Tình huống nghịch dị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của vũ trọng phụng (Trang 164 - 169)

9. Cấu trúc của luận án

4.2.2. Tình huống nghịch dị

Trongtiểu thuyết Giông tố, Vũ Trọng Phụng sử dụng thủ pháp nghịch

dị để khắc họa cả làng Quỳnh Thôn, huyện Cúc Lâm, từ quan quân tới con dân đều trở nên bất tín, thấp hèn trước thế lực đồng tiền. Còn gia đình Nghị Hách là thế giới đảo điên, loạn luân vì sự bất tín và dâm dục.

Ngoài ra, Vũ Trọng Phụng còn học tập thủ pháp nghịch dị trong tổ

chức những lễ hội hóa trang Carnival (15). Trong Số đỏ, chương về đám tang

bố cụ cố Hồng lại được đặt tựa Hạnh phúc của một tang giaVăn Minh nữa

cũng nói vào – Một đám ma gương mẫu. Vũ Trọng Phụng đã sử dụng thủ pháp nghịch dị để tạo ra một mô hình kết hợp những yếu tố không tưởng gồm cái chết, sự đau thương với tiếng cười, niềm hân hoan trong một đám tang.

Tất cả đều đeo mặt nạ cải trang trong đám tang để che giấu bộ mặt hân hoan,

hớn hở. Chẳng hạn như ông Phán mọc sừng sung sướng được chia thêm một số tiền vài nghìn đồng; cụ cố Hồng thì “mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ sô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu”; ông Văn Minh bận tâm “chỉ là mời luật sự đến chứng kiến cái chết của ông nội mà thôi” để chia gia tài theo chúc thư; cậu Tú Tân thì “cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến”; bà Văn Minh thì “cứ sốt ruột vì mãi không được mặc những đồ sô gai tân thời”; ông TYPN thì “rất bực mình vì mãi không được thấy sự chế tạo của mình ra mắt công chúng”; Min – Đơ, Min – Toa được thuê giữ trật tự cho đám ma trong lúc không có ai để phạt thì “sung sướng cực điểm, đã trông nom hết lòng”; Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ cũng có “một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt, mốt nhà có đám”; những ông bạn thân của cụ cố Hồng tranh thủ khoe những huy chương Bắc đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tượng bội tinh,… đều cảm động vì “làn da trắng thập thò trong lần áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết”,…

Vũ Trọng Phụng đã tạo nên một lễ hội cải trang đông đúc, hân hoan và náo nhiệt trong lễ tang với thủ pháp nghịch dị. Nhưng mọi mặt nạ đều bị lột bỏ, mọi giả tạo đều bị phơi bày trong lễ hội này:

(15) Chữ dùng của Bakhtin trong cuốn Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu), Nxb Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao – Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

Đám cứ đi…

Kèn ta, kèn tây, kèn tàu lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, song le sự thực thì vẫn thì thầm với nhau, chuyện trò về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may. Trong mấy trăm người đi đưa thì một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan,v.v… Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.

Đám cứ đi…

Còn đám tang trong truyện ngắn Bộ răng vàng là lễ hội của lòng tham

không đáy bất chấp hiếu nghĩa: “Lên giường nằm nghỉ, thằng cả mơ màng đến những cảnh phóng túng chơi bời cũng như thằng hai, sướng bằng mở cờ trong bụng định những việc mưu danh, cầu tước, mua lấy một chân chức sắc

trong làng”. Gia đình họa sĩ Kỳ Khôi trong truyện ngắn Hồ sê líu hồ líu sê

sàng là tình huống bi hài bởi ảo tưởng của mẹ con Tuyết Nương, Bạch Vân:

Trong cái cảnh bừa bộn vô trật tự ấy, cái thản nhiên, cái bình tĩnh của bà mẹ với hai cô thì thật là những kỳ công của tạo hóa! Trong óc mấy người này đều chứa những tư tưởng gì khác, chứ không tráng qua một tư tưởng nào về việc tề gia nội trợ bao giờ. Cho nên Tuyết Nương thì ăn vận theo gái Sài Gòn, còn Bạch Vân gái Huế. Còn bà mẹ, nằm chao mình trong võng, sống một cách uể oải với bộ truyện Phong thần mơ màng đến cái sắc đẹp thủa xưa.

Trong tiểu thuyết Giông tố, Vũ Trọng Phụng còn tổ chức hàng loạt lễ

hội hóa trang khác để lột mặt nạ của đám đông. Chẳng hạn như đám đông kéo nhau đi kiện Nghị Hách đã cưỡng hiếp Thị Mịch:

Trước những cặp mắt toét mà còn tò mò của bọn giai làng, trước những cái mồm cười rất khả ố, cô Mịch cúi gằm mặt xuống đất, vịn vào tay mẹ mà đi. Còn bà

đồ thì coi bộ đăm đăm, chiêu chiêu của một tín đồ đạo Gia tô, đi vào cái hàng sẽ dẫn lên cây thập tự, hoặc sẽ bị chết chém ở thời vua Minh Mệnh vậy.

Cái đám rước ngoạn mục ấy bắt đầu khởi hành. Ba anh phu cắm cổ kéo… Cùng đường, người ta thấy ông chánh hội và nhà viết báo là hai người có những giọng hùng hồn, hết lòng vì nước vì dân.

