Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lí về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề​ (Trang 57)

việc giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

2.3.2.1. Thực trạng nhận thức của GVMN và CBQL về kỹ năng GQVĐ

Khi điều tra nhận thức của GVMN và CBQL về tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ, có đến 93% GVMN và CBQL cho rằng kỹ năng này “rất quan trọng” đối với sự phát triển của trẻ. 7% còn lại lựa chọn mức độ “quan trọng” cho kỹ năng GQVĐ.

Rất quan trọng 93%

Quan trọng 7%

Biểu đồ 2.1. Ý kiến của GVMN và CBQL về tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ

Đây là một biểu hiện tích cực cho thấy GVMN và CBQL rất quan tâm đến việc hình thành và phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng. Điều này cũng là một thuận lợi trong công tác giáo dục kỹ năng GQVĐ, thúc đẩy giáo viên quan tâm, tổ chức nhiều hơn các hoạt động nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng GQVĐ. Cô N. T. T. T (GVMN) cho rằng

“Giáo dục kỹ năng GQVĐ thật sự rất quan trọng đối với trẻ trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Kỹ năng này giúp trẻ có những thái độ tích cực trước các vấn đề trong cuộc sống, biết cách vượt qua chúng. Nhờ vậy mà trẻ luôn vui vẻ, tâm lí phát triển tốt.”. Cũng cùng quan điểm này, cô T. T. T. C (CBQL) nhận định “Kỹ năng GQVĐ là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ mầm non phải có, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 5 – 6 tuổi. Trước thực trạng con trẻ này càng thụ động với các vấn đề trong cuộc sống, quá phụ thuộc vào người lớn, bất lực với chính những vấn đề từ đơn giản đến phức tạp của bản thân thì việc giáo dục kỹ năng này ở lứa tuổi mầm non là một bước đệm giúp con linh hoạt, chủ động hơn trong tương lai. Điều đó thật sự có ý nghĩa đối với bản thân trẻ và gia đình”.

Khi đi vào khảo sát thực trạng nhận thức về kỹ năng GQVĐ, chúng tôi phỏng vấn sâu để điều tra mức độ mà GVMN và CBQL hiểu về nội hàm khái niệm của kỹ năng này. Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ nhưng đa số GVMN và CBQL vẫn chưa nắm được nội hàm khái niệm kỹ năng GQVĐ. Đặc biệt, đối với khái niệm “Giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ” cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, cả giáo viên và CBQL vẫn còn nhầm lẫn

ở một số điểm quan trọng. Cụ thể, đối với kỹ năng GQVĐ, đa số câu trả lời chúng tôi nhận được đó là “Khả năng tìm cách làm hiệu quả để vượt qua những vấn đề trong cuộc sống”. Nhưng những câu hỏi như “Vấn đề ở đây là gì?”, “Dựa vào đâu để có thể giải quyết vấn đề?” vẫn chưa được làm rõ. Khi hỏi về kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ, nhiều GVMN vẫn còn bị nhầm lẫn giữa việc phát triển kỹ năng GQVĐ trong hoạt động vui chơi và hoạt động nhận thức. Cô T. T. H (GVMN lâu năm) cho rằng “Giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là dạy cho trẻ biết cách giải quyết những tình huống trong lúc chơi, nếu trẻ không giải quyết được, cô có thể chỉ cách để trẻ thực hiện từng bước”. Khi phỏng vấn, chúng tôi nhận ra GVMN và một vài CBQL bỏ qua bản chất, đặc trưng của “trò chơi” và chức năng giáo dục của nó, ở đây là trong việc giáo dục kỹ năng GQVĐ mà chỉ chú ý đến vai trò giáo dục của cô trong trò chơi. Vì vậy, trước thực trạng này, chúng tôi nhận thấy có những trở ngại cụ thể trong nhận thức của giáo viên về việc giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Đối với các đặc điểm tâm lí ảnh hưởng đến kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, 100% GVMN và CBQL cho rằng đó là yếu tố ngôn ngữ, 93% đồng ý với yếu tố tư duy, cụ thể biểu hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5. Kết quả phân tích nhận thức của GVMN và CBQL về các đặc điểm tâm lí ảnh hưởng đến kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Đặc điểm tâm lí Số phiếu

(N = 55) Tỉ lệ % Chú ý 33 60 Trí nhớ 36 65.45 Tư duy 51 92.72 Tưởng tượng 47 85.45 Ngôn ngữ 55 100 Tình cảm 31 56.36 Nhân cách 29 52.72

Từ bảng 2.5 ta thấy, đặc điểm tâm lí được đánh giá cao ảnh hưởng đến kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là ngôn ngữ, tư duy và tưởng tượng với 100%, 93% và 85%. Các đặc điểm tâm lí còn lại tuy được GVMN và CBQL đánh giá thấp hơn nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao.

