Tổ chức khảo nghiệm và kết quả khảo nghiệm những biện pháp nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề​ (Trang 109)

trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

3.1.1. Tổ chức khảo nghiệm 3.1.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm nhằm khảo sát ý kiến của CBQL và GVMN về tính cần thiết và tính khả thi; từ đó đánh giá hiệu quả của các biện pháp nhằm cải thiện thực trạng giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ của đề tài.

3.1.1.2. Đối tượng khảo nghiệm

CBQL và GVMN ở các trường mầm non thuộc địa bàn khảo sát bao gồm: Trường MN Hoa Mai quận 3, Trường MN 13 Tân Bình, Trường MN Sơn Ca 10 quận Phú Nhuận, Trường MN Trí Đức 2 quận Tân Phú, Trường MN Trí Đức 1 quận Tân Phú, Trường MN Hooray quận Bình Thạnh, Trường MN Ngôi Sao Tuổi Thơ quận Gò Vấp.

3.1.1.3. Cách thức tiến hành

Đầu tiên, chúng tôi tiến hành gửi tài liệu hướng dẫn thực hiện nội dung các biện pháp cho CBQL để xin ý kiến đóng góp. Sau khi chỉnh sửa, chúng tôi tiến hành gửi tài liệu hướng dẫn thực hiện nội dung các biện pháp cho giáo viên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành các buổi tập huấn cho giáo viên, hướng dẫn cách xây dựng Kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi và gợi ý những chủ dề - nội dung chơi.

Tài liệu tập huấn [Phụ lục 8]

Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi [Phụ lục 9]

Giáo viên áp dụng thực hiện các biện pháp trong 4 tuần từ tháng 11/2019 đến tháng 12/2019. Sau đó chúng tôi tiến hành phát phiếu và lấy ý kiến đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi các biện pháp đến 38 giáo viên lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã thực hiện. Cuối cùng, chúng tôi thu thập phiếu và phân tích kết quả.

Quy ước:

- Không cần thiết/ Không khả thi: 1 điểm - Cần thiết/ Khả thi: 2 điểm

- Rất cần thiết/ Rất khả thi: 3 điểm

Như vậy, tính cần thiết và khả thi của biện pháp được đánh giá theo thang đo như sau:

Bảng 3.2. Quy ước điểm trung bình (ĐTB) với thang đo mức độ đánh gía

TT Điểm trung bình tương ứng với các mức độ khảo sát

1 ≤ ĐTB < 1.5 1.5 ≤ ĐTB < 2.5 2.5 ≤ ĐTB < 3

1 Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

2 Không khả thi Khả thi Khả thi

3.1.2. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất qua phân tích tổng hợp được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.3. Ý kiến đánh giá của giáo viên về tính cần thiết của các biện pháp

N = 38

TT Biện pháp

Mức độ

ĐTB Không cần

thiết Cần thiết Rất cần thiết

SL % SL % SL %

1

BP 1: “Nâng cao năng lực của giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ thông qua công tác tập huấn” 0 0 1 2.63 37 97.37 2.97 2 BP 2: “Xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo

TT Biện pháp

Mức độ

ĐTB Không cần

thiết Cần thiết Rất cần thiết

SL % SL % SL %

5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ” 3 BP 3: “Phát triển kỹ năng GQVĐ của trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ” 0 0 1 2.63 37 97.37 2.97 4

BP 4: “Tăng cường cơ sở vật chất để khuyến khích trẻ tham gia tích cực trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển kỹ năng GQVĐ” 0 0 3 7.89 35 92.11 2.92 5

BP 5: “Cung cấp cơ hội thực hành GQVĐ trong bối cảnh nhóm”

0 0 3 7.89 35 92.11 2.92

6

BP 6: “Phối hợp giữa gia đình và nhà trường để phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ”

1 2.63 2 5.26 35 92.11 2.89

Điểm trung bình chung 2.95

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp

Có thể thấy các biện pháp được đánh giá cao về mức độ cần thiết đối với việc cải thiện thực trạng giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ. Biện pháp (2) với 100% ý kiến cho rằng rất cần thiết; biện pháp (1), (3) với tỉ lệ 97% và biện pháp (4), (5), (6) với tỷ lệ 92%. Đây là biểu hiện tích cực cho thấy nếu muốn nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ thì cần quan tâm đến việc áp dụng các biện pháp một cách hợp lí, khoa học. Điểm trung bình chung là 2.95, tương ứng với mức độ “Rất cần thiết”.

