9. Cấu trúc của luận án
4.3.2. Phương thức mô hình hóa
Đây là một phương thức đặc trưng để xây dựng tính biểu trưng của hình tượng nhân vật. Bên cạnh phương thức chi tiết hóa, Vũ Trọng Phụng sử dụng phương thức mô hình hóa như một phương thức nhằm tạo khuôn mẫu, định hình hình tượng nhân vật để tăng tính biểu trưng cho từng loại hình nhân vật.
Vũ Trọng Phụng còn sử dụng những chi tiết đồ vật lặp đi lặp lại ở cùng một kiểu dạng nhân vật để biểu trưng hóa hình tượng nhân vật. Thử khảo sát vài nhân vật thuộc kiểu dạng nhân vật phụ nữ trung niên sớm góa chồng hoặc
có chồng giàu có. Chẳng hạn như bà Nghị trong tiểu thuyết Giông tố được Vũ
Trọng Phụng mô tả như sau:
Bà nghị trạc ngoại tứ tuần rồi, song mặt mũi lúc nào cũng trát bự những phấn son. Cách trang điểm còn trai lơ như đôi tám. Trong mỗi tháng, bà chỉ bận độ dăm ngày phải ngồi trên xe nhà, lần lượt đến chỗ có thấy chục nóc nhà mà bà cho thuê.
Tiếp đến, bà Phó Đoan trong tiểu thuyết Số đỏ cũng được ghi lại tỉ mỉ như sau:
Cửa xe mở, một bà trạc ngoại tứ tuần mà y phục còn trai lơ hơn của các thiếu nữ, mặt bự ra những son và phấn, tóc đen lay láy nhưng mà quăn quăn, cả người nặng ít ra cũng bảy mươi cân, nhưng cái khăn vành dây đúng mốt hết sức thì lại nhỏ xíu và ngắn ngủn có một mẩu, một tay cầm một cái dù Nhật tí hon và một cái ví da
khổng lồ, tay kia ôm một con chó bé trông kỳ dị như một con kỳ lân, bước xuống đất một cách nặng nề vất vả.
Cuối cùng, bà Năm trong tiểu thuyết Dứt tình được Vũ Trọng Phụng
khắc họa như sau:
Đó là một người đàn bà to béo có tướng đàn ông. Phấn không xóa nhòa những đường răn reo ở mặt. Sáp đáng lẽ phải tăng vẻ tươi cho cặp môi lại chỉ khiến nó thêm có vẻ khôi hài. Đã thế lúc nào cũng kèm bên mình một cái ví da nho nhỏ, một cái dù Nhật sặc sỡ và xinh xinh.
Như vậy, Vũ Trọng Phụng dùng một khuôn mẫu để xây dựng hình
tượng phụ nữ góa chồng hoặc có chồng giàu có, gồm các đặc trưng như trạc
ngoại tứ tuần, phấn, son, y phục trai lơ, ngồi trên xe, ví da, dù Nhật, ôm chó.
Hơn nữa, khi xây dựng hình tượng bà Phó Đoan trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ
Trọng Phụng còn hai lần gắn sự xuất hiện của bà Phó Đoan với ví da, dù
Nhật. Vũ Trọng Phụng có chủ ý khi sử dụng những hình ảnh lặp lại để khắc
họa hình tượng nhân vật nhằm định hình cho người đọc kiểu loại nhân vật đặc trưng gắn với những chi tiết đó.
Trong tiểu thuyết Giông tố, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng tình huống
cả làng kéo nhau đi kiện Nghị Hách vì tội cưỡng hiếp Thị Mịch. Vụ kiện đó đã không tác động đến Nghị Hách mà ảnh hưởng đến đời sống của người dân làng Quỳnh Thôn. Có thể thấy, sức mạnh của quyền lực chi phối mạnh mẽ trong đời sống của con người. Vũ Trọng Phụng đã xây dựng được mô hình sức mạnh của quan quyền, của đồng tiền, “Từ khi xảy ra cái việc không may cho cô gái quê làng Quỳnh Thôn, tính đến nay đã được 20 hôm. Trong khoảng
hơn nửa tháng trời, cả làng, từ trẻ đến già, từ nhớn đến bé, đã sống qua những
ngày giờ nặng trình trịch, rất hỗn loạn”. Nếu như Franz Kafka trong Lâu đài mô
hình hóa quyền lực của bộ máy nhà nước với sự lạnh lùng, vô cảm thì Vũ Trọng Phụng lại nhấn mạnh sức tác động và ảnh hưởng của quyền lực trong đời sống con người. Quyền lực trở thành nỗi sợ hãi, sự ám ảnh đối với người dân làng Quỳnh Thôn. Ở mức độ nhất định, Vũ Trọng Phụng có nét tương
đồng về mặt tư tưởng với Franz Kafka trong tiểu thuyết Lâu đài nhưng chưa
xây dựng được hình tượng mang tính biểu trưng phổ quát.