Từ những kết quả thu được ở trên, chúng tôi đưa ra kết luận GVMN và CBQL tại địa bàn khảo sát đã nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kỹ năng này. Tuy nhiên, về khái niệm kỹ năng GQVĐ và giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi còn nhiều điểm chưa được làm rõ, còn nhầm lẫn giữa hoạt động vui chơi và hoạt động nhận thức. Đây là điểm cần lưu ý khi đánh giá thực trạng và xây dựng biện pháp giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ.

2.3.2.2. Thực trạng đánh giá của GVMN và CBQL về tính hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ

Qua kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra, phỏng vấn, chúng tôi nhận định cả GVMN và CBQL đều cho rằng việc giáo dục kỹ năng GQVĐ có thể lồng ghép trong mọi hoạt động trong ngày của trẻ. Tuy nhiên, vui chơi là hoạt động đặc biệt giúp kỹ năng này phát triển bởi những chướng ngại vật, tình huống, vấn đề xảy ra trong khi chơi là hết sức tự nhiên, hết sức kích thích đối với tư duy, ngôn ngữ của trẻ, kích thích trẻ vận dụng chúng để GQVĐ. Việc GQVĐ cũng từ đó mà nhẹ nhàng, thoải mái và vô cùng hứng thú.

Khi đi sâu vào những trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng GQVĐ, chúng tôi nhận ra sự cân nhắc của giáo viên cũng như CBQL. Có rất nhiều trò chơi khác nhau được cả giáo viên và CBQL đánh giá là phù hợp với việc giáo dục kỹ năng GQVĐ, nhưng chiếm tỉ lệ lựa chọn cao nhất, gần như vượt trội đó là trò chơi ĐVTCĐ. Kết quả được biểu hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6. Ý kiến của GVMN và CBQL về trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng GQVĐ Trò chơi Số phiếu (N=55) Tỷ lệ % Trò chơi học tập 21 38.18 Trò chơi vận động 19 34.55 Trò chơi xây dựng và lắp ghép 13 23.64 Trò chơi vi tính 2 3.64

Trò chơi đóng vai theo chủ đề 53 96.36

Trò chơi đóng kịch 25 45.45

Để hình dung rõ hơn về ý kiến của GVMN và CBQL về trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng GQVĐ, chúng tôi thể hiện kết quả khảo sát qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2. Ý kiến của GVMN và CBQL về trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng GQVĐ 38.18% 34.55% 23.64% 3.64% 96.26% 45.45% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% TC … TC … TC … TC… TC… TC …

Có 96% giáo viên lựa chọn trò chơi ĐVTCĐ là trò chơi chiếm nhiều ưu thế trong việc giúp trẻ mẫu giáo phát triển kỹ năng GQVĐ. Theo ý kiến của cô H.T.T.B (GVMN) về lựa chọn này, cô chia sẽ “Trong tất cả các trò chơi dành cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, tôi cho rằng trò chơi ĐVTCĐ và trò chơi đóng kịch là hai trò chơi kích thích kỹ năng GQVĐ của trẻ nhiều nhất. Với trò chơi đóng kịch, tôi thường cho trẻ nhiều tình huống hay ho để trẻ hóa thân vào, cùng trẻ tìm cách giải quyết; từ đó tạo ra kịch bản rồi cùng nhau diễn tập. Còn đối với trò chơi ĐVTCĐ, tôi không phải làm gì cả, tình huống chơi và các mối quan hệ trong trò chơi đã cho trẻ vô vàn các vấn đề rồi, cả trong lúc chơi, các vấn đề cũng tự nhiên nảy sinh như thiếu dụng cụ, tranh cãi giữa 2 bạn chơi... Tôi chỉ cần quan sát và giúp trẻ khi cần”. Cũng cùng chung lựa chọn, cô L.T.T (CBQL) chia sẽ “Tôi chỉ chọn trò chơi ĐVTCĐ vì đây là một trong những trò chơi chủ đạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, trẻ luôn hứng thú khi được tham gia. Hơn thế nữa, những tình huống phát sinh từ trò chơi rất đa dạng, gắn liền với cuộc sống xã hội. Việc trẻ giải quyết tốt các tình huống, vấn đề trong trò chơi này giúp trẻ mạnh dạn hơn trong việc giải quyết các vấn đề thật của bản thân trong cuộc sống.”

