Đặc điểm kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo –6 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề​ (Trang 35 - 37)

Các tác giả J. Isenberg và M. Jalongo (2003) khi nghiên cứu về giáo dục kỹ năng GQVĐ cho trẻ trong trò chơi đã nhận định rằng: nếu chúng ta quan sát kỹ ở một đứa trẻ mới biết đi phải đối mặt với một vấn đề, chúng thường chỉ khóc vì lí do là chúng không biết làm gì khác ngoài khóc. Đến hai tuổi, trẻ sẽ sử dụng trí nhớ làm công cụ GQVĐ, trẻ nghĩ về vấn đề, nhớ những gì mình thấy và sau đó bắt chước. Khi được ba tuổi, trẻ sử dụng trí tưởng tượng của mình khi có vấn đề phát sinh (còn hạn chế), ví dụ nếu không có chú ngựa mà mình muốn, trẻ dùng chổi để thay thế.

Khi lên bốn, trẻ trở nên kiên nhẫn hơn và sẵn sàng thử các giải pháp khác nhau bằng cách sử dụng khả năng ngôn ngữ ngày càng phát triển của mình và cũng sẵn sàng trao đổi với bạn cùng chơi. Và rõ ràng, khi trẻ lên năm, với sự xuất hiện của tư duy trực quan – sơ đồ cùng những yếu tố của tư duy logic, sự phát cảm về ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc cũng như sự trưởng thành hơn trong ý thức cá nhân thì chúng ta có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng GQVĐ một cách mạnh mẽ, không chỉ trong trò chơi mà còn nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống.

Tham khảo từ trang báo điện tử Early Childhood Today (Susan & Miller, 2019) cũng như các nghiên cứu khác về kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, chúng tôi đưa ra những đặc điểm kỹ năng GQVĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi như sau:

- Trẻ GQVĐ hết sức tự nhiên. Việc giải quyết vấn đề của trẻ đến từ nhu cầu khám phá thế giới xung quanh, nhu cầu chơi. Các vấn đề của trẻ lên 5 thường liên quan đến sự tò mò, ham hiểu biết, các trò chơi và các mối quan hệ xã hội.

- Trẻ đã có kinh nghiệm GQVĐ. Trải qua những năm đầu đời với nhiều thử nghiệm cho phép trẻ giải quyết các tình huống phức tạp hơn, không chỉ ở cấp độ cụ thể mà còn ở cấp độ tư duy trừu tượng. Trẻ có thể suy nghĩ về cách GQVĐ mà không cần phải thao tác hay “làm” gì đó. Ví dụ, trẻ nghĩ về một vấn đề mà một nhân vật trong truyện gặp phải và đưa ra các giải pháp khác nhau.

- Trẻ bắt đầu GQVĐ bằng cách ứng dụng những gì chúng quan sát được trong môi trường xung quanh. Trẻ sử dụng lí luận suy diễn, đây được xem như là một trong những kỹ năng mạnh nhất mà trẻ 5 – 6 tuổi dùng để GQVĐ. Trẻ dựa vào khả năng quan sát sắc sảo để giải thích các “manh mối”, kết hợp những thông tin để GQVĐ.

- Trẻ dễ dàng phát hiện vấn đề với cảm giác thích thú bởi trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi luôn tò mò về cách thức hoạt động của mọi sự vât, hiện tượng; cách chúng xuất hiện, phát triển và thay đổi. Mỗi phát hiện thú vị dẫn đến những cuộc phiêu lưu GQVĐ, giúp trẻ xây dựng kiến thức của riêng mình về thế giới tự nhiên và những mối quan hệ xã hội.

để phát triển kỹ năng GQVĐ của trẻ 5 – 6 tuổi là “ứng dụng”. Khi trẻ đã học cách giải quyết một vấn đề trong một tình huống cụ thể thì trẻ dễ dàng áp dụng chúng vào một tình huống mới.

- Khả năng ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi cho phép chúng giao tiếp và chia sẽ kỹ thuật GQVĐ với nhau. Trẻ dễ dàng tiếp nhận và truyền đạt ý tưởng với bạn, từ đó bắt đầu các cuộc thảo luận để giải quyết một vấn đề và hợp tác làm việc. Đây là bước tiến vượt bậc chỉ ra rằng trẻ quan tâm đến quá trình giải quyết một vấn đề hơn là kết quả đạt được.

Ngoài ra, trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng học các kỹ năng GQVĐ chủ yếu thông qua chơi; ngược lại, GQVĐ là nền tảng cho việc học tập của trẻ. Đó là lí do mà nhà giáo dục cần thúc đẩy và cung cấp các cơ hội GQVĐ trong lớp học mầm non. Khi GQVĐ xảy ra trong bối cảnh hàng ngày của cuộc sống, đó là cơ hội tốt nhất để trẻ tiếp cận vấn đề theo nhiều cách khác nhau để giải quyết chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)