Vũ Trọng Phụng còn lược bỏ tên riêng của nhân vật, như T.Y.P.N, Văn Minh, cô ký H., cậu ký H.,... Hoặc đặt tên kèm theo đặc tính như Xuân Tóc Đỏ, ông Phán mọc sừng, hay Min Đơ, Min Toa (số hiệu cảnh sát theo tiếng Pháp). Điều này cũng chứng tỏ sự trừu tượng hóa ở mức độ cao. Vũ Trọng Phụng còn xây dựng những hình tượng mang tính biểu trưng được “bất tử
hóa” như Con cầu tự (Cậu Phước) lớn “nồng nỗng” đến tuổi dậy thì, tiết phụ
(Phó Đoan) nhưng lại là “thủ tiết với hai đời chồng”, Xử nữ (Cô Tuyết) trở
thành “bán Xử nữ” – gái trinh một nửa, nhà sư (sư Tăng Phú) nhưng lại ăn
thịt chó và chủ bút tờ báo Gõ mõ, anh hùng cứu quốc (Xuân Tóc Đỏ) nhờ
mưu mẹo (bỏ truyền đơn vào túi hai ứng cử viên để họ bị bắt) và may rủi (thua để giữ mối bang giao), lang Tỳ, lang Phế đại diện cho lang băm,…
Vũ Trọng Phụng còn biểu trưng hóa thái độ nhân vật qua ngôn ngữ như
cậu con cầu tự với câu nói cửa miệng: Em chã, em chã; hay cụ cố Hồng luôn
mồm Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi!; tinh thần cải cách xã hội của họa sĩ TYPN, Âu hóa của Văn Minh. Nhà văn này còn xây dựng tính biểu trưng qua những đồ vật như ma nơ canh biểu tượng của trang phục tân thời, bảng hiệu Âu Hóa với “Cái thẹo lộn xuôi là chữ U, còn cái thẹo chổng ngược chính là chữ A” là
biểu tượng của làn sóng văn minh. Đặc biệt là Đám ma gương mẫu là biểu
Nhân vật của Vũ Trọng Phụng còn hiện rõ dần dần qua diễn biến của cốt truyện. Ban đầu, nhân vật chỉ xuất hiện lờ mờ với diện mạo không rõ. Chẳng hạn, Vũ Trọng Phụng khắc họa Xuân Tóc Đỏ qua vài nét trong quá khứ chứ không nói rõ xuất thân. Sau đó, Xuân Tóc Đỏ hiện lên qua lời tiên đoán hậu vận của thầy bói. Qua quá trình tham dự vào công cuộc cải cách xã hội và trở thành nhà chính trị đại tài, người đọc phần nào phác họa được nhân cách của Xuân Tóc Đỏ như Xuân Tóc Đỏ học vẹt và nhắc lại toàn bộ lời của Văn Minh, Joseph Thiết cho thấy đầu óc nhanh nhạy; Xuân Tóc Đỏ đánh lỗi mấy quả cầu vì bộ đùi trắng của cô Văn Minh, tán tỉnh Tuyết và bà Phó Đoan cho thấy cái liếc mắt đa tình; Xuân Tóc Đỏ bắt tay với ông thầy bói, cảnh sát và sư Tăng phú để tung hô, để làm ăn, để lập mưu tính kế cho thấy gian xảo, tham vọng. Có thể nói, diện mạo, nhân cách của Xuân Tóc Đỏ, hay nói cách khác là con người Xuân Tóc Đỏ hoàn toàn là kết quả của xã hội Âu hóa đương thời. Đối với nhân vật Nghị Hách, Vũ Trọng Phụng vẫn miêu tả diện mạo, xuất thân từ anh cai phu mỏ nhưng lịch sử nhân vật bị giấu đi. Cho tới cuối tác phẩm, người đọc mới định hình rõ quá khứ xấu xa đầy tộc ác của Nghị Hách qua lời của dân làng Quỳnh Thôn, bà Nghị và ông già Hải Vân.
Tuy Vũ Trọng Phụng chỉ dừng lại ở mức độ loại hình hóa nhân vật bằng các đặc điểm diện mạo, ngôn ngữ nhưng đã xây dựng được những hình tượng biểu trưng cho thời đại và chứng tỏ sự nhịp bước của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX so với văn học thế giới.
