9. Cấu trúc của luận án
3.1.2. Tinh thần dân chủ
Dân chủ là khái niệm được dùng trong chính trị học. Dân chủ là tên gọi
để chỉ phương pháp ra một quyết định tập thể, trong đó mọi thành viên đều có quyền ngang nhau. Chúng tôi mượn khái niệm này với ý nghĩa là “con người đều có quyền ngang nhau”, tức là các nhân vật trên trang văn đều được nhà văn khắc họa bình đẳng. Ở trường hợp Vũ Trọng Phụng, con người thuộc mọi tầng lớp, bất kể xuất thân, nguồn gốc đều được khắc họa qua lăng kính cái phi nhân.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Công Hoan, con người hiện lên với những hành động bản năng gần với con vật cùng sự thờ ơ, vô tâm trước nỗi đau của đồng loại tạo nên chất trào phúng sâu cay. Nguyễn Công Hoan lên án sự tham
lam, độc ác của những kẻ hám tiền, tư lợi, giàu có. Trong Xuất giá tòng phu,
chồng bắt ép vợ ngủ với quan trên để được thăng quan tiến chức; Thằng ăn
cắp bị ném đá, đánh đập cho đến chết vì hai xu bún riêu; gã ăn mày bị tên nhà
giàu lấy ô tô cán chết vì dám ăn cơm của con chó trong Răng con chó nhà tư
đến những hành vi bản năng của con người trong mối tương quan với hoàn cảnh xã hội. Vì vậy, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan có đôi chút bi quan về con người và cuộc sống hiện thời.
Tương tự tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, thế giới nhân vật trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng cũng là xã hội đảo điên, loạn luân, đạo đức xuống cấp. Ngoài ra, Vũ Trọng Phụng còn có một số truyện ngắn mang tính ngụ ngôn như phong cách truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, chẳng hạn như
truyện ngắn Bộ răng vàng. Hai anh em chờ bố chết để tranh nhau bộ răng giả
bằng vàng nên cạy cả mồm người chết, “Mà cái mồm, một cái mồm không răng trông sâu hoăm hoẳm mà tối om om, sau khi đã bị vành thì thôi, nhất định không thèm ngậm lại. Người chết hình như trợn mắt, há mồm, nguyền
rủa thằng con bất hiếu, trông đáng sợ vô cùng”. Truyện ngắn Thủ đoạn kể về
cậu ký H. đánh đập bắt vợ bán mình cho ông chủ để được công danh. Không ép được vợ, cậu ký H. đành lòng bán thân cho ông chủ hằng đêm để thay thế.
Ở chừng mực, thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng có điểm giống nhau. Nhưng Nguyễn Công Hoan hướng đến lên án bọn giàu có, quan quyền, có học nhưng lòng dạ hẹp hòi, tham lam. Còn Vũ Trọng Phụng lại hướng đến khắc họa con người nói chung, kể cả giàu nghèo, sang hèn. Tất cả các nhân vật bất kể nguồn gốc, xuất thân đều dân chủ trên trang văn của ông. Từ những hạng giàu sang như Nghị Hách (Giông tố), bà Phó Đoan, Văn Minh, cụ cố Hồng (Số đỏ) đến những hạng
nghèo hèn Thị Mịch, cụ đồ Uẩn – bố mẹ Thị Mịch (Giông tố), anh Cả Thuận
(Không một tiếng vang), cả bọn quan chức trong Vỡ đê, bọn chức sắc làng
Quỳnh Thôn (Giông tố); tầng lớp tri thức như cậu ký H. (Thủ đoạn), Việt
Anh, Huỳnh Đức (Dứt tình); nông dân như con dân làng Quỳnh Thôn (Giông
Chẳng hạn như đám đông nghèo hèn chờ nhận phát chẩn của Nghị Hách trong
Giông tố:
Giờ phát chẩn đã nhất định là 8 giờ sáng, nhưng theo lệnh của quan sở tại, một toán lính khố xanh đã phải đến giữ trật tự từ lúc mặt trời mới lên. Dân lĩnh chẩn phải đợi tại một chỗ, để sẽ lần lượt đến trước cửa ấy lĩnh gạo và tiền, rồi giải tán bằng nẻo dốc bên kia. Trong khi chờ đợi, họ nằm ngồi hỗn độn, cãi nhau chửi nhau, đánh nhau, ỉa đái tung tóe ra cả quanh đấy, và để cho lính đánh đập. Bọn có máu mặt mà đi lĩnh chẩn thì cũng đem những bộ quần áo rách ra mặc y như đám cùng dân vô sản, còn bọn vô sản mà bẩn thỉu rách rưới, cái đó là cố nhiên đi rồi.
