7. Kết cấu của luận văn
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Trung tâm Tân Đạt
Sau khi phân tích chung về tình hình ĐGTHCV của một số doanh nghiệp có mô hình tương đương, có thể tổng hợp một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Trung tâm Tân Đạt như sau:
Thứ nhất, phải thống nhất trong chỉ đạo điều hành giữa Đảng ủy, Ban giám đốc Trung tâm trong ĐGTHCV.
Thứ hai, qua kinh nghiệm ĐGTHCV của hai xí nghiệp, tác giả thấy rằng công tác ĐGTHCV ở các xí nghiệp này nhìn chung là khá đầy đủ. Mỗi xí nghiệp đều xác định mục đích của việc ĐGTHCV trước khi tiến hành đánh giá. Điều này sẽ giúp xí nghiệp lên kế hoạch cho công tác đánh giá được tốt hơn. Cách thức và quy trình đánh giá là đầy đủ và chi tiết: có đối tượng đánh giá (cán bộ công nhân viên), người đánh giá (thành lập ra hội đồng đánh giá), chu kỳ đánh giá (theo tháng, theo năm), thông tin phản hồi.
Thứ ba, khi thực hiện ĐGTHCV thì việc xác định mục đích đánh giá, đối tượng đánh giá, người đánh giá, chu kỳ đánh giá là điều tất yếu nhưng việc đưa ra thông tin về kết quả đánh giá sau đó lắng nghe, tiếp thu, giải quyết những phàn nàn của người lao động có thể các doanh nghiệp không thực hiện, tuy nhiên, ở đây hai xí nghiệp đều thực hiện tốt giai đoạn này. Đây là điểm đáng để Trung tâm Tân Đạt học hỏi vì điều này không những giúp Trung tâm hoàn thành tốt công tác đánh giá của mình mà còn giúp người lao động biết rõ về tình hình thực hiện công việc của họ, nhận thấy được sự công bằng của việc đánh giá.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI TRUNG TÂM TÂN ĐẠT – CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ
NỘI