Tiểu kết
Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng không chỉ hiện đại ở chủ đề mà còn hiện đại về mặt thi pháp. Đôi khi, Vũ Trọng Phụng vẫn còn vụng về khi sử dụng những thủ pháp nghệ thuật theo trào lưu chủ nghĩa hiện đại nhưng đó là
những nỗ lực đáng trân trọng của một nhà văn mang sứ mệnh hiện đại hóa nền văn học dân tộc.
Từ nghệ thuật tiếp cận hiện thực đến tính biểu trưng hay thủ pháp nghịch dị đều được Vũ Trọng Phụng tiếp nhận và vận dụng sáng tạo. Đối với nghệ thuật tiếp cận hiện thực, Vũ Trọng Phụng đã có những cách tân đáng kể
so với các nhà văn hiện thực đương thời. Qua Số đỏ, Giông tố và một số
truyện ngắn, kịch ngắn, Vũ Trọng Phụng sử dụng phương thức phản ánh hiện thực độc đáo qua mô hình tự sự ẩn ý – tượng trưng và thủ pháp cắt dán điện ảnh. Bên cạnh đó, thủ pháp nghịch dị được Vũ Trọng Phụng sử dụng hỗ trợ sức tái hiện hiện thực và mở ra trường tiếp nhận cho người đọc. Đối với tính biểu trưng, Vũ Trọng Phụng tiếp nhận và vận dụng nhưng chưa tạo được sự đột phá. Điều này cũng dễ hiểu, trong một thời gian ngắn khó để đòi hỏi sự tiếp nhận sâu sắc cũng như sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ thuật, thủ pháp của văn học phương Tây.
Trào lưu chủ nghĩa hiện đại hiện đại luôn luôn tìm kiếm những hình thức nghệ thuật mới để đáp ứng nhu cầu diễn đạt trong văn học nghệ thuật. Do đó, trào lưu chủ nghĩa hiện đại bao gồm nhiều ý thức thẩm mỹ và khuynh hướng sáng tác xuất hiện liên tục và dồn dập. Với tư cách là một trong những nhà văn tiên phong tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại, Vũ Trọng Phụng đã có những nỗ lực khi tiếp nhận cũng như chọn lựa những thủ pháp và kỹ thuật của trào lưu chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm. So với bình diện chủ đề, dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại xét trên bình diện thi pháp trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng không đậm nét bằng. Hơn nữa, một số thủ pháp và kỹ thuật còn dung hòa cùng chủ nghĩa hiện thực, chẳng hạn như nghệ thuật tiếp cận hiện thực, thủ pháp nghịch dị. Dù vậy, Vũ Trọng Phụng cũng đã đạt được những
thành công khi vận dụng những thủ pháp này trong các tác phẩm như Số đỏ,
KẾT LUẬN
Tuy xuất hiện vào giai đoạn hậu kỳ của thời hiện đại nhưng về cơ bản, chủ nghĩa hiện đại vẫn nằm trong sự chi phối của tư duy duy lý và chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Chủ nghĩa hiện đại vừa mang tinh thần tiên phong sáng tạo nhưng cũng nằm trong chuẩn mực của khuôn mẫu “đại tự sự” thời hiện đại.
Việt Nam là một trong bốn nước Đông Á đồng văn tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại như một trào lưu tư tưởng phương Tây trong quá trình hiện đại hóa văn học. Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã tiếp thu và vận dụng hầu hết các trào lưu tư tưởng của phương Tây thời hiện đại với nhịp độ mau lẹ. Chủ nghĩa hiện đại xuất hiện đúng lúc và đáp ứng nhu cầu tìm một cách thức diễn đạt khác của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Với tư cách là trào lưu văn học nghệ thuật, chủ nghĩa hiện đại phương Tây hoàn toàn phù hợp với dưỡng chất ở môi trường văn học Việt Nam.