Khi được hỏi về tính cần thiết của các biện pháp, cô L. N. N (CBQL) chia sẽ: “Các biện pháp trên đều cần thiết để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ. Thứ nhất, nó bám sát và giải quyết được thực trạng những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ thiếu kỹ năng GQVĐ và kỹ năng này không được phát triển một cách có hiệu quả trong trò chơi ĐVTCĐ. Thứ hai, các biện pháp rất gần gũi với GVMN. Nếu các cô biết phối hợp thực hiện và áp dụng thường xuyên sẽ mang lại kết quả tích cực”. Về phía GVMN, cô H. T. H (GVMN) cho biết: “Tôi cho rằng các biện pháp trên đều cần thiết để thực hiện. Với bản thân tôi, mỗi biện pháp đều mang lại ý nghĩa và sẽ thật sự hiệu quả nếu phối hợp chúng với nhau. Tôi

10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6

tâm đắc nhất với biện pháp ‘Cung cấp cơ hội thực hành GQVĐ trong bối cảnh nhóm’ bởi vì nó gần gũi và giải quyết được những vấn đề tôi thường gặp phải khi tổ chức cho trẻ vui chơi, giải quyết một cách nhẹ nhàng”.

Với mức độ cần thiết được đánh giá rất cao, chúng tôi tiếp tục phân tích kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4. Ý kiến của giáo viên về tính khả thi của các biện pháp

N = 38

TT Biện pháp

Mức độ

ĐTB Không khả

thi Khả thi Rất khả thi

SL % SL % SL %

1

BP 1: “Nâng cao năng lực của giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ thông qua công tác tập huấn” 0 0 0 0 38 100 3 2 BP 2: “Xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ” 0 0 0 0 38 100 3 3 BP 3: “Phát triển kỹ năng GQVĐ của trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ” 0 0 0 0 38 100 3

sở vật chất để khuyến khích trẻ tham gia tích cực trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển kỹ năng GQVĐ” 5

BP 5: “Cung cấp cơ hội thực hành GQVĐ trong bối cảnh nhóm” 0 0 2 5.26 36 94.74 2.95 6 BP 6: “Phối hợp giữa gia đình và nhà trường để phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ”

1 2.63 3 7.89 34 89.47 2.87

Điểm trung bình chung 2.97

Kết quả trên được thể hiện qua biểu đồ:

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp

Các biện pháp trên đều được đánh giá ở mức độ khả thi rất cao, điểm trung 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6

bình là 2.97. Sự phân vân của giáo viên thể hiện nhiều ở biện pháp 4 và biện pháp 6. Khi được hỏi, đa số giáo viên thuộc những trường MN quốc tế chia sẽ rằng họ được đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất nên họ tỏ ra phân vân với biện pháp này. Điều này cho thấy chúng ta nên làm rõ biện pháp (4) khi áp dụng vào trường MN. Tăng cường cơ sở vật chất ngoài việc làm đa dạng đồ dùng, đồ chơi trong góc ĐVTCĐ còn có ý nghĩa phải đổi mới cách sắp xếp, bố trí góc; các đồ chơi phải đẹp mắt, mới lạ, từ nhiều nguồn khác nhau (cô cùng trẻ làm, đồ tái sử dụng, đóng góp của phụ huynh…). Chính vì thế mà để áp dụng tốt biện pháp, giáo viên cần được tập huấn, nâng cao hiểu biết về ý nghĩa của môi trường vật chất nói riêng và các vấn đề liên quan nói chung. Với biện pháp 6, sự phân vân lại rơi vào các giáo viên trường MN công lập. Cô N. N. B. K (GVMN) chia sẽ: “Tôi tin biện pháp Phối hợp giữa gia đình và nhà trường để phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ là rất cần thiết, tuy nhiên tính khả thi thì không ở mức cao. Trong quá trình tôi chủ nhiệm lớp, số lượng phụ huynh đông nên thời gian tiếp xúc không nhiều. Bên cạnh đó, cơ hội trao đổi sâu về chuyên môn giảng dạy chỉ gói gọn trong các cuộc họp phụ huynh nên việc phối hợp khó thực hiện”. Như vậy, để áp dụng biện pháp (6) một cách có hiệu quả, giáo viên cần chủ động tận dụng thời gian gặp gỡ để giúp phụ huynh nhận thức rõ tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và việc giáo dục kỹ năng này trong trò chơi ĐVTCĐ. Giáo viên nên tạo các kênh trao đổi thông tin với phụ huynh thông qua Internet. Qua đó, việc giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ sẽ toàn diện và hiệu quả, việc ứng dụng các biện pháp mang tính khả thi cao.

Kết quả phòng vấn về tính khả thi, cô N. Đ. D. U (CBQL) cho rằng: “Các biện pháp này đều mang tính khả thi cao vì giáo viên đã được tập huấn và dễ dàng để thực hiện. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng của mỗi giáo viên bên cạnh sự khuyến khích, hỗ trợ từ phía nhà trường”. Cô H. T. T. B (CBQL) chia sẽ: “Tôi cho rằng từng biện pháp đều có tính khả thi cao, nhưng để phối hợp thực hiện một cách có hiệu quả thì không phải đơn giản. Cần tổ chức nhiều hơn các buổi tập huấn (biện pháp 1) để giáo viên không những nắm vững đặc điểm tâm lí trẻ, kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi mà còn cả cách phối hợp thực hiện các biện

pháp”. Như vậy, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ và khuyến khích từ phía nhà trường để các biện pháp được thực hiện một cách có hiệu quả, cải thiện tốt thực trạng giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ.

