9. Cấu trúc của luận án
2.1. Bối cảnh tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam gia
luận án còn khảo sát về sự tiếp nhận và vận dụng các trào lưu tư tưởng hiện đại ở phương Tây của Vũ Trọng Phụng.
2.1. Bối cảnh tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 giai đoạn 1930 – 1945
2.1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa
Bối cảnh lịch sử, điều kiện xã hội và những đặc điểm riêng có của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 chi phối đến quá trình tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại. Đặt chủ nghĩa hiện đại vào bối cảnh văn học hiện đại Việt Nam giúp thấy rõ hơn những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tiếp thu và hoàn chỉnh diện mạo của trào lưu này.
Về cơ bản, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam là một nước thuộc địa của thực dân Pháp. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng cũng gánh chịu nhiều hậu quả như số lượng lớn nam thanh niên bị bắt sang châu Âu phục vụ quân đội Đồng minh; Việt Nam cùng Lào và Campuchia cung cấp nguồn nguyên
liệu thô và thị trường tiêu thụ sản phẩm của châu Âu. Để bù đắp những thiệt hại trong chiến tranh và phục hồi đất nước sau chiến tranh, thực dân Pháp thực hiện chiến lược khai thác thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế công nghiệp với các nhà máy, xí nghiệp, mỏ than, đồn điền được dựng lên để khai khẩn. Nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp truyền thống ở Việt Nam đã bị phân tán, bị xâm lấn bởi cơn lốc công nghiệp. Khi nghiên cứu về vấn đề
Khai thác kinh tế của thực dân Pháp tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX trong
công trình Lịch sử Việt Nam – Từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, Lê Thành
Khôi cho rằng:
Dưới ảnh hưởng của công cuộc thực dân hóa của Pháp, xã hội Việt Nam đã bị biến đổi tận gốc rễ. Trong một đất nước nông nghiệp, hoàn toàn đặt nền tảng trên các thể chế hàng nghìn năm là gia đình và làng xã, việc du nhập hệ thống sản xuất tư bản chủ nghĩa và chính sách cai trị của thực dân đã cho ra đời những tầng lớp xã hội mới: hạt nhân của tầng lớp trưởng giả, được Âu hóa, đối mặt với khối quần chúng vô sản sống bên lề nạn đói. (Lê Thành Khôi, 2017, tr.533)
Hiện đại hóa ở Việt Nam còn là sự chuyển biến từ xã hội phong kiến trung đại sang xã hội công nghiệp hóa, kéo theo đó là hàng loạt những biến
động khác về quan niệm, tư tưởng. Trong bài nghiên cứu Cái nhìn bảo thủ và
bước đi tự phát của một ngòi bút ghi chép lịch sử (Hai bộ mặt của quá trình hiện đại hóa xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX trong tiểu thuyết Số đỏ), Vương Trí Nhàn cho rằng, quá trình hiện đại hóa ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh phức tạp và nhiều trở ngại do chế độ thực dân nửa phong kiến:
Đặc điểm hiện đại hóa ở Việt Nam là nó diễn ra không bình thường. Nó không nảy sinh như một sự phát triển nội tại mà là từ bên ngoài ấn vào. Mà yếu tố bên ngoài đấy lại là nước Pháp thực dân, lúc đó đang đóng vai trò của một thế lực đi xâm lược. Một thời gian dài, với người Việt Nam, chấp nhận hiện đại hóa tức là chấp nhận hành động đồng hóa của bọn xâm lược. Điều đó trái với tinh thần quật
cường chống ngoại xâm (bằng bất cứ giá nào đẩy các thế lực ngoại nhập ra khỏi đất nước) đã thành một truyền thống của lịch sử dân tộc.
Chẳng những thế, trong thực tế, công cuộc hiện đại hóa diễn ra trong máu và nước mắt. Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đã quá trì trệ và con người quen lặn ngụp trong sự lạc hậu rất ngại thay đổi. Đổi mới đối với họ thường khi là một việc làm quá sức. (Vương Trí Nhàn, 2005, tr.148-149)
Nền kinh tế công nghiệp kéo theo sự xuất hiện của đời sống thành thị với tầng lớp thị dân đại diện cho bức tranh thực dân nửa phong kiến. Tầng lớp thị dân chủ yếu xuất thân từ những nông dân bị bứt ra khỏi làng quê bởi sưu thuế, bị lấy mất đất đai cho công nghiệp, đồn điền và gia nhập vào đời sống đô thị bằng nhiều ngành nghề như công nhân, phu phen, buôn thúng bán mẹt,
kéo xe, me tây, gái điếm,… Trong bài nghiên cứu Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
và chủ nghĩa hiện đại ở Việt Nam, Peter Zinoman chỉ ra nguyên nhân hình thành các đô thị và minh chứng bằng các con số chỉ số lượng cư dân ở các đô thị:
Phát triển kinh tế đạt mức kỷ lục trong những năm 1920, do giá thành xuất khẩu hàng hóa Đông Dương cao và sự đầu tư vốn tăng nhanh. Với công nghiệp mở rộng và phát triển của các ngành dịch vụ công cộng đô thị, dân số Hà Nội tăng lên gần gấp đôi, từ 75.000 người năm 1921 đến 128.000 người vào năm 1931. Khi cuộc Đại khủng hoảng ập tới, mặc dù kinh tế suy sụp, nhưng tình hình ngày một tồi tệ ở nông thôn buộc dân cày bỏ xứ ra đi nên dân số Hà Nội vẫn tiếp tục tăng. Vào năm 1937, hơn 154.000 người chen chúc trong thành phố này, trong đó có một số lượng lớn dân nghèo từ nông thôn trôi giạt tới. (Zinoman, 2001, tr.48)
Tầng lớp thị dân của những đô thị tăng dần về số lượng do đời sống công nghiệp ngày càng mở rộng. Một mặt, tầng lớp thị dân này góp phần đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa từ một đất nước nông nghiệp sang công nghiệp. Mặt khác, tầng lớp thị dân với nền học vấn thấp cùng làn sóng văn minh ồ ạt
của thời hiện đại là những câu chuyện bi hài trong đời sống đô thị. Do đời sống đô thị phát triển, thực dân Pháp cho xây dựng nhiều trường học, hệ thống giao thông để thông thương, vận chuyển hàng hóa phục vụ cho công cuộc cai trị. Đồng thời, thực dân Pháp còn đưa vào Việt Nam những thành tựu khoa học, kỹ thuật của châu Âu mặc dù chỉ nhằm mục đích khai thác thuộc địa. Phong trào duy tân đầu thế kỷ XX đã góp phần trong việc tiếp thu những thành tựu khoa học, kỹ thuật và tư tưởng của nước ngoài. Nói những điều này để thấy rằng, Việt Nam đầu thế kỷ XX đã có những bước chuyển mình sang thời hiện đại với nền công nghiệp, tiếp thu nền khoa học, kỹ thuật hiện đại của phương Tây. Đó là những điều kiện cần cho một quá trình hiện đại hóa văn học thông qua việc học tập và lựa chọn mẫu hình phương Tây.
Về mặt văn hóa, đến cuối thế kỷ XIX, chữ Quốc ngữ ghi âm tiếng Việt bằng ký tự La tinh được đưa vào sử dụng làm ngôn ngữ hành chính (vào ngày 01/01/1882) là bước ngoặt lớn đối với xã hội Việt Nam. Chữ Quốc ngữ đóng vai trò mấu chốt trong việc hiện đại hóa văn học. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ không chỉ là sự cưỡng ép từ phía của thực dân Pháp với mục đích cai trị, mà còn do các nhà duy tân muốn tìm ra một chữ viết dễ dàng trong việc truyền bá và vận động quần chúng nhân dân. Do vậy, chữ Quốc ngữ đã được sử dụng rộng rãi trong cả nước. So với một số nước phương Tây với ngôn ngữ được sử dụng từ lâu đời, nền văn học Việt Nam với một chữ viết mới đang háo hức trước công cuộc hiện đại hóa văn học là mảnh đất màu mỡ cho những phong trào tiền phong.
Nền giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ thay thế cho chữ Hán đã đào tạo ra nhiều thế hệ trí thức dân tộc. Đặc biệt là trong bối cảnh văn học Việt Nam đang bước vào cuộc tiếp xúc lần thứ hai – tiếp xúc với văn hóa phương Tây, tầng lớp trí thức Tây học đóng vai trò quan trọng. Đó là lực lượng chính trong việc tiếp nhận và áp dụng những lý thuyