Chương 1 CÁC CÁCH TIẾP CẬN KHÁI NIỆM TÍCH PHÂN
2.2. Các praxéologies được SGK12 và SBT12 đề cập
2.2.2. Các nhiệm vụ trình bày bằng hình thức trắc nghiệm
Trong hai bộ SGKHH, cuối mỗi chương, ngoài các nhiệm vụ trình bày bằng hình thức tự luận còn có các nhiệm vụ trình bày bằng hình thức trắc nghiệm. Nhận xét chung là đa số các nhiệm vụ này đều trình bày như các nhiệm vụ tự luận, chỉ khác là có thêm 4 đáp án để lựa chọn 1 đáp án đúng. Các nhiệm vụ liên quan đến ứng dụng tích phân chiếm gần một nửa. Số nhiệm vụ có thể bấm MTBT để tìm đáp án khá nhiều. Riêng chương trình Nâng cao có thêm một số nhiệm vụ có cách phát biểu khác tự luận đòi hỏi HS phải nắm vững lý thuyết mới có thể cho đáp án đúng được, giúp hạn chế việc sử dụng MTBT.
Trước đây, đa số các KNV đều có yêu cầu “tính tích phân”. Hình thức tự luận đòi hỏi HS trình bày cách thức để tính được tích phân đó. Bây giờ, hình thức thi trắc nghiệm chỉ quan tâm đến việc chọn đáp án đúng. Kết cấu mỗi câu trắc nghiệm ngoài câu dẫn còn có 4 đáp án để lựa chọn. Các đáp án này cũng là giả thiết của bài toán nên chúng có thể hỗ trợ cho kĩ thuật để giải quyết bài toán. Các nhiệm vụ trình bày bằng hình thức trắc nghiệm có thể mô hình chung theo dạng “Chọn đáp án đúng thỏa yêu cầu cho trước”. Ở đây, “yêu cầu cho trước” được biến hóa tùy theo mục đích kiến thức, mức độ đơn giản hay phức tạp, khả năng sử dụng MTBT mà tác giả ra đề hướng đến. Như vậy, chúng ta thấy rằng hình thức thi thay đổi kéo theo sự mất đi của các KNV có thể mô hình chung bởi yêu cầu “tính” và xuất hiện các KNV mới liên quan đến yêu cầu “chọn”. Tuy nhiên, các KNV mới cũng hướng đến mục đích kiểm tra khả năng HS vận dụng các công nghệ của các KNV cũ (vì chương trình và SGK không đổi). Hơn nữa, chúng ta có thể sử dụng kĩ thuật của các KNV cũ để hỗ trợ cho việc chọn đúng đáp án. Bên cạnh đó, do khuôn khổ luận văn có hạn nên chúng tôi không phân chia theo KNV mới mà dựa trên kĩ thuật của các KNV cũ có thể dùng hỗ trợ giải quyết câu trắc nghiệm để thống kê. Cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Thống kê số lượng nhiệm vụ trình bày bằng hình thức trắc nghiệm của SGKHH Nhóm nhiệm vụ Kĩ thuật Chương trình Chuẩn Chương trình Nâng cao Tổng Không MTBT Có MTBT Không MTBT Có MTBT
Nhóm các nhiệm vụ liên quan đến KNV 𝑻𝑻𝑻𝑷
𝜏𝑇𝑇𝑃𝑇𝐶𝛼 2 4 3 9
𝜏𝑇𝑇𝑃𝑇𝐶𝛽 1 1
𝜏𝑇𝑇𝑃Đ𝐵1 2 1 2 5
𝜏𝑇𝑇𝑃𝑇𝑃ℎ 2 2
Nhóm các nhiệm vụ liên quan đến KNV 𝑻𝑫𝑻8
𝜏𝐷𝑇2Đ𝑇 2 2 2 6
𝑇𝐷𝑇3Đ𝑇 1 1
8 Vì câu hỏi trắc nghiệm chỉ thể hiện tên đáp án lựa chọn chứ không trình bày kĩ thuật giải, nên chúng tôi thống kê kĩ thuật theo các KNV điểm của KNV này.
Nhóm các nhiệm vụ liên quan đến KNV 𝑻𝑻𝑻
𝜏𝑇𝑇𝑂𝑥
2 3 5
Tổng 1 10 10 8 29
Số lượng bài tập bằng hình thức trắc nghiệm ít ỏi so với hình thức tự luận 29/317 và chỉ trình bày cuối chương. Các tác giả viết SGK giải thích rằng:
Để giúp học sinh bước đầu làm quen với các đề trắc nghiệm, chuẩn bị cho các kì thi trắc nghiệm sau này, trong SGK cũng nêu ra một số đề bài cuối các chương. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một số đề ở dạng thử nghiệm chứa chưa phải là những đề mẫu dạng chuẩn mực.
[SGVĐSCB10, tr.6] Hơn nữa, ngày 28/9 Bộ GD – ĐT mới chính thức thông báo phương án tuyển sinh năm 2017 và lần đầu tiên môn toán thi bằng hình thức trắc nghiệm. Những điều này gây nhiều khó khăn cho GV vì tài liệu khan hiếm, thời gian chuẩn bị của GV không có. Khi đó ngoài SGK, tài liệu tham khảo đáng tin cậy nhất và làm cơ sở cho những điều chỉnh trong dạy học và đánh giá HS của GV chính là các Đề minh họa9 được Bộ GD– ĐT giới thiệu. Chúng tôi sẽ phân tích các đề này ở phần tiếp theo để rõ hơn nội dung và cách thức ra đề mà Bộ GD–ĐT hướng tới.
2.3. Phân tích các Đề minh họa và Đề chính thức của Bộ GD-ĐT trong năm học 2016 – 2017 liên quan đến khái niệm tích phân