Khái niệm “hiện đại, “thời hiện đại” và “chủ nghĩa hiện đại”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của vũ trọng phụng (Trang 29 - 34)

9. Cấu trúc của luận án

1.1.3. Khái niệm “hiện đại, “thời hiện đại” và “chủ nghĩa hiện đại”

Có hai thuật ngữ gắn liền với chủ nghĩa hiện đại cần được giải nghĩa một cách rõ ràng và cụ thể để xác định được chủ nghĩa hiện đại, đó là khái

niệm hiện đạithời hiện đại. Theo từ nguyên học, hiện đại (Modern) trong

tiếng La tinh “modo” có nghĩa là “chỉ hiện tại” (just now)(4). Các nhà xã hội

học, khoa học chính trị, nhân chủng học và lịch sử cho rằng, “hiện đại” như sự phá vỡ ban đầu những nền móng của thời trung cổ và mở ra những viễn cảnh

mới. Nhà nghiên cứu Trần Thị Phương Phương trong Văn học Nga hiện đại –

Những vấn đề lý thuyết và lịch sử định nghĩa thuật ngữ “hiện đại” như sau:

Hiện đại (modernus trong tiếng Latin, với gốc từ modo nghĩa là “bây giờ”) là một khái niệm mang tính loại hình lịch sử, chỉ giai đoạn hậu trung đại, hậu truyền thống. Đó là thời kỳ xã hội có những biến chuyển sang một trật tự mới – trật tự tư bản chủ nghĩa, với các tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và thế tục hóa. (Trần Thị Phương Phương, 2018, tr.15)

Khái niệm hiện đại được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như chính trị, xã hội, khoa học công nghệ và đặc biệt trong nghệ thuật. Theo nhà nghiên cứu

Nguyễn Văn Hạnh trong bài Về tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam

(trong cuốn Văn học cận đại Đông Á từ góc nhìn so sánh), trong lĩnh vực

nghệ thuật còn sử dụng khái niệm “tính hiện đại”:

Trong lĩnh vực văn học (và nghệ thuật nói chung) thì bên cạnh khái niệm

hiện đại xuất hiện sớm trong ngôn ngữ nhiều nước, có ý nghĩa bao quát, chỉ những

(4) Theo Kevin J.H. Dettmar trong bài Lời giới thiệu (Introduction) cho cuốn A Companion of Modernist

Literature and Culture, ‘modo’ trong tiếng La tinh nghĩa là “just now”, là hiện tại: “cuộc sống, London; thời

hiện tượng khác biệt, đối lập với cái cổ điển, cái truyền thống (ví dụ: les anciens et les modernes) người ta còn sử dụng các khái niệm khác như tính hiện đại

(modernité) chỉ một trình độ tương đối cao của cái hiện đại, khái niệm xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ XIX, như trong ngôn ngữ nhà thơ Pháp Baudelaire (1821 – 1867) và Theophile Gautier (1811 – 1872);. (Nguyễn Văn Hạnh, 2011, tr.579)

Còn khái niệm thời hiện đại (Modern Times) là chỉ tình trạng phát triển xã hội loài người trong một khoảng thời gian tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia, khu vực. Chẳng hạn như, theo Susan Standford Friedman trong bài

Toàn cầu: Ngẫm nghĩ về nghiên cứu chủ nghĩa hiện đại (Planetarity: Musing Modernism Studies), ở châu Âu, thời hiện đại bắt đầu từ thời đại Ánh sáng với sự phá vỡ quyền uy của tôn giáo và phát triển của khoa học, kỹ thuật; tư tưởng toàn cầu về tự do và dân chủ. Trong khi đó, thời hiện đại ở châu Phi bắt đầu khi chủ nghĩa thực dân châu Âu xây dựng hệ thống nô lệ. Với châu Mỹ, thời hiện đại lại là sự lai tạo giữa thực dân châu Âu và văn hóa thực dân của Bắc Mỹ. Đối với một nước lớn như Trung Quốc, thời hiện đại là một dự án cho tương lai vượt qua sự lạc hậu của quá khứ và sự sỉ nhục của sự thống trị ngoại bang; khẳng định nền văn minh trung tâm 5000 năm như một luân lý và sức mạnh toàn cầu. Ngược lại, đối với Ả Rập, thời hiện đại là sự tái sinh của thế giới Ả Rập với diễn ngôn tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn Ả Rập cùng với tiến trình khoa học, luận lý học với những biến đổi, sáng tạo. Còn thời hiện đại ở Ấn Độ là nền độc lập sinh ra từ luật lệ của nước Anh với sự phân vùng đẫm máu, sự lớn lên của nền dân chủ và là cường quốc kỹ thuật. Mỗi vùng lãnh thổ và quốc gia sẽ có những mốc thời gian khác nhau nhưng nhà nghiên

