chủ đề
3.1.4.1. Biện pháp 1: Nâng cao năng lực của giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ thông qua công tác tập huấn
- Bồi dưỡng cho giáo viên những hiểu biết chuyên sâu về đặc điểm tâm – sinh lí của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Cập nhật, trang bị cho giáo viên những tri thức lí luận về kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và việc giáo dục kỹ năng này trong trò chơi ĐVTCĐ.
- Nâng cao năng lực tổ chức trò chơi ĐVTCĐ của giáo viên nhằm phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
b. Nội dung
Để nâng cao năng lực của giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ, trước tiên phải làm cho giáo viên nhận thức đúng đắn về:
- Tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ đối với sự phát triển tâm lí của trẻ. - Những lí luận liên quan đến kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và việc giáo dục kỹ năng này trong trò chơi ĐVTCĐ.
- Phân biệt giữa giáo dục kỹ năng GQVĐ trong hoạt động nhận thức và hoạt động chơi.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kỹ năng GQVĐ của trẻ.
- Những biện pháp mà giáo viên áp dụng cũng như cách áp dụng để mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Nhận thức được những vấn đề trên thì giáo viên mới có cái nhìn đúng đắn về việc giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ.
Những nội dung giáo viên cần được bồi dưỡng bao gồm:
-Những vấn đề lí luận để tổ chức quá trình giáo dục: cụ thể là giáo viên cần phải nắm vững bản chất và đặc điểm của quá trình giáo dục; những nguyên tắc, phương pháp và hình thức giáo dục – đó là một trong những cơ sở để hình thành và phát triển năng lực sư phạm.
-Những tri thức lí thuyết về đặc điểm tâm – sinh lí của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi: để tổ chức một quá trình giáo dục nói chung cũng như việc phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ thì giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm – sinh lí chung của lứa tuổi mẫu giáo lớn và những đặc điểm riêng của từng trẻ. Giáo
viên phải nhận thức được vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo; tư duy trực quan bằng hình ảnh chiếm ưu thế trong quá trình nhận thức của trẻ.
-Những vấn đề lí luận về kỹ năng GQVĐ và phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi; những vấn đề lí luận về tổ chức trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ nói chung và giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ nói riêng.
-Những biện pháp cụ thể mà giáo viên áp dụng trong việc giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ (đã được thể hiện ở chương 2).
-Ngoài ra, chính giáo viên cũng cần bồi dưỡng cho bản thân kỹ năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, mà cụ thể ở đây là trong lớp học. Cách giáo viên bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân sự việc và giải quyết chúng là tấm gương để trẻ học theo.
Trên thực tế, ngoài những vấn đề đã trình bày thì nâng cao năng lực còn thể hiện ở việc nâng cao khả năng “xoay sở” của giáo viên khi số lượng trẻ trong lớp đông. Để làm tốt điều này, giáo viên cần chú ý đến việc xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi ĐVTCĐ một cách bài bản, đúng quy trình, đón đầu sự phát triển. Có như vậy thì quá trình chơi mới diễn ra một cách trơn tru, giáo viên không mất quá nhiều thời gian cho công tác tổ chức cũng như không bị “bất ngờ” bởi các tình huống phát sinh trong quá trình chơi; việc quan sát và đánh giá thông qua các tiêu chí cũng mang lại hiệu quả cao.
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên được mô tả trong phụ lục 8.
c. Cách tiến hành
Tổ chức những lớp bồi dưỡng giáo viên thường xuyên các vấn đề lí luận về việc giáo dục kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ và thực hiện những nhiệm vụ giáo dục khác. Giáo viên cần phải được trang bị những kiến thức lí luận sâu rộng để phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ. Chuyên gia, quản lí nhà trường tổ chức chuyên đề, hướng dẫn thực hiện và tổng kết rút kinh nghiệm.
Nhà trường phát động những ngày hội giáo viên chia sẻ kinh nghiệm giáo dục. Động viên giáo viên không ngừng học tập rèn luyện kiến thức, tiếp cận xu hướng giáo dục hiện đại.
