Vấn đề phi nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của vũ trọng phụng (Trang 99 - 103)

9. Cấu trúc của luận án

3.1. Vấn đề phi nhân

Nhà phân tâm học Pierre Fédida cho rằng, cần phân biệt thuật ngữ tính

phi nhân (tiếng Pháp: inhumain) và phi nhân tính (tiếng Pháp: déshumain).

Theo Pierre Fédida, phi nhân tính là những kinh nghiệm tâm lý cực đoan

trong đó hình ảnh đồng loại, diện mạo của người khác bị xóa bỏ một cách tạm

thời. Còn theo nhà triết học Everlyne Grossman trong bài giảng về Tính phi

nhân hiện đại tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội (tháng 8/2010), cho rằng,

tính phi nhân của con người nên hiểu theo nghĩa thoát ra khỏi những giới hạn của con người, có nghĩa là con người cũng có phần động vật, có phần thần thánh, cũng có nguy cơ phát điên hay trở nên thái quá hoặc dã man. Ngoài ra, cái phi nhân còn là ý muốn thoát khỏi những giới hạn của tính hợp lý cổ điển nhưng lại không thể tách rời khỏi quan niệm cổ điển đã thiết lập (quan hệ với

con người, cấu thành nên bản chất con người. Do đó, không nên kìm nén, chối bỏ cái phi nhân mà nên đối mặt với một ý thức đầy đủ.

Trước đó, nhà triết học hậu hiện đại Jean-François Lyotard trong công

trình The Inhuman: Reflections on Time (Cái phi nhân: Những phản chiếu về

thời đại) (1988) cho rằng, cái phi nhân là sự ám ảnh của tâm hồn và bất đồng với nền văn minh của xã hội. Jean-François Lyotard còn cho rằng, cần phải đối mặt và giải quyết những vấn đề xung quanh cái phi nhân nếu không muốn gây ra sự khủng khoảng trong cấu trúc nhân cách con người:

Chúng ta trước tiên nên nhớ rằng nếu cái tên của con người có thể và phải hòa lẫn giữa bất định nguồn gốc và thiết lập hoặc lý do tự thiết lập, nó cùng với tên của cái phi nhân. Tất cả các hình thức giáo dục là phi nhân bởi vì nó không xảy mà không có sự cưỡng ép và khủng bố;

Và ngược lại, mọi thứ trong sự thiết lập, trong trường hợp này, có thể cắt bỏ sự phiền muộn và bất định cũng là sự đe dọa rằng tinh thần không thể không sợ hãi, và một cách đúng đắn, sự bãi bỏ của quyền lực phi nhân(13). (Lyotard, 1991, tr.4-5)

Trong văn học thời Phục hưng với chủ nghĩa nhân văn, con người là trung tâm của cái đẹp, chuẩn mực để đo lường vạn vật, tài năng, dáng hình là kiểu mẫu của muôn loài và cuộc sống trần gian là nơi đáng sống. Nhưng đến đầu thế kỷ XX, trong văn học chủ nghĩa hiện đại lại hình thành tư tưởng thế giới phi hài hòa, tính phi nhân của con người, những mâu thuẫn, đối nghịch với hoàn cảnh, thái độ hoài nghi, bi kịch cô đơn, tuyệt vọng,… Điều này được

(13) Tạm dịch từ The Inhuman: Reflections on Time của Jean-François Lyotard: “We should first remember

that if the name of human can and must oscilate between native indetermination and instituted or self- instisuting reason, it is the same for the name of inhuman. All education is inhuman because it does not happen without constraint and terror; (tr.4)

And conversely, everything in the instituted which, in the event, can cut deep with distress and indetermination is so threatening that reasonable mind cannot fail to fear in it, and rightly, an inhuman power of deregulation.” (tr.5)

giải thích do sự khủng hoảng của tư duy duy lý, hậu quả bi kịch của Đại chiến thế giới lần thứ nhất và sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm con người mất niềm tin vào khả năng nhận thức cũng như chi phối thế giới của bản thân. Vấn đề phi nhân được nêu ra trong chủ nghĩa hiện đại được xem là quan điểm nhìn lại con người một cách toàn diện và dân chủ. Bởi vì nhờ các thành tựu khoa học và kỹ thuật, con người đã khám phá ra nhiều điều bí ẩn của tự nhiên, vũ trụ cũng như của chính bản thân mình. Chẳng hạn, theo lý thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud, cấu trúc nhân cách của con người bao gồm cả phần vô thức, đó là bản năng, tham vọng, dục vọng, sợ hãi, cái ác,… Hơn nữa, theo lý thuyết Phân tâm học của Carl Jung, ngoài phần vô thức cá nhân, cấu trúc nhân cách con người còn có phần ẩn sâu vô thức tập thể, đó là những bản tính nguyên mẫu của loài người bất kể giai cấp, tín ngưỡng, chủng tộc. Vì vậy, cái phi nhân hay vấn đề phi nhân theo chủ nghĩa hiện đại còn là kết quả của những thành tựu khoa học kỹ thuật khi vươn đến khám phá những tầng sâu xa trong cấu trúc nhân cách con người.