cứu Gustave Le Bon trong công trình Tâm lý học đám đông, cùng Tâm lý đám

đông và phân tích cái tôi của S. Freud đã khái quát lại những nhân tố cơ bản của thời hiện đại:

Thời hiện đại là một trong những thời điểm quyết định, vì đó là lúc tư tưởng con người đang trong tiến trình tự biến đổi.

Có hai nhân tố cơ bản làm nền tảng cho sự biến đổi này. Nhân tố thứ nhất là sự phá hủy niềm tin tôn giáo, chính trị và xã hội, vốn là nguồn cội sinh ra mọi yếu tố của nền văn minh chúng ta. Nhân tố thứ hai là sự sáng tạo ra những điều kiện sinh tồn và suy tưởng hoàn toàn mới, kết quả của những phát kiến mới trong khoa học và công nghiệp hiện đại.

Những tư tưởng của quá khứ, dù đã bị phá hủy phân nửa vẫn còn rất mạnh, và những tư tưởng phải thế chỗ cho chúng thì đang hình thành, nên thời hiện đại biểu thị một giai đoạn quá độ và vô chính phủ. (Le Bon, 2014, tr.28-29)

Ở phương Tây, thời hiện đại là bối cảnh lịch sử phát triển, bao gồm cuộc cách mạng công nghiệp, chinh phục cũng như mở rộng về kinh tế, chính trị, sự chuyển tiếp sang văn hóa đô thị, sự nổi lên những lãnh thổ quốc gia mới và quyền lực phát triển của giai cấp tư sản. Theo phân kỳ lịch sử ở phương Tây, thời hiện đại bắt đầu từ thế kỷ XVIII cho đến nửa cuối thế kỷ XX. Cụ thể là bắt đầu từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 và kết thúc năm 1989 – khi chiến tranh lạnh chấm dứt với sự sụp đổ bức tường Berlin. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học cho rằng, thời hiện đại ở phương Tây bắt đầu sớm hơn với dấu mốc thời đại Khai sáng, tức là vào khoảng thế kỷ đầu XVIII.

Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy trong công trình Thơ như là mỹ học của cái

khác cũng cho rằng:

Ở phương Tây, từ thời Phục hưng, với sự phát triển của công thương nghiệp và sự đề cao con người, đã xuất hiện tính hiện đại. Đến thời Khai sáng, với sự tôn sùng lý tính, khoa học, chủ nghĩa cá nhân, tự do, bình đẳng, bác ái thì tính hiện đại đã đi vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành lối sống, lối cảm, lối nghĩ, mở ra thời đại mới là thời hiện đại. (Đỗ Lai Thúy, 2012, tr.30)

Trong khi đó, đối với Việt Nam, phân kỳ lịch sử thời hiện đại lấy dấu mốc năm 1930 – năm thành lập đảng Cộng sản Đông Dương. Còn trong phân kỳ văn học Việt Nam, văn học hiện đại lại bắt đầu từ đầu thế kỷ XX.

Dựa trên phân kỳ và bối cảnh lịch sử, trong bài mở đầu cuốn Cẩm nang

về chủ nghĩa hiện đại (The Modernism Handbook), Philip Tew và Alex Murray khẳng định rằng, “Thời hiện đại là tên gọi thường được đưa ra để đánh dấu giai đoạn này trong lịch sử loài người, thời điểm mà loài người có

thể từ chối những hình thức khác của kiểm soát và khẳng định sự tự quyết” (5)

(Tew & Murray, 2009, tr.12). Nói rõ hơn là thời đại gắn liền với tư duy duy lý

của triết học Descartes: Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại. Thời hiện đại ở phương

Tây xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng triết học, nghệ thuật, bao gồm chủ nghĩa cổ điển (cùng thời điểm với thời đại Ánh sáng, từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX), chủ nghĩa lãng mạn (từ cuối thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX), chủ nghĩa hiện thực (thế kỷ XIX), chủ nghĩa tự nhiên (nửa sau thế kỷ XIX) và chủ nghĩa hiện đại (từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX).

