Bản chất quá trình giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo –6 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề​ (Trang 37 - 39)

Giải quyết vấn đề là những hành động diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, điều này cho thấy quá trình GQVĐ có cơ sở tâm lí liên quan đến quá trình hình thành hành vi. Theo thuyết hệ thống chức năng của P. K. Anokhin (Trần Trọng Thuỷ, 2000), quá trình hình thành hành vi được chia làm ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Tổng hợp hướng tâm

Não có nhiệm vụ thu thập thông tin, tổng hợp các xung thần kinh hướng tâm để đưa ra mốc khởi đầu và tình huống ban đầu. Đồng thời, các phân tích quan ở não bộ thu lượm thông tin từ môi trường xung quanh và rút ra các thông tin được lưu trữ trong các phần khác nhau của não bộ. Vì vậy, tổng hợp hướng tâm bao gồm cả thu lượm lẫn rút thông tin ra từ trí nhớ để tạo thành sự tổng hợp ban đầu, nhờ vậy mà tri giác trong giai đoạn này là rất quan trọng, luôn mang tính vật chất và toàn diện.

- Giai đoạn 2: Đưa ra cách giải quyết

Hình thành được mục đích và chương trình hành động nên giai đoạn này diễn ra ở não bộ. Não bộ đưa ra cách giải quyết ban đầu nhưng hợp lí hay không hợp lí phải được kiểm nghiệm thực tế, tức là khi cơ quan thừa hành tham gia vào phản

ứng.

- Giai đoạn 3: Hình thành kết quả và thông tin ngược chiều

Quá trình thông tin ngược chiều chỉ thực hiện được khi các cơ quan thừa hành thực hiện phản ứng. Kết quả của phản ứng chính là mức độ bị hoạt hoá của các cơ quan thụ cảm nằm trong cơ quan thừa hành, luồng thông tin xuất hiện từ đây sẽ được truyền tới não để thông báo về mức độ hợp lí hay không hợp lí của phản ứng hành vi đã xảy ra.

Hành động GQVĐ cũng là một hành vi nên quá trình GQVĐ của trẻ 5 – 6 tuổi cũng diễn ra theo ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Tổng hợp hướng tâm. Não nhận diện, tổng hợp thông tin và phân tích vấn đề.

- Giai đoạn 2: Đưa ra cách giải quyết. Não sau khi phân tích vấn đề thì đưa ra cách GQVĐ.

- Giai đoạn 3: Hình thành kết quả và thông tin ngược chiều. Các cơ quan thừa hành thực hiện mệnh lệnh của hệ thần kinh, sau đó cơ quan thụ cảm thông báo kết quả của phản ứng trở lại não bộ. Đây là giai đoạn thực hiện GQVĐ, đánh giá và kiểm tra kết quả GQVĐ.

Cụ thể hơn, kỹ năng GQVĐ là tổng hợp nhiều kỹ năng, bao gồm nhiều kỹ năng nhỏ được diễn ra theo một trình tự nhất định. Đầu tiên là người GQVĐ phải xem xét tình huống đang diễn ra để xác định vấn đề là gì. Sau đó thu thập thông tin, dữ liệu có liên quan đến vấn đề để phân tích mục tiêu, nguyên nhân, kết quả, điều kiện, các yếu tố tác động, những người có liên quan… Từ đó người GQVĐ lập nên những kế hoạch GQVĐ trong đó bao gồm các giải pháp, cách thực hiện, dự kiến kết quả sẽ đạt được… Trong các kế hoạch đó, người GQVĐ phải lựa chọn ra một kế hoạch tốt nhất dựa trên sự cân nhắc về nguồn lực có sẵn, tính khả thi… Tiếp đó, người GQVĐ thực hiện kế hoạch đã lựa chọn. Cuối cùng là theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện.

Trong tất cả các bước của quá trình GQVĐ đều có sự tham gia tích cực của các quá trình tâm lí, sinh lí của đứa trẻ như: tri giác, tư duy, xúc cảm, tình cảm, tự ý thức, nhu cầu, chức năng vận động… Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn có một hoạt động

tâm lí chiếm ưu thế hơn hẳn, đó là:

Giai đoạn 1: Hoạt động tri giác chiếm ưu thế, giúp trẻ nhận biết vấn đề.

Gia đoạn 2: Hoạt động tư duy chiếm ưu thế, giúp trẻ phân tích, lựa chọn giải pháp và lập kế hoạch hành động.

Giai đoạn 3: chức năng vận động và tự ý thức tham gia tích cực vào hoạt động thực hành của trẻ, giúp trẻ thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả.

Như vậy, bản chất quá trình GQVĐ là quá trình diễn ra hành động theo một trình tự cơ bản của hoạt động nhận thức sau:

- Tổng hợp thông tin: bao gồm việc tái hiện lại các kiến thức, dữ liệu đã có, xác định cái đích cần đạt được và các điều kiện ban đầu có liên quan đến vấn đề cần giải quyết.

- Đề xuất giải pháp: bao gồm việc làm rõ mục tiêu và xây dựng kế hoạch hành động để đạt tới mục tiêu.

- Thực hiện giải pháp: bao gồm việc thực hiện kế hoạch hành động và đánh giá kết quả. Nếu hành động thành công thì dừng lại, nếu thất bại thì quay trở lại tổng hợp thông tin hoặc đề xuất giải pháp khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề​ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)