 2.87 5 3 Luôn có sự trao đổi với nhóm chơi khi giải quyết một vấn đề

0 7.88 22.42 46.67 23.03 3.88 2

4 Trẻ biết kiểm

soát cơn giận 7.27 19.09 32.73 26.36 14.55 3.21 4

5 Thân thiện và luôn biết cách trò chuyện 0 0 21.21 48.48 30.3 4.09 1 ĐÁNH GIÁ CHUNG 4.85 13.15 28.12 35.49 18.18 3.49

Bảng 2.7 cho thấy: biểu hiện kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ chỉ mức trung bình ĐTBC = 3.49 (dựa vào thang đánh giá). Tuy vậy, có sự chênh lệch đáng kể giữa các kỹ năng thành phần. Kỹ năng “Thân thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề​ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)