Kinh nghiệm của Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại trung tâm tân đạt chi nhánh tổng công ty vận tải hà nội (Trang 38 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.5.1. Kinh nghiệm của Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội

Xí nghiệp xe buýt Hà Nội là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội, Xí nghiệp xe buýt Hà Nội là một trong những đơn vị luôn cố gắng để đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực hoạt động vận tải hành khách công cộng. Hiện tại, toàn xí nghiệp có 162 xe đang hoạt động trên tổng số 11 tuyến đang vận hành.

Mục đích ĐGTHCV của xí nghiệp là nhằm giám sát việc THCV của người lao động, kịp thời điều chỉnh, xử lý những sai phạm trong việc THCV của người lao động, giúp người lao động làm việc có quy củ hơn, đi vào trật tự kỷ cương, đi vào lề lối làm việc của xí nghiệp, đảm bảo mọi hoạt động của xí nghiệp được thực hiện liên tục, thông suốt.

Chu kỳ đánh giá:

Xí nghiệp tiến hành đánh giá hàng tháng và gọi là xếp loại thi đua hàng tháng. Với chu kỳ này, ta thấy chu kỳ đánh giá khá hợp lý đối với quá trình làm việc của người lao động vì đây là dạng lao động đặc thù, kết quả của họ có thể định lượng được nên trong khoảng thời gian như vậy sẽ xác định được kết quả làm việc của người lao động để làm cơ sở tính lương, thưởng hàng tháng, …

Người đánh giá:

Ngoài sự đánh giá của cấp trên trực tiếp của người lao động quản lý còn có hội đồng bình xét thi đua của xí nghiệp bao gồm: giám đốc xí nghiệp, chủ tịch công đoàn xí nghiệp, bí thư đảng uỷ, trưởng phòng.

Thông tin phản hồi:

Xí nghiệp sẽ thông báo kết quả THCV của từng người, nếu người lao động có thắc mắc gì thì sẽ được giải đáp ngay. Nếu vẫn chưa thoả mãn thì có thế kiến nghị lên bộ phận văn phòng.

Xí nghiệp cũng thực hiện tốt khâu lắng nghe, tiếp thu và giải quyết phàn nàn của người lao động. Mỗi tuyến sẽ có một tổ trưởng giám sát đồng thời là tổ trưởng công đoàn để tiếp thu và lắng nghe những phản hồi của người lao động. Xí nghiệp cũng yêu cầu mỗi tuyến có zalo chung để trao đổi thông tin, ghi nhận thắc mắc của người lao động đồng thời để người lao động có thể so sánh kết quả ĐGTHCV của mình với các kỳ đánh giá trước. Việc giải quyết thắc mắc, phàn nàn của người lao động được diễn ra nhanh chóng,

thuận tiện. Công tác phản hồi thông tin này luôn được áp dụng tại mỗi kỳ đánh giá để tăng sự trao đổi giữa người lao động và người quản lý trong đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại trung tâm tân đạt chi nhánh tổng công ty vận tải hà nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)