Thời hiện đại trong phân kỳ lịch sử và văn học phương Tây đều bắt đầu từ thời đại Ánh sáng thế kỷ XVIII. Còn ở trường hợp Việt Nam, phân kỳ lịch sử và phân kỳ văn học lại có sự chênh nhau về thời gian. Thời kỳ hiện đại trong văn học Việt Nam bắt đầu từ khoảng đầu thế kỷ XX. Đó là lúc mà chữ Quốc ngữ được sử dụng rộng rãi, hoạt động báo chí, xuất bản diễn ra sôi động, hoạt động văn chương chuyên nghiệp cùng với sự hình thành xã hội thị dân, văn minh công nghiệp. Theo như tiêu chí của nhà nghiên cứu Nguyễn

Văn Hạnh trong bài Về tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam, “Văn

học hiện đại là loại hình văn học, là trình độ văn học có ý thức khẳng định

(5) Trong bài Introduction: Beginning with Modernism: “Modernity is the name most often given to mark this

period of human history, the point at which man was able to reject other forms of control and asserts self- determination”.

văn học như một lĩnh vực hoạt động đặc thù của con người, văn học có phương thức riêng trong việc đồng hóa mọi hiện tượng của cuộc sống, văn học có bản chất, chức năng, qui luật vận động riêng, nó là một ngành nghề có tính chuyên nghiệp” (Nguyễn Văn Hạnh, 2011, tr.578). Về bối cảnh văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn ở những phần sau.

Tóm lại, chủ nghĩa hiện đại (Modernism) là sản phẩm của những nỗ lực đổi mới vào giai đoạn hậu kỳ của thời hiện đại ở châu Âu trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và sự xuống cấp của tư duy duy lý. Chủ nghĩa hiện đại bao gồm những trào lưu hợp nhất bắt rễ từ những đối nghịch của thời hiện đại và là một phần của diễn ngôn thời đại Khai sáng dưới hình thức đối thoại với tư duy duy lý. Nhưng đồng thời chủ nghĩa hiện đại cũng là sự níu kéo những chuẩn mực truyền thống trước sự phát triển ồ ạt của văn học nghệ thuật đại chúng dưới sự hậu thuẫn của kỹ thuật in ấn và phát hành. Chủ nghĩa hiện đại xuất hiện trong bối cảnh bất ổn, hỗn loạn nhưng vẫn tạo dựng khuôn mẫu diễn ngôn “đại tự sự”. Chủ nghĩa hiện đại không chỉ thịnh hành ở châu Âu mà còn lan rộng tới các khu vực khác và trở thành trào lưu phát triển mạnh mẽ nửa đầu thế kỷ XX.

Ở cấp độ thuật ngữ, Modernism được dịch sang tiếng Việt là chủ nghĩa

hiện đại hoặc trào lưu chủ nghĩa hiện đại. Thuật ngữ chủ nghĩa hiện đại

trào lưu chủ nghĩa hiện đại đều được sử dụng để chỉ một trường phái, khuynh hướng bao gồm nhiều chủ nghĩa, xu hướng, thủ pháp mang tính cách tân hình thức diễn đạt trong nghệ thuật vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Luận án

này sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa hiện đại để phù hợp với cách hiểu và cách

dịch thông dụng ở Việt Nam. Mặt khác, luận án còn hướng đến khảo sát các khuynh hướng về chủ đề cũng như các thủ pháp nghệ thuật trong văn xuôi thuộc trào lưu chủ nghĩa hiện đại để tạo tiền đề lý thuyết phân tích tác phẩm

hợp hơn cả. Thêm nữa, các khái niệm như văn học hiện đạivăn học chủ nghĩa hiện đại cũng dễ gây ra những nhầm lẫn. Luận án sử dụng khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của vũ trọng phụng (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)