Đám đông dân nghèo tuy vẫn luôn chửi bới người giàu có và bọn tư sản xấu xa nhưng khi có phát chẩn thì lại tụ tập đúng giờ:

Nào là những ông già, bà già đầu đã trắng xóa như tuyết lụ khụ vừa còng lưng chống gậy vừa lần từng bước để mà ho khạc, quần áo thì bươm như xơ nhộng, nón thì nở hoa như nón bù nhìn, hoặc chột, hoặc què, hoặc thong manh dở, hoặc mù tịt cả hai mắt, có vẻ lử khử như nhọc mệt cuộc đời lắm rồi, mà đi 20 cây số để lấy một rá gạo và một vài hào chỉ, thì dẻo dai gân cốt lắm. Nó là những đàn bà gầy còm, bẩn thỉu, vì khoai, củ chuối, mưa nắng, những cảnh bùn lầy nước đọng, vì đẻ như lợn sề, lưng cõng tay dắt những đứa trẻ xanh xao, toét mắt, bụng ỏng vì giun sán, đi cạnh những ông chồng ngực lép đét lại vì trùng ho lao, mặt mũi hốc hác vì sưu thuế, nạn tổng lý, nạn hối lộ, nạn trộm cướp, nạn bã rượu lậu… Cái đám hàng nghìn người mà ai cũng là bất thành nhân dạng ấy, lôi thôi lốc khốc kéo nhau đến đấy đã từ bao giờ không biết, để tranh giành cướp bóc của nhau những cái thúng mủng, rổ rá, tay nải rồi chửi bới nhau vì thế. Bọn lính giữ trật tự được một dịp roi vọt sướng tay.

Trong Trúng số độc đắc, khi Phúc trúng số mười vạn thì có sẵn đám

đông chờ chực để kiếm lợi. Nhưng khi Phúc bị tòa xử một vụ tai nạn ô tô thì đám đông xung quanh chửi bới sự giàu có của Phúc:

Đến bây giờ, Phúc mới biết tiếc họ chỉ chửi mình có thế. Anh thấy tởm cho loài người. Cái bộ mặt thực của bao nhiêu kẻ vẫn tươi cười bắt tay ta, kính cẩn ngả mũ chào ta, chính nó đã hiện nguyên hình ra đó. Chao ôi, thì ra cái nghĩa lý đời người, cái lẽ chính nhờ nó thiên hạ còn tồn tại được, nhờ nó những kẻ chiến bại

chẳng đến nỗi phải chết non, chết yểu, chỉ là sự ích kỷ, lòng ghen ghét, nó trước mặt ta, thì đeo cái mặt nạ bạc để thơn thớt nói cười mà sau lưng ta thì võ nõ ra bàng, nói xấu, phỉ báng, vu oan, có thế thôi. Cái sự bất nhân vị kỷ xưa nay vẫn cầm cân nẩy mực cho đời, nó lại cần cho sự tiếp tục của loài người như nạn mãi dâm chẳng hạn, vì không có những cái xấu ấy thì xã hội nào cũng không sống được, vậy mà đến nay, Phúc mới nhận thấy rõ. Anh xin thề ngay với mình là từ rày thì buộc chỉ cổ tay, quyết không chịu cứ làm thằng quých của đời để mà tin tưởng mãi cái nhân. Thôi thì bữa nay anh đã giác ngộ, chẳng đến nỗi mở mắt mà như mù, vì đã được bài học tốt.

Bằng thủ pháp nghịch dị, không chỉ các nhân vật chính được khắc họa mà các nhân vật đám đông cũng được Vũ Trọng Phụng dụng công. Những hình ảnh đám đông nghèo hèn, thất học trong buổi phát chẩn của Nghị Hách đến đám đông bọn chức sắc thủ cựu, hủ lậu làng Quỳnh Thôn kéo nhau đi kiện, rồi đám đông các cô hầu gái trong ấp Tiểu Vạn Trường Thành hay đám

đông những người nhờ vả Nghị Hách trong Giông tố là diện mạo của bộ mặt

xã hội đương thời. Đó là một xã hội nghèo đói, dốt nát, hám lợi, hám danh, bị chi phối bởi quyền lực và đồng tiền. Còn đám đông Âu hóa, đám đông cải cách thời trang, đám đông cổ vũ tinh thần thể thao, đám đông cải cách xã hội

trong Số đỏ là diện mạo rỗng tuếch, vô học, mù quáng chạy theo làn sóng văn

minh phương Tây. Những lễ hội hóa trang trong đám tang cụ tổ (Số đỏ), đám

tang ông bố (Bộ răng vàng) là lễ hội của sự giả tạo, xuống cấp đạo đức bởi sự

chi phối của đồng tiền. Có thể nói, hình ảnh đám đông được khắc họa bằng thủ pháp nghịch dị trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng không chỉ đóng vai trò làm nền cho các nhân vật chính mà còn là gam màu chủ đạo của bức tranh xã hội đương thời.

Từ nhân vật nghịch dị đến tình huống nghịch dị đều được Vũ Trọng Phụng dụng công xây dựng nhằm tăng tính hài hước, trào phúng và châm

biếm của tác phẩm. Nhiều ý kiến cho rằng, Vũ Trọng Phụng có quan điểm bảo thủ trong vấn đề hiện đại hóa, văn minh hoặc Âu hóa của xã hội đương thời. Tuy nhiên, theo chúng tôi, Vũ Trọng Phụng là nhà văn có tư tưởng và quan điểm hiện đại so với các nhà văn đương thời. Vũ Trọng Phụng sử dụng thủ pháp nghịch dị châm biếm xã hội văn minh đương thời nhưng chỉ lật mặt những giá trị rởm, làn sóng Âu hóa ồ ạt thiếu hiểu biết, sự xuống cấp đạo đức, hám danh, hám tiền. Vũ Trọng Phụng còn cảnh báo về nguy cơ xuống cấp của nhân phẩm, nhân cách trong thời buổi hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của vũ trọng phụng (Trang 164 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)