Như vậy, phần đông GVMN và CBQL trong mẫu điều tra đồng ý với ý kiến của chúng tôi là “Việc giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ mang lại hiệu quả cao”.

2.2.5. Thực trạng biểu hiện kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

Chúng tôi tổng hợp ý kiến của GVMN và CBQL về biểu hiện kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ để có cái nhìn tổng quát, kết quả được trình bày trong bảng 2.7:

Bảng 2.7. Đánh giá chung mức độ biểu hiện kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ

TT Kỹ năng Mức độ đạt được (%) ĐTB Xếp hạng Kém Yếu TB Khá Tốt 1 Trẻ biết cảm nhận và biểu hiện cảm xúc 4.24 13.33 29.7 39.6 12.12 3.44 3 2

Tuân theo quy trình khi giải quyết một vấn đề trong lúc chơi 12.73 25.45 34.55 16.36 10.91 2.87 5 3 Luôn có sự trao đổi với nhóm chơi khi giải quyết một vấn đề

0 7.88 22.42 46.67 23.03 3.88 2

4 Trẻ biết kiểm

soát cơn giận 7.27 19.09 32.73 26.36 14.55 3.21 4

5 Thân thiện và luôn biết cách trò chuyện 0 0 21.21 48.48 30.3 4.09 1 ĐÁNH GIÁ CHUNG 4.85 13.15 28.12 35.49 18.18 3.49

Bảng 2.7 cho thấy: biểu hiện kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ chỉ mức trung bình ĐTBC = 3.49 (dựa vào thang đánh giá). Tuy vậy, có sự chênh lệch đáng kể giữa các kỹ năng thành phần. Kỹ năng “Thân thiện và luôn biết cách trò chuyện” được đánh giá ở mức khá với ĐTB = 4.09; kỹ năng “Luôn có sự trao đổi với nhóm chơi khi giải quyết vấn đề” cũng được đánh giá ở

mức tương tự với ĐTB = 3.88. Tuy nhiên, các kỹ năng còn lại bao gồm “Trẻ biết cảm nhận và biểu hiện cảm xúc”, “Trẻ biết kiểm soát cơn giận” và “Tuân theo quy trình khi giải quyết một vấn đề trong lúc chơi” lại được đánh giá ở mức trung bình với ĐTB lần lượt là 3.44, 3.21 và 2.87.

Trên thực tế, kỹ năng “Thân thiện và luôn biết cách trò chuyện” và kỹ năng “Luôn có sự trao đổi với nhóm chơi khi giải quyết vấn đề” là hai kỹ năng trẻ thể hiện thường xuyên trong trò chơi ĐVTCĐ, nó mang tính nền tảng giúp trẻ tham gia trò chơi ĐVTCĐ. Ngay từ những buổi đầu làm quen với trò chơi ĐVTCĐ, trẻ đã được giáo viên hướng dẫn và xây dựng kỹ năng này.

Đối với kỹ năng “Biết cảm nhận và biểu hiện cảm xúc”, trẻ cần một khoảng thời gian dài biết lắng nghe và đánh giá chính bản thân mình rồi đến người khác. Điều này cần thiết phải có sự hỗ trợ từ phía người lớn để đảm bảo rằng suy nghĩ của trẻ là đúng. Hơn thế nữa, người lớn cần tư vấn cho trẻ những điều trẻ cần làm với chính cảm xúc của mình và người khác khi nó mang tính tiêu cực.

Có thể nói, kỹ năng “Trẻ biết kiểm soát cơn giận” và kỹ năng “Tuân theo quy trình khi giải quyết một vấn đề trong lúc chơi” là một kỹ năng cần thiết nhưng rất khó đối với trẻ trong quá trình giải quyết một vấn đề. Đây là hai kỹ năng phức tạp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, vì thế ngoài năng lực nội tại của trẻ, giáo viên cần thiết phải quan tâm giúp trẻ hình thành và phát triển.

