Một số thông tin về giáo viên mầm non và cán bộ quản lí tại địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề​ (Trang 55 - 57)

Mức độ khảo sát Điểm trung bình

Tốt, ảnh hưởng nhiều 4.5 ≤ ĐTB < 5

Khá, ảnh hưởng khá nhiều 3.5 ≤ ĐTB < 4.5

Trung bình, ít ảnh hưởng 2.5 ≤ ĐTB < 3.5

Yếu, rất ít ảnh hưởng 1.5 ≤ ĐTB < 2.5

Kém, không ảnh hưởng 1 ≤ ĐTB < 1.5

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Một số thông tin về giáo viên mầm non và cán bộ quản lí tại địa bàn khảo sát khảo sát

Chúng tôi phát 38 phiếu cho GVMN và 17 phiếu cho CBQL, với kết quả về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của GVMN và CBQL như sau:

Bảng 2.3. Khái quát thông tin về GVMN tại địa bàn khảo sát

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm Số phiếu

(N=38) Tỷ lệ %

Trình độ chuyên môn

Đại học 22 57.89

Cao đẳng 11 28.95

Trung cấp 5 13.16

Thâm niên giảng dạy

Dưới 5 năm 17 44.74

Từ 5 đến 10 năm 12 31.58

Trên 10 năm 9 23.68

Số liệu từ bảng cho thấy GVMN dạy lớp 5 – 6 tuổi trong địa bàn khảo sát có trình độ chuyên môn tương đối cao. Có đến 58% giáo viên có trình độ Đại học và 29% giáo viên có trình độ Cao đẳng. Trong điều lệ trường mầm non (2015), điều 38 chỉ rõ “Trình độ chuẩn đào tạo của GVMN là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non”. Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu nhận thức của GVMN với mẫu có trình độ trên chuẩn cao (87%) hứa hẹn sẽ mang tính đại diện và khách quan cao.

Bên cạnh đó, tỉ lệ giáo viên có thâm niên trong nghề so với giáo viên trẻ trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệnh không lớn. Điều này mang đến tính khách quan lớn cho thực trạng của đề tài. 45% giáo viên trẻ có kinh nghiệm dưới 5 năm, tuy chưa có thâm niên trong nghề nhưng cái họ có là cơ hội tiếp cận nhiều kiến thức giáo dục mầm non hiện đại, họ không gặp trở ngại bởi thói quen và các phương pháp dạy học truyển thống. 32% giáo viên có thâm niên từ 5 đến 10 năm và 24% giáo viên có thâm niên trên 10 năm có hiểu biết và kinh nghiệm thực tế về hoạt động vui chơi, cách thức tích hợp giáo dục các mặt vào trong trò chơi.

Bảng 2.4. Khái quát thông tin về CBQL tại địa bàn khảo sát

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm Số phiếu

(N=17) Tỷ lệ %

Trình độ chuyên môn

Sau đại học 2 11.76

Đại học 14 82.35

Cao đẳng 1 5.88

Thâm niên quản lí

Dưới 5 năm 5 29.41

Từ 5 đến 10 năm 7 41.18

Trên 10 năm 5 29.41

Cũng như GVMN, CBQL trong mẫu nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao với 82% trình độ đại học, 12% trình độ sau đại học và 6% trình độ cao đẳng. Số năm kinh nghiệm chiếm tỉ lệ lớn nhất là từ 5 – 10 năm với 41% CBQL.

Nhìn chung, phần lớn GVMN và CBQL trên địa bàn nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao, không có sự chênh lệch quá lớn về thâm niên trong nghề. Thực trạng nhận thức của GVMN và CBQL về việc giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ sẽ được thể hiện trong những nội dung tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề​ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)