Hướng dẫn giáo viên thường xuyên tổng kết kinh nghiệm và viết sáng kiến giáo dục nói chung, phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ nói riêng. Phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ là một hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo cao, giáo viên không thể ngày một ngày hai dễ dàng phát triển kỹ năng GQVĐ cho mỗi trẻ mà cần phải có nhiệt huyết, có tính kiên trì và không ngừng sáng tạo, tích luỹ kinh nghiệm. Kinh nghiệm của mỗi giáo viên nếu không được ghi chép lại, không được soi rọi bằng lí luận, không được kiểm nghiệm lại bằng thực tiễn, đặc biệt không được phát triển – sáng tạo thì sẽ mai một. Tuy nhiên, còn có những giáo viên chưa ý thức được điều đó hoặc thiếu kiến thức về tổng kết kinh nghiệm. Chính vì vậy, họ phải được hướng dẫn, được thi đua và được động viên.
d. Điều kiện vận dụng
- Cần có sự quan tâm và tạo điều kiện từ phía nhà trường để nắm bắt nhu cầu, nội dung và phương thức bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho giáo viên.
- Thiết lập mối liên kết với các chuyên gia, các nhà giáo dục và các trường sư phạm, các trường mầm non khác đóng trên địa bàn để chia sẽ và học hỏi kinh nghiệm giáo dục cũng như những cái mới cần được cập nhật, đối với các nhiệm vụ giáo dục nói chung và công tác giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ nói riêng.
3.1.4.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi ĐVTCĐ hướng vào phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
a. Mục tiêu
Giúp giáo viên xác định được quan điểm, mục tiêu, nội dung cụ thể để xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi ĐVTCĐ hướng đến việc phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ 5 – 6 tuổi, đáp ứng mục tiêu chương trình, phù hợp sự với sự phát triển của trẻ theo độ tuổi và đáp ứng được nhu cầu, hứng thú của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
b. Nội dung
Đây là bước quan trọng mà nhà giáo dục cần lưu ý trong quá trình giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ. Một bản kế hoạch giáo dục bao gồm: xác định mục tiêu chơi, nội dung chơi, chuẩn bị đồ chơi, thỏa
thuận trước khi chơi, hướng dẫn chơi, nhận xét sau khi chơi. Trong quá trình xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi ĐVTCĐ cần đảm bảo hướng vào nội dung giáo dục kỹ năng GQVĐ.
c. Cách tiến hành
Cách tiến hành các nội dung cụ thể như sau:
- Xác định mục tiêu chơi: mục tiêu chơi cần được xác định một cách cụ thể. Mục tiêu cần phải phù hợp với khả năng của trẻ, nội dung chơi và thời gian chơi. Cần có những mục tiêu chung cho cả nhóm chơi và những mục tiêu riêng phù hợp với từng trẻ. Đặc biệt, mục tiêu phát triển kỹ năng GQVĐ cần được làm rõ với những tiêu chí và nhắm vào từng kỹ năng cụ thể.
Trên thực tế, mỗi trẻ có một mức độ phát triển khác nhau về kỹ năng GQVĐ và có những nguyên nhân khác nhau dẫn đến thực trạng đó. Chính vì vậy mà trong những giai đoạn nhất định, giáo viên có thể xác định mục tiêu nhằm phát triển những yếu tố tâm lí ảnh hưởng đế kỹ năng GQVĐ của trẻ như: xây dựng khả năng tự kiềm chế cho trẻ, phát triển ngôn ngữ, khắc phục tính rụt rè nhút nhát của trẻ…
- Nội dung chơi: nội dung chơi hay chủ đề chơi thường do trẻ bàn bạc để chọn. Tuy nhiên với vai trò tổ chức, giáo viên luôn phải khéo léo khơi gợi chủ đề chơi cho trẻ lựa chọn sao cho phù hợp với định hướng của mình. Để làm tốt khâu này, giáo viên cần chú ý lựa chọn những chủ đề, nội dung chơi phù hợp với các kỹ năng GQVĐ cụ thể tương ứng với những vai chơi mà trẻ đảm nhận. Cần phát triển nội dung chơi theo các tình huống có vấn đề và giao nhiệm vụ GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ. Bên cạnh những nội dung chơi của trẻ, giáo viên cũng cần xác định những nội dung mình cần thực hiện để khéo léo dẫn dắt trẻ các kỹ năng GQVĐ.
