Chương 1 CÁC CÁCH TIẾP CẬN KHÁI NIỆM TÍCH PHÂN
3.2. Nghiên cứu thực hành dạy học của GV2 dạy chương trình Chuẩn
3.2.3. Kết luận về nghiên cứu thực hành dạy học của GV2
GV2 lựa chọn phương pháp thuyết trình là phương pháp chính để thực hiện bài dạy của mình. Các thời điểm dạy học không được thực hiện đầy đủ, tiến trình chủ yếu được sử dụng để triển khai các praxéologie là thời điểm thể chế hóa và tiếp theo là thời điểm làm việc với kĩ thuật. Thời điểm làm việc với kĩ thuật được GV2 chú trọng với số lượng bài nhiều và dạng bài đa dạng. Các bài toán được xét đều trình bày theo hình
thức tự luận (trừ bài cuối cùng ở tiết ứng dụng thể tích). Trong các tiết dạy, tuy không giải câu trắc nghiệm nào, nhưng những dạng toán có thể ra, những lưu ý khi làm bài trắc nghiệm, kĩ năng sử dụng MTBT đều được GV cung cấp ở dạng nền tảng. Ngoài ra, đối với các bài ứng dụng diện tích, GV còn bổ sung thêm các hình vẽ, các tính chất, lưu ý dạng bài dựa vào hình vẽ. GV2 có chia sẻ rằng: khi mới đổi hình thức thi trắc nghiệm, GV này đã chuyển ngay sang việc chỉ dạy sơ lược kiến thức và tập trung kĩ năng sử dụng MTBT để giải các bài trắc nghiệm; tuy nhiên, sau một thời gian, HS tỏ ra ỷ lại MTBT và lơ là việc học lí thuyết dẫn đến nắm không vững kiến thức, đồng thời GV này cũng ý thức được có những dạng bài cần suy luận và nắm vững kiến thức chứ không thể dựa hoàn toàn vào thủ thuật MTBT. Từ đó, GV tiến hành dạy theo hình thức tự luận như trước đây, kèm theo những lưu ý cần thiết khi làm trắc nghiệm để HS nắm vững kiến thức. Vào tiết ôn tập, các tiết chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia mới cho HS làm bài trắc nghiệm, lúc đó sẽ hướng dẫn kĩ hơn về kĩ năng làm bài trắc nghiệm và các thủ thuật MTBT.
3.3. Kết luận
Qua việc phân tích thực hành dạy học của hai GV cho phép chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Việc thay đổi hình thức thi không làm thay đổi phương pháp dạy học của GV. GV vẫn đóng vai trò trung tâm trong việc truyền thụ tri thức, phương pháp thuyết trình được ưu tiên. Điều này có thể giải thích do áp lực của kì thi và thời gian hạn hẹp ở lớp học cũng như sự thay đổi đột ngột hình thức thi.
Về nội dung dạy học, cả hai GV đều đề cao việc HS phải nắm vững kiến thức và các nội dung được dạy bám sát nội dung các Đề minh họa được Bộ GD – ĐT công bố trong năm học 2016-2017. Hầu hết các nội dung trong SGK đều được hai GV trình bày thích đáng. Để phù hợp với hình thức thi mới, các GV còn có sự điều chỉnh, bổ sung các kĩ thuật một cách tích cực theo dụng ý sư phạm của mình. Các kĩ năng giải toán tự luận và trắc nghiệm được hai GV chú trọng cho HS rèn luyện song song, trong đó kĩ năng giải toán tự luận kết hợp với lập luận nhanh, trình bày ngắn gọn được đề cao. Các KNV được trình bày đa dạng với những cách phát biểu mới lạ, hạn chế việc HS sử dụng MTBT mà không hiểu khái niệm. Các ứng dụng của tích phân được chú
trọng giảng dạy, đặc biệt là ứng dụng hình học, trong đó việc quan sát và đọc đồ thị là một nội dung được các GV nhấn mạnh. Những thay đổi trong dạy học của GV phần nào có thể giúp khái niệm tích phân không còn quá hình thức đối với HS và ý nghĩa hình học của tích phân được khắc sâu. Tuy nhiên, tùy theo năng lực của GV, kinh nghiệm họ tích lũy được cũng như trình độ của HS mà mức độ đào sâu kiến thức khác nhau.
Trái với sự lo lắng và chuẩn bị kĩ lưỡng của GV, có thể quan sát trong những tiết dự giờ và cả GV đứng lớp cũng than phiền: một bộ phận HS tỏ ra lơ là, xem nhẹ việc nắm vững lý thuyết, rèn luyện kĩ năng tính toán và trình bày chi tiết bài giải, có thái độ ỷ lại vào MTBT và sự may rủi trong lựa chọn 1 đáp án đúng trong 4 đáp án. Do đó việc giúp cho HS có thái độ học tập đúng đắn cũng như đánh giá đúng năng lực của HS là một thách thức đối với GV. Và các điều trên đều được GV cảnh báo bằng lời và cả những nhiệm vụ với cách phát biểu mới lạ mà chỉ có nắm vững kiến thức mới giải được mặc dù nó không phức tạp.
Từ các kết luận trên và kết quả phân tích chương 2 cho phép chúng tôi rút ra các giả thuyết sau:
GT1: GV thực hiện đồng thời việc dạy đầy đủ lý thuyết và kĩ năng giải toán tự luận cũng như thủ thuật MTBT và kĩ năng lập luận giải nhanh toán trắc nghiệm.
GT2: GV phải xây dựng các KNV mới khi đánh giá HS bằng hình thức trắc nghiệm và họ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện điều đó.
GT3: GV chú trọng giảng dạy các KNV liên quan đến ứng dụng tích phân giải các bài toán thực tế cho HS khá giỏi.
Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát trên một mẫu GV ở chương 4 để kiểm chứng các giả thuyết trên. Từ đó kết luận những thay đổi chung của GV khi Bộ GD-ĐT thay đổi hình thức thi.