Tóm lại, kết quả trên cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ cần thiết và khả thi cao, có thể ứng dụng để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ.

Tiểu kết chương 3

Căn cứ vào cơ sở lí luận và kết quả khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp tác động nhằm cải thiện thực trạng giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ. Cụ thể là:

Biện pháp 1: Nâng cao năng lực của giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ thông qua công tác tập huấn

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ

Biện pháp 3: Phát triển kỹ năng GQVĐ của trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ

Biện pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất để khuyến khích trẻ tham gia tích cực trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển kỹ năng GQVĐ

Biện pháp 5: Cung cấp cơ hội thực hành GQVĐ trong bối cảnh nhóm

Biện pháp 6: Phối hợp giữa gia đình và nhà trường để phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ

Quá trình ứng dụng cần phối hợp đồng bộ các biện pháp theo đúng quy trình. Kết quả khảo nghiệm ý kiến của CBQL và GVMN về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã cho thấy: hầu hết CBQL và GVMN đều nhận định rằng các biện pháp trên có tính cần thiết và khả thi cao, có thể vận dụng hiệu quả vào giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM

1. Kết luận

Kỹ năng GQVĐ là một trong những kỹ năng quan trọng của trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Việc giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ mang lại ý nghĩa và hiệu quả to lớn.

Kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ là sự vận dụng các tri thức, kinh nghiệm của trẻ để giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề trong quá trình thực hiện trò chơi ĐVTCĐ. Giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ là hình thành và rèn luyện cho trẻ kỹ năng GQVĐ, giúp trẻ biết nhận diện tình huống và biết vận dụng những tri thức, kinh nghiệm để giải quyết các tình huống một cách có hiệu quả mà vẫn giữ được sự hào hứng; tâm thế vui vẻ, thoải mái trong quá trình tham gia trò chơi ĐVTCĐ.

Qua nghiên cứu thực trạng, biểu hiện kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ chỉ ở mức trung bình. Thực trạng này xuất phát từ nguyên nhân giáo dục kỹ năng GQVĐ không nằm trong mục đích, nội dung tổ chức trò chơi ĐVTCĐ; thiếu giáo viên đứng lớp trong khi số lượng trẻ đông; trò chơi ĐVTCĐ thiếu cơ sở vật chất, nghèo ý tưởng, kém thu hút với trẻ và một số nguyên nhân khác. Bên cạnh đó, kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: bản thân trẻ, trò chơi ĐVTCĐ, giáo viên, gia đình, môi trường giáo dục và bạn bè. Trong đó yếu tố thuộc về bản thân trẻ và yếu tố trò chơi ĐVTCĐ có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến biểu hiện kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ.

Căn cứ vào cơ sở lí luận và thực tiễn, đề tài đề xuất 6 biện pháp cải thiện thực trạng giáo dục kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ, bao gồm:

Biện pháp 1: Nâng cao năng lực của giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ thông qua công tác tập huấn

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ

Biện pháp 3: Phát triển kỹ năng GQVĐ của trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ

Biện pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất để khuyến khích trẻ tham gia tích cực trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển kỹ năng GQVĐ

Biện pháp 5: Cung cấp cơ hội thực hành GQVĐ trong bối cảnh nhóm

Biện pháp 6: Phối hợp giữa gia đình và nhà trường để phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ

Kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến CBQL và GVMN về các biện pháp đề xuất nêu trên là rất cần thiết và khả thi. Quá trình tổ chức thực hiện cần vận dụng phối hợp đồng bộ các biện pháp. Ngoài ra, rất cần sự phối hợp giữa giáo viên, nhà trường và phụ huynh để việc thực hiện các biện pháp mang lại hiệu quả cao.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với giáo viên

- Hiểu được đặc điểm tâm lí của cá nhân trẻ, nhận dạng các biểu hiện kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ của trẻ, từ đó có ứng xử phù hợp và hỗ trợ phát triển kỹ năng GQVĐ của trẻ.

- Hình thành ý thức trong việc xây dựng kế hoạch vui chơi nói chung, xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nói riêng một cách bài bản; mục tiêu phát triển kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ được thể hiện cụ thể, hợp lí. Luôn đổi mới hình thức; chủ đề, nội dung chơi phong phú; môi trường chơi hấp dẫn trẻ, tạo cho trẻ cảm giác an toàn, thoải mái và đầy hứng thú khi tham gia trò chơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề​ (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)