Thực trạng nguồn nhân lực của Trung tâm Tân Đạt – Chi nhánh Tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại trung tâm tân đạt chi nhánh tổng công ty vận tải hà nội (Trang 47 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4. Thực trạng nguồn nhân lực của Trung tâm Tân Đạt – Chi nhánh Tổng

Tổng công ty vận tải Hà Nội

Trong suốt quá trình phát triển đến nay, số lượng lao động của Trung tâm không ngừng tăng lên theo thời gian. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2018, toàn Trung tâm có 454 lao động, trong đó Công nhân lái xe và nhân viên bán vé trên xe là 412 người, chiếm 90,7% tổng số lao động toàn xí nghiệp (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực của Trung tâm từ năm 2016 đến 2018

Đơn vị tính: Người

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ

lượng (%) lượng (%) lượng (%)

người người người

I Tổng số lao động 371 100 423 100 454 100 II Theo chuyên môn

1 Lao động gián tiếp 32 8,6 39 9,2 42 9,3 2 Lao động trực tiếp 339 91,4 384 90,8 412 90,7 III Theo trình độ

1 Đại học và trên đại học 28 7,5 32 7,6 37 8,1 2 Cao đẳng và trung cấp 44 11,9 46 10,9 49 10,8 3 Đào tạo nghề 156 42,0 177 41,8 191 42,1 4 Lao động phổ thông 143 38,5 168 39,7 177 39,0 IV Theo độ tuổi

1 Dưới 25 tuổi 158 42,6 181 42,8 196 43,2 2 Từ 25 đến 50 tuổi 172 46,4 199 47,1 223 49,1 3 Trên 50 tuổi 41 11,0 43 10,1 35 7,7 V Theo giới tính 1 Nam 359 96,8 411 97,2 438 96,5 2 Nữ 12 3,2 12 2,8 16 3,5 (Nguồn: Phòng Nhân sự)

Theo bảng số liệu trên, nhìn chung số lượng lao động của Trung tâm được phân bổ theo tỷ lệ khác nhau giữa các chỉ tiêu. Số lượng lao động trực tiếp liên tục tăng qua các năm và chiếm tỷ lệ lớn do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm là vận tải hành khách công cộng nên đòi hỏi số lượng lái phụ xe và thợ bảo dưỡng sữa chữa là rất lớn, cán bộ bên quản lý điều hành không cần phải quá nhiều. Những năm gần đây, Trung tâm đang thực hiện chính sách nhân sự giảm lao động khối gián tiếp, tăng lao động khối trực tiếp, điều này giúp giảm gánh nặng chi phí mà vẫn giữ được năng suất lao động.

* Xét về cơ cấu lao động theo trình độ:

Qua số liệu thống kê tại bảng 2.1, có thể thấy do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên số lượng lao động có trình độ phổ thông, dạy nghề có xu hướng tăng qua các năm từ năm 2016-2018. Phần lớn lao động trực tiếp có trình độ là lái xe hạng D, hạng E (đối với công nhân lái xe) và tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên (đối với nhân viên phục vụ trên xe buýt) nên số lượng lao động có trình độ đào tạo nghề và lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn (năm 2016 là 80,5%, năm 2017 là 81,5% và năm 2018 là 81,1%). Lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ nhỏ (năm 2016 là 7,5%, năm 2017 là 7,6% và năm 2018 là 8,1%) chủ yếu là lao động cấp quản lý và lao động tại các phòng chuyên môn của Trung tâm, đòi hỏi kiến thức và kỹ

năng cao. Nhìn chung, cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của người lao động trong Trung tâm là tương đối hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị.

* Xét về cơ cấu lao động theo độ tuổi:

Cho đến nay ta thấy cơ cấu lao động của Trung tâm đang rất trẻ, biểu hiện ở chỗ những người ở độ tuổi dưới 25 tuổi luôn chiếm từ 42,6% đến 43,2% tổng số lao động, những người ở độ tuổi từ 25 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất và có xu hướng tăng dần (từ 46,4% đến 49,1%), những người ở độ tuổi trên 50 tuổi chỉ chiếm khoảng 7,7% tổng số lao động nhưng có xu hướng giảm dần. Lực lượng lao động ở độ tuổi trên 50 tuổi là lao động lành nghề có kinh nghiệm lâu năm nhưng mức độ nhạy bén trong xử lý công việc của những lao động trong độ tuổi này đã giảm dần. Số lao động từ 25 đến 50 tuổi là những người năng động, sáng tạo, dồi dào sức khỏe, tràn đầy nhiệt huyết với công việc, có xu hướng gắn bó lâu dài với Trung tâm. Số lao động trong độ tuổi này chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động. Số lao động dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ cao, nhạy bén trong công việc nhưng chưa vững vàng và chín chắn, tư tưởng nhảy việc còn cao, do vậy Trung tâm cần phải quan tâm và phát triển một cách hợp lý.

* Xét về cơ cấu lao động theo giới tính:

Hiện nay số lao động nữ toàn Trung tâm là 16 người, chiếm 3,5% và đa phần làm việc trong khối văn phòng, chỉ có 2 lao động nữ là nhân viên phục vụ trên xe buýt. Lao động nam là 438 người, chiếm 96,5% do đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của Trung tâm là ngành vận tải, phù hợp với đại đa số người lao động là nam giới. Đây cũng là một trong những đặc điểm khiến lực lượng lao động của Trung tâm ít có sự biến động về giới. Về số lượng lao động thì hiện nay vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tê đặt ra, song

về cơ cấu lại khá ổn định đảm bảo cho Trung tâm thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình.

Theo bảng số liệu trên, số lượng cán bộ công nhân viên năm 2018 đều đã tăng so với năm 2016, mức tăng này chủ yếu xuất phát từ việc mở rộng quy mô hoạt động của Trung tâm. Như vậy có thể thấy, Trung tâm đang có những bước đổi mới trong chính sách quản trị nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và từng bước định hình cơ cấu lao động theo mô hình sản xuất lý tưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại trung tâm tân đạt chi nhánh tổng công ty vận tải hà nội (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)