- Chuẩn bị đồ chơi: đồ chơi cần được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng; đảm bảo vệ sinh, thẩm mỹ; đủ về số lượng, phong phú về chủng loại và phù hợp với chủ đề chơi; phản ánh chân thực sự vật, hiện tượng cuộc sống (đồ chơi cần giống đồ vật thật). Bên cạnh đó cũng lưu ý đến những vật thay thế.
- Thỏa thuận trước khi chơi: trẻ bàn bạc để thống nhất nội dung chơi, vai chơi, cách thức chơi dưới sự khơi gợi của giáo viên. Bên cạnh đó, giáo viên còn gợi
ý thiết lập mối quan hệ giữa các vai chơi để phụ vụ cho chủ đề chung. Ở đây, giáo viên cần khéo léo tổ chức để từng trẻ có vai chơi thích hợp với chủ đề chơi mà vẫn đảm bảo ý đồ sư phạm, vì dù trong một trò chơi nhưng giáo viên đã có mục tiêu phát triển kỹ năng cho cả nhóm và cho từng trẻ.
- Hướng dẫn chơi: ở khâu này, nhiệm vụ của giáo viên là quan sát trẻ chơi, hướng dẫn khi cần thiết. Giáo viên không nên áp đặt hay can thiệp quá sâu vào quá trình chơi cũng như những vấn đề của trẻ. Giáo viên hướng dẫn trẻ ở những trò chơi mới, khi trẻ đã chơi quen thì cô rút lui để trẻ tự tổ chức và điều khiển trò chơi. Trong mọi trường hợp, giáo viên luôn phải tôn trọng ý kiến của trẻ, để trò chơi phát huy vai trò giáo dục của nó.
- Nhận xét sau khi chơi: việc nhận xét sau khi chơi nên hướng vào những giá trị đạo đức và tình thần tham gia trò chơi của trẻ. Giáo viên cùng trẻ nhận xét những tình huống trong quá trình chơi, cách mà trẻ giải quyết chúng dưới các hình thức tập thể, tuyên dương cá nhân. Giáo viên khuyến khích trẻ nhận xét những mặt tích cực của bạn và những hạn chế của bản thân, sau cùng là cô nhận xét. Chính những nhận xét, góp ý sau khi chơi là động lực giúp trẻ phát huy hơn nữa cách xử lí tình huống hợp lí của mình, cũng là một lần giúp trẻ rút kinh nghiệm.
d. Điều kiện vận dụng
- Giáo viên nắm vững đặc điểm tâm lí của trẻ 5 – 6 tuổi.
- Giáo viên có nhận thức đúng đắn về kỹ năng GQVĐ và việc giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ.
- Giáo viên phải có sự quan tâm nhất định đến mức độ phát triển kỹ năng GQVĐ của trẻ. Từ đó, giáo viên thường xuyên quan sát để nắm bắt kịp thời thực trạng cũng như những diễn biến của quá trình phát triển kỹ năng GQVD của trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ.
- Giáo viên phải nắm vững các bước trong quy trình và vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ.
3.1.4.3. Biện pháp 3: Phát triển từng kỹ năng GQVĐ của trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ
a. Mục tiêu
Xây dựng một quy trình các bước nhằm phát triển những kỹ năng đơn lẻ, hướng tới mục tiêu phát triển kỹ năng GQVĐ trong trò chơi ĐVTCĐ.
b. Nội dung
Quy trình bao gồm các bước
Bước 1. Xác định những kỹ năng GQVĐ cơ bản cần hình thành cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Bước 2. Lựa chọn, xây dựng những chủ đề chơi phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ; phù hợp với nội dung những kỹ năng GQVĐ cần phát triển ở trẻ.
