Đối sánh bối cảnh xuất hiện trào lưu chủ nghĩa hiện đạ iở phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của vũ trọng phụng (Trang 71 - 74)

9. Cấu trúc của luận án

2.2.1. Đối sánh bối cảnh xuất hiện trào lưu chủ nghĩa hiện đạ iở phương

phương Tây và Việt Nam

Theo cứ liệu được tổng hợp và phân tích về phân kỳ lịch sử cũng như thời gian xuất hiện các trào lưu tư tưởng, chủ nghĩa hiện đại xuất hiện ở phương Tây vào cuối thời hiện đại nhưng ở Việt Nam là vào thời điểm mở

đầu thời hiện đại. Nghĩa là, ở phương Tây, chủ nghĩa hiện đại xuất hiện vào thời điểm mà thời hiện đại đi đến giai đoạn hậu kỳ. Khi đó, phương Tây gần như đạt được sự phát triển đỉnh cao về khoa học, kỹ thuật với những phát minh vĩ đại.

Còn ở Việt Nam, chủ nghĩa hiện đại cũng như các trào lưu tư tưởng khác như chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực du nhập vào thời điểm xã hội Việt Nam mới chập chững những bước đầu hiện đại hóa. Về cơ bản, bối cảnh xã hội, văn hóa ở phương Tây và Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX có nhiều điểm khác biệt. Chúng tôi tiến hành đối sánh để chỉ ra những điều kiện của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX khi tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại. Như đã phân tích ở trên về bối cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa, Việt Nam cơ bản là một đất nước còn lạc hậu và trì trệ với nền kinh tế nông nghiệp mới bắt đầu hình thành nền công nghiệp. Nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX thì vừa mới chuyển từ mẫu hình văn học trung đại sang thời hiện đại. Đó là những điều kiện phù hợp cho sự du nhập những trào lưu tư tưởng văn nghệ phương Tây mang sứ mệnh hiện đại hóa như chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực, trào lưu chủ nghĩa hiện đại.

Theo sự phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam với thời điểm xuất hiện các trào lưu, trường phái ở phương Tây, chủ nghĩa hiện đại (khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) gần như xuất hiện và du nhập đồng thời với thời điểm bắt đầu quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Sự tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là sự tiếp nhận cập nhật chứ không phải là sự tái diễn các trào lưu đã qua. Sự tiếp nhận tương đồng về mặt thời gian cũng có những thuận lợi nhưng cũng là thách thức đối với nền văn học mới chập chững bước vào thời hiện đại như văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Nền văn học Việt Nam vừa phải diễn lại những trào lưu tư tưởng cách đó mấy trăm năm như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lãng mạn, chủ

nghĩa tự nhiên, vừa phải ra sức cập nhật trào lưu mới như chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa siêu thực. Dù với nhịp độ phát triển mau lẹ nhưng trong một thời gian quá ngắn, nền văn học Việt Nam không theo kịp cùng với thế giới hoàn chỉnh diện mạo của chủ nghĩa hiện đại. Dù sao, việc tiếp thu chủ nghĩa hiện đại cũng chứng tỏ sự nhịp bước của văn học hiện đại Việt Nam so với thế giới.

Ở phương Tây, các trào lưu, trường phái tư tưởng, nghệ thuật xuất hiện theo trình tự thời gian với nền tảng triết học cụ thể. Tiến trình xuất hiện các trào lưu tư tưởng trong thời hiện đại (bắt đầu từ Thời kỳ Ánh sáng) bắt đầu từ chủ nghĩa cổ điển (khoảng thế kỷ XVI đến đầu XIX), chủ nghĩa lãng mạn (khoảng cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX), chủ nghĩa hiện thực (thế kỷ XIX), chủ nghĩa tự nhiên (khoảng nửa sau thế kỷ XIX) và kết thúc với chủ nghĩa hiện đại (khoảng cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX). Trong khoảng 400 năm, mỗi trào lưu xuất hiện là sự bổ sung, thay thế lẫn nhau chứ không phải phủ định hoàn toàn. Đối với văn học Việt Nam lại là sự tiếp thu gần như đồng thời các trào lưu, trường phái tư tưởng, nghệ thuật ở phương Tây và trong một thời gian rất ngắn. Thực ra, ở trường hợp Việt Nam, sự tiếp nhận các trào lưu tư tưởng phương Tây chưa thật sự hoàn chỉnh mà chỉ dừng lại ở mức độ tái diễn để bắt kịp với xu thế thế giới. Có thể thấy, chủ nghĩa cổ điển vừa mới bắt đầu đã thấy chuyển sang chủ nghĩa lãng mạn, rồi chủ nghĩa hiện thực. Đôi khi, các trào lưu tư tưởng còn diễn ra cùng nhau tạo thành hai luồng tư tưởng mâu thuẫn như phái nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh. Đặc biệt là nền văn học Việt Nam có dịp nhìn lại toàn bộ những ưu khuyết điểm của các trào lưu để chọn lựa, tiếp thu những yếu tố phù hợp với thể trạng trong quá trình hiện đại hóa. Do việc tiếp nhận dồn dập nên các trào lưu, khuynh hướng chưa định hình diện mạo đã bị thay thế hoặc các trào lưu tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau. Chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam

cũng không tránh khỏi từ trường đó. Có thể thấy, những yếu tố lãng mạn chủ nghĩa, yếu tố hiện thực chủ nghĩa song hành cùng với chủ nghĩa hiện đại trong các tác phẩm.

Đối với các trào lưu lãng mạn, hiện thực hay tự nhiên, văn học Việt Nam tái diễn các trào lưu đã qua của thế kỷ trước ở phương Tây, nghĩa là sự tiếp thu trọn vẹn, hoàn chỉnh. Nhưng với chủ nghĩa hiện đại lại là sự tiếp nhận mang tính cập nhật. Vì vậy, văn học Việt Nam đã song hành cùng văn học thế giới trong việc hình thành diện mạo của chủ nghĩa hiện đại. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khách quan về bối cảnh xã hội và bản chất của nền văn học nên không thể đồng hành cùng chủ nghĩa hiện đại đi đến kết thúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của vũ trọng phụng (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)