Nếu như văn học Việt Nam mở đầu công cuộc hiện đại hóa với chủ nghĩa lãng mạn qua tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn và phong trào Thơ Mới; tiếp theo là đi đến đỉnh cao với trào lưu văn học hiện thực với những nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao; thì vai trò kết thúc trọn vẹn công cuộc hiện đại hóa văn học do chủ nghĩa hiện đại đảm nhận. Chủ nghĩa hiện đại tuy chưa có đủ thời gian để lại những dấu ấn nổi bật trong công cuộc hiện đại hóa văn học nhưng cũng có những đóng góp đáng kể. Chủ nghĩa hiện đại được xem cứu cánh cho giai đoạn thoái trào của phong trào Thơ Mới khi chủ nghĩa lãng mạn đi vào con đường tiêu cực. Các nhà thơ Hàn Mặc Tử, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Sanh, Đinh
Hùng, Chế Lan Viên,… đều tìm đến chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực nhằm tìm một cách thức diễn dạt khác trong thơ ca. Vì vậy, theo chúng tôi, chủ nghĩa hiện đại cũng có vai trò và vị trí khá quan trọng trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Cùng với chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện đại đã đồng hành cùng chặng đường hiện đại hóa văn học ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Nói cách khác, chủ nghĩa hiện đại đã gánh vác sứ mệnh kết thúc trọn vẹn chặng đường hiện đại hóa của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Bên cạnh các nhà Thơ Mới, một trong những nhà văn góp phần lớn tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa hiện đại là Vũ Trọng Phụng. Theo như ghi chép của các tài liệu trên báo chí đương thời, Vũ Trọng Phụng có ý thức và sẵn sàng cho việc tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại. Vũ Trọng Phụng còn lớn lên và sinh sống trong môi trường đô thị có những biến đổi mau lẹ và sâu sắc những năm nửa đầu thế kỷ XX đã hình thành nhãn quan đô thị - nhãn quan logic và đa chiều. Tuy Vũ Trọng Phụng phản ứng có phần gay gắt khi đứng trước làn sóng văn minh Âu hóa nhưng đó là sự tiếp nhận có ý thức và có chiều sâu. Theo chúng tôi, “tri giác đô thị” của Vũ Trọng Phụng đã góp phần cho việc tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa hiện đại vào trong sáng tác.
Qua khảo sát tác phẩm của Vũ Trọng Phụng ở cả bình diện nội dung và nghệ thuật, chúng tôi thấy rằng, tuy chủ nghĩa hiện đại không phải là khuynh hướng chính chi phối ngòi bút sáng tạo nhưng là nguồn mạch góp phần đưa tác phẩm của Vũ Trọng đạt đến đỉnh cao về giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Trước hết, chủ nghĩa hiện thực vẫn là khuynh hướng chính trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Còn chủ nghĩa hiện đại không xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng mà xuất hiện đậm nhạt khác nhau ở mỗi tác phẩm. Có thể thấy, yếu tố chủ nghĩa hiện đại đậm đặc nhất trong các tiểu
Cô Mai thưởng xuân, Bà lão lòa, Một đồng bạc, Con người điêu trá,… và vở
kịch Không một tiếng vang, Cái chết bí mật của một người trúng số độc đắc.
Tuy nhiên, Vũ Trọng Phụng tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại chỉ mới dừng lại ở mức thử nghiệm ban đầu chứ chưa vận dụng một cách nhuần nhuyễn. Đây là điều đáng tiếc bởi đời văn của Vũ Trọng Phụng quá ngắn ngủi. Vũ Trọng Phụng tiếp thu chủ nghĩa hiện đại như là sự bù đắp cho những khiếm khuyết của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên. Nếu chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên chú trọng phản ảnh bề mặt của hiện thực đời sống thì chủ nghĩa nghĩa hiện đại nhấn mạnh nguyên nhân sâu xa đằng sau bề mặt hiện thực. Cùng một sự kiện, hiện tượng nhưng Vũ Trọng Phụng đưa đến cho người đọc nhiều quan điểm, thái độ và cách lý giải khác nhau. Vũ Trọng Phụng không nhìn sự việc, hiện tượng một phía mà cầm nó lên, xoay ngang, xoay dọc để phản ánh một cách hiện thực nhất.
Vũ Trọng Phụng đôi khi còn áp đặt luận đề đối với người đọc trong các tác phẩm. Điều này không khơi gợi tư duy hoặc gợi mở suy nghĩ cho người đọc mà phần nhiều định hướng quan điểm tư tưởng của người đọc sao cho đi theo chủ ý của tác giả. Khi tiếp thu và vận dụng các lý thuyết mới của phương Tây như Phân tâm học của Freud hoặc các tác phẩm văn chương phương Tây, Vũ Trọng Phụng thường dẫn lời trực tiếp nên có phần khiên cưỡng.
Qua lăng kính của chủ nghĩa hiện đại, chúng tôi mong muốn có những phát kiến, lý giải và một lần nữa có những đánh giá xác đáng về giá trị của tác phẩm Vũ Trọng Phụng. Thứ nhất, về vấn đề tiếp nhận, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng chịu nhiều thăng trầm trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam. Cùng với chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa hiện đại đã góp phần tăng sức mạnh diễn ngôn phản ánh hiện thực trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Chủ nghĩa hiện đại không chỉ hỗ trợ cho nghệ thuật tiếp cận
hiện thực của chủ nghĩa hiện thực qua mô hình tự sự ẩn ý – tượng trưng mà còn mở rộng diện nhìn vươn tới đằng sau bề mặt hiện thực với “con mắt camera”. Kỹ thuật cắt dán điện ảnh khiến cho tác phẩm của Vũ Trọng Phụng