Bước 3. Thiết lập mối quan hệ giữa những kỹ năng GQVĐ cần phát triển cho trẻ với những mối quan hệ giữa các vai chơi trong chủ đề chơi.
Bước 4. Tổ chức cho trẻ chơi.
Bước 5. Quan sát, đánh giá hiệu quả kỹ năng GQVĐ của trẻ và xây dựng các tiêu chí, thang đánh giá cho kỹ năng này.
c. Cách tiến hành
Cách tiến hành sẽ được cụ thể hóa trong từng bước thực hiện:
Bước 1. Xác định những kỹ năng GQVĐ cơ bản cần hình thành cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Từ những phân tích trong chương 1, những kỹ năng GQVĐ cơ bản cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là:
1. Kỹ năng nhận biết vấn đề. 2. Kỹ năng lựa chọn giải pháp. 3. Kỹ năng thực hiện và đánh giá.
Bước 2. Lựa chọn, xây dựng những chủ đề chơi phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ; phù hợp với nội dung những kỹ năng GQVĐ cần phát triển ở trẻ
Chủ đề chơi của trẻ được giáo viên gợi ý để phù hợp với chương trình GDMN và nhu cầu xã hội. Giáo viên có thể giúp trẻ tạo dựng chủ đề chơi trên cơ sở cho trẻ trải nghiệm những hoạt động, những mối quan hệ xã hội mà vẫn phát huy được tính
tích cực, chủ động của trẻ; hướng trẻ đến việc tư duy, tưởng tượng, vận dụng những kinh nghiệm và ngôn ngữ của bản thân để GQVĐ.
Bước 3. Thiết lập mối quan hệ giữa những kỹ năng GQVĐ cần phát triển cho trẻ với những mối quan hệ giữa các vai chơi trong chủ đề chơi.
Mỗi chủ đề chơi gồm những vai khác nhau, giữa các vai có mối quan hệ với nhau, khi nhập vai chơi trẻ phải sử dụng những kỹ năng GQVĐ cho những tình huống khác nhau, sao cho phù hợp với mối quan hệ và vai chơi. Để giúp trẻ phát triển kỹ năng GQVĐ trong quá trình chơi, nhà giáo dục cần xây dựng và chuẩn hoá những khuôn mẫu tình huống và cách giải quyết phù hợp tương ứng với vai chơi để trẻ có thể học theo và điều chỉnh kỹ năng của mình. Để xây dựng được khuôn mẫu hành vi đó đòi hỏi nhà giáo dục phải nắm vững cách xử lí tình huống phù hợp với văn hoá, lối sống; phải hiểu rõ những mối quan hệ xã hội được thể hiện trong chủ đề chơi. Từ đó, nhà giáo dục mới rút ra được những khuôn mẫu chung gần gũi với trẻ, hướng dẫn và cùng trẻ thực hiện.
Bước 4. Tổ chức cho trẻ chơi.
Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi, giáo viên quan sát, gợi ý và chú trọng hình thành kỹ năng cho trẻ trong thời gian đầu; với tâm thế tạo sự hứng thú và tích cực cho trẻ trong trò chơi. Giáo viên chỉ đảm nhận vai trò là người gợi mở và định hướng, không áp đặt và gò bó trẻ trong quá trình chơi. Bên cạnh đó, cần để trẻ mạnh dạn, tự tin, được tự do trong thế giới của riêng trẻ.
Bước 5. Quan sát, đánh giá hiệu quả kỹ năng GQVĐ của trẻ và xây dựng các tiêu chí, thang đánh giá cho kỹ năng này.
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cần phản ánh được mức độ thay đổi trong mối tương quan giữa những chỉ số đầu vào (trước khi chơi) so với những chỉ số phát triển kỹ năng GQVĐ ở đầu ra (sau khi chơi). Tuy nhiên cần chú ý, phát triển kỹ năng GQVĐ là một quá trình lâu dài, nên không thể nóng vội mong đạt được những chuyển biến rõ rệt về kỹ năng của trẻ sau mỗi chủ đề chơi. Việc phát triển kỹ năng GQVĐ cho trẻ trong trò chơi