Để làm rõ hơn biểu hiện các kỹ năng GQVĐ của trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ, chúng tôi tổng hợp biểu hiện từng kỹ năng thành phần trong từng tiêu chí sau:

Bảng 2.8. Đánh giá mức độ biểu hiện tiêu chí 1

Kỹ năng Biểu hiện

Mức độ đạt được (%) ĐTB Kém Yếu Trung bình Khá Tốt Tiêu chí 1: Trẻ biết cảm nhận và biểu hiện cảm xúc 1. Trẻ nhận ra những cảm xúc của chính mình đề từ đó điều chỉnh cảm xúc sao cho phù hợp với vai chơi hoặc duy trì việc chơi;

0 7.27 16.36 56.36 20 3,89

2. Trẻ xác định cảm xúc của người khác thông qua nét mặt, hành vi, cử chỉ hoặc giọng nói. Tìm hiểu nguyên nhân để không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực;

5.45 14.55 34.55 38.18 7.27 3.29

3. Giúp bạn giải quyết

cảm xúc (vấn đề); 7.27 18.18 38.18 27.27 9.09 3.13 Trung bình chung 4.24 13.33 29.7 39.6 12.12 3.44

Qua nhận định của giáo viên thì đây là tiêu chí khó đánh giá nhất, bởi phải quan sát thật kĩ lưỡng mới đánh giá được từng cảm nhận và biểu hiện cảm xúc của trẻ thông qua nét mặt, cử chỉ, cách trẻ điều chỉnh cảm xúc từng hành động của mình. Trong tiêu chí này, biểu hiện được đánh giá tốt nhất là “Trẻ nhận ra cảm xúc của chính mình đề từ đó điều chỉnh cảm xúc sao cho phù hợp với vai chơi hoặc duy trì việc chơi” với mức khá (ĐTB = 3.89). Trong quá trình quan sát, chúng tôi cũng nhận ra thường xuyên biểu hiện này của trẻ. Cụ thể, trong góc chơi “Cửa hàng xe hơi”, bé A. Đ rất muốn được tham gia với vai chơi là chủ cửa hàng, nhưng cả nhóm

đều đồng ý bạn M. H đảm nhiệm vai chơi này. Phản ứng đầu tiên của A. Đ là nhăn nhó, bé đứng ra một góc, quay mặt lại với các bạn. Một khoảng thời gian ngắn sau đó, bé dần di chuyển cơ thể hướng về nhóm chơi và bắt đầu vui vẻ trở lại, tự nguyện tham gia với vai chơi là thu ngân. Tình huống này có thể được giải thích theo hướng trẻ bị cuốn hút bởi trò chơi làm quên đi cảm giác giận dỗi, hoặc trẻ có kiểu thần kinh linh hoạt… nhưng dù vì lí do gì thì trẻ cũng đã tự mình thay đổi cảm xúc tiêu cực thành cảm xúc tích cực, đấu tranh với cảm xúc giận dỗi để nảy sinh ra cảm xúc mới, vui vẻ và thân thiện. Ngoài ra, rất nhiều những tình huống mà chúng tôi tìm thấy sự điều chỉnh cảm xúc của trẻ nhằm duy trì việc chơi và cả để phù hợp với vai chơi.

Hai biểu hiện còn lại trong tiêu chí này ĐTB đều ở mức trung bình bởi lẽ đây là những kỹ năng tương đối khó đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Trong quá trình quan sát, chúng tôi nhận thấy điểm chung ở trẻ là khi thấy biểu hiện bốc đồng của bạn như giận dỗi, to tiếng, thậm chí là bật khóc thì trẻ thường cũng trở nên gắt gỏng, sẵn sàng tranh cãi. Một số bé khác tuy tỏ ra bình tĩnh nhưng lại đi cùng với thờ ơ, tránh xa rắc rối. Rất ít những trẻ trong mẫu quan sát tìm hiểu nguyên nhân vấn đề hoặc hỏi trực tiếp bạn mình để giúp bạn vượt qua rắc rối. Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi vẫn chưa có sự hoàn chỉnh về nhân cách, tâm lí của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh, đặc biệt là từ bạn. Để có được kỹ năng này tốt, trẻ cần sự giúp đỡ từ cô giáo trong quá trình vui chơi, học tập trên nền tảng năng lực nội tại của bản thân.

Nhìn chung, tiêu chí “Trẻ biết cảm nhận và biểu hiện cảm xúc” nằm ở mức trung bình, cần được quan tâm bởi những biện pháp cụ thể từ phía giáo viên.

Bảng 2.9. Đánh giá mức độ biểu hiện tiêu chí 2

Kỹ năng Biểu hiện

Mức độ đạt được (%) ĐTB Kém Yếu Trung bình Khá Tốt Tiêu chí 2: Tuân theo quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề​ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)