7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Kiểm soát các hoạt động đánh giá và điều chỉnh các quy định về đánh
Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn, phát hiện sai lệch và nguyên nhân, tiến hành các điều chỉnh nhằm làm cho kết quả cuối cùng phù hợp với mục tiêu đã được xác định.
Kiểm soát các hoạt động đánh giá là quá trình xem xét lại tình hình triển khai ĐGTHCV đã được thực hiện như thế nào, những thành tựu đã đạt được khi áp dụng hệ thống đánh giá và những sai sót, hạn chế trong quá trình thực hiện đánh giá từ đó tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh các quy định về đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả ĐGTHCV.
Thông thường, bộ phận quản trị nhân lực của tổ chức chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động đánh giá ở tất cả các phòng, ban, bộ phận trong tổ chức, tổng hợp các kết quả đánh giá để đề ra các biện pháp khắc phục thiếu sót trong đánh giá hoặc điều chỉnh các quy định về đánh giá thực hiện công việc cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức, đơn vị mình.
Việc kiểm soát các hoạt động đánh giá có thể được thực hiện thông qua báo cáo, khảo sát lấy ý kiến của người lao động và người quản lý về hệ thống đánh giá hoặc cử người tham dự quá trình đánh giá của các phòng, ban, bộ phận trong tổ chức để phát hiện các vướng mắc trong quá trình đánh giá, phát hiện quy trình đánh giá tồn tại những điểm gì chưa hợp lý và đưa ra các biện pháp để điều chỉnh kịp thời. Các biện pháp điều chỉnh quy định về ĐGTHCV có thể là cải thiện quy trình đánh giá hoặc thay đổi đối tượng tham gia đánh giá để đảm bảo ĐGTHCV đạt hiệu quả cao hơn.
Thông qua việc kiểm soát các hoạt động ĐGTHCV, nhà quản lý sẽ kiểm tra được kết quả đánh giá có sai lệch với thực tiễn hay không, có đảm bảo tính công bằng hay không, từ đó sẽ tránh được các lỗi thường gặp khi đánh giá và nâng cao hiệu quả ĐGTHCV trong tổ chức, kích thích được sự cố gắng của người lao động trong thực hiện công việc.