Nam Cao được nhắc đến như một tác gia lớn của văn học Việt Nam với
những tác phẩm như Chí Phèo, Sống mòn,… Ông thấu hiểu con người đến tận
chân tơ kẽ tóc, từ những suy tư vặt vãnh đến những khát vọng, hoài bão,
những hành vi yếu hèn cho đến những tâm hồn cao đẹp. Chẳng hạn, Lão Hạc
trong truyện ngắn cùng tên, vợ chồng anh Đĩ Chuột trong truyện ngắn Nghèo,
Lang Rận và mụ Lợi trong Lang Rận, Thị Nở trong Chí Phèo,… đều được
khắc họa làm nổi bật nhân cách, tâm hồn đẹp với những khát khao được sống, quyền được hạnh phúc và quyền được làm người. Cả Nam Cao và Vũ Trọng Phụng đều có quan điểm dân chủ khi xây dựng hình tượng nhân vật. Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao từ tri thức đến nông dân, hay giàu sang, nghèo hèn cũng đều xấu xí, tha hóa, biến chất bởi nhu cầu vật chất. Tuy nhiên, Nam Cao bày tỏ lòng thương cảm đối với thân phận con người với những nhu cầu bản năng. Ngược lại, Vũ Trọng Phụng lại có phần chua cay, nghiệt ngã khi phơi bày tính phi nhân của con người.
So với các nhà văn lãng mạn và hiện thực, nhân vật trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng còn có ý thức cao hơn về con người cá nhân. Tuy nhiên, ý thức cá nhân này có phần mang tính tiêu cực. Nếu các nhân vật nữ trong Tự Lực Văn Đoàn đấu tranh giành quyền bình đẳng, quyền được hạnh phúc,
quyền được giải phóng khỏi khuôn phép, lề thói phong kiến thì trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng lại là những nỗi niềm, khát khao của bản năng dục
tính. Chẳng hạn như bà phó Đoan (Số đỏ), Thị Mịch (Giông tố), Huyền (Làm
đĩ), cô Mai (Cô Mai thưởng xuân) và một số nhân vật khác như cô Tuyết (Số
đỏ), Tuyết (Giông tố),… đều bày tỏ một cách thẳng thắn và quyết liệt những
dục vọng bản năng. Vũ Trọng Phụng cũng không ngần ngại khi miêu tả và phân tích bản năng dục vọng của các nhân vật nữ. Vũ Trọng Phụng còn đặt trong đối trọng với bản năng dục vọng của các nhân vật nam như Nghị Hách (Giông tố), Xuân tóc đỏ (Số đỏ), ông chủ (Thủ đoạn), Liêm (Lấy nhau vì
tình),… Dưới lăng kính cái phi nhân, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nhấn
mạnh tính chất dân chủ ở cả tầng lớp, giai cấp và giới tính. Rõ ràng, tiếng nói về ý thức cá nhân hay dân chủ của các nhân vật trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng mang tính nhân bản.
Qua vấn đề phi nhân, Vũ Trọng Phụng đã đưa ra những triết lý mang ý nghĩa nhân bản. Tuy còn có phần cay nghiệt nhưng Vũ Trọng Phụng đã khắc họa nhân vật với cái nhìn toàn diện và tinh thần dân chủ. Vũ Trọng Phụng không chỉ chứng tỏ giữ vững tinh thần của chủ nghĩa hiện đại qua cái phi nhân mà còn chứng tỏ quan điểm, tư tưởng hiện đại hơn so với các nhà văn đương thời.