Khi trình độ xã hội phát triển vượt qua sự hiểu biết của tư duy duy lý, cái phi nhân được xem là cách giải thích cho sự tàn phá, vô nhân đạo của chiến tranh, vô cảm của xã hội công nghiệp trong thời hiện đại. Thêm nữa, sự lớn mạnh của sản xuất công nghiệp và thương mại là môi trường lý tưởng cho cái phi nhân. Cho nên, nhiều nhà văn chủ nghĩa hiện đại nhấn mạnh đến vấn đề phi nhân, đặc biệt, qua đó cảnh báo sự suy đồi, đạo đức trong môi trường công nghiệp hóa và thương mại hóa.

Trong văn học chủ nghĩa hiện đại phương Tây, có thể bắt gặp thế giới

đầy rẫy cái phi nhân trong các tác phẩm của Kafka như Vụ án, Lâu đài. Nhân

vật Joseph K. trong Vụ án thức dậy biết tin mình bị bắt mà không biết phạm

vô cảm giăng mắc khắp nơi. Nhân vật trong Lâu đài thì quanh quẩn mà không thể tìm đường vào bởi những quyền lực vô hình và phi lý. Có thể thấy, thế giới phi hài hòa, vấn đề phi nhân của con người là những hiện tượng phổ biến trong xã hội công nghiệp, sản xuất hàng loạt ở phương Tây vào thế kỷ XX.

Suy cho cùng, vấn đề phi nhân đã xuất hiện trong chủ nghĩa lãng mạn qua cái thấp hèn (đối nghịch với cái cao cả) và chủ nghĩa hiện thực với cái

xấu (đối nghịch với cái đẹp). Tuy nhiên, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa

lãng mạn chưa có được cái nhìn dân chủ và toàn diện. Con người thường

chiến thắng cái thấp hèn hoặc loại bỏ cái xấu. Chẳng hạn, trong tiểu thuyết

Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo, có thể thấy rõ ràng hai tuyến nhân

vật đại diện cho cái cao cả, cái đẹp (Quasimodo và Esméralda) và cái thấp

hèn, cái xấu (Claude Frollo). Gần gũi hơn, trong tiểu thuyết Tự Lực Văn

Đoàn, cũng là hai tuyến nhân vật đại diện cho cái đẹp như cô Loan (Đoạn

tuyệt), Nhung (Lạnh lùng), Mai (Nửa chừng xuân) và cái xấu như bà Phán (Đoạn tuyệt), bà Án (Nửa chừng xuân),… Trong văn xuôi hiện thực chủ nghĩa, tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao cũng phân chia hai tuyến nhân vật. Mặc dù, đối với Nguyễn Công Hoan và Nam Cao,

nhân vật đại diện cho cái cao cả, cái đẹp đều được khắc họa xấu xí, rách rưới

và nghèo hèn.

Đối với chủ nghĩa hiện đại, cái phi nhân lại là lăng kính nhìn con người một cách toàn diện. Nghĩa là, con người hiện lên với cả cái đẹp và cái xấu, cái cao cả và cái thấp hèn. Con người không chỉ có phần ý thức mà còn bao gồm cả phần vô thức, tức là bao gồm cả những bản năng, tham vọng, dục vọng. Vì vậy, con người hiện lên một cách toàn diện từ “mặt nạ nhân cách” cho đến “bản năng nguyên thủy”. Đây là điểm khác biệt nổi bật của chủ nghĩa hiện đại so với các trào lưu tư tưởng trước đó.

Tuy tính phi nhân được chấp nhận là một phần của con người nhưng nó không được chấp nhận trong phạm trù đạo đức. Với tính phi nhân, có thể lý giải, thấu hiểu con người trong những trạng huống, tình huống nhất định. Ở đây, tính phi nhân của con người cũng là một trong những tác nhân của sự tha hóa. Điều này sẽ được nói rõ hơn trong phần sau khi bàn về vấn đề tha hóa.

Nhìn tổng quan, văn xuôi giai đoạn 1930 – 1945 chia thành hai xu hướng chính là ca ngợi vẻ đẹp con người trong văn xuôi lãng mạn, chẳng hạn như Tự Lực Văn Đoàn; và lên án cái xấu, cái ác trong văn xuôi hiện thực qua tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,… Trong khi đó, Vũ Trọng Phụng lại chủ yếu xây dựng hình tượng nhân vật qua các phản ứng trước những tình huống, trạng huống. Nói cách khác, Vũ Trọng Phụng khắc họa diện mạo nhân vật với phần vô thức, bao gồm cả tính phi nhân. Nhân vật trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng hiện lên rõ nét từ ngoại hình đến bản chất, bản tính. Với Vũ Trọng Phụng, kể cả giàu nghèo, sang hèn, đẹp xấu đều mang tính phi nhân. Nếu giàu sang thì tham lam, dâm dục, dã man, còn nghèo hèn thì lọc lừa, lưu manh, đĩ điếm. Từ Nghị Hách, Phó Đoan, Văn Minh đến Xuân Tóc Đỏ, Thị Mịch đều bộc lộ bản chất theo hoàn cảnh, môi trường sống.

Theo chúng tôi, qua vấn đề phi nhân có thể thấy rõ hai luận điểm mà Vũ Trọng Phụng đặt ra trên bình diện chủ đề. Thứ nhất, con người cần được nhìn nhận toàn diện hơn, bao gồm cả tính phi nhân. Thứ hai, con người cần được nhìn qua quan điểm dân chủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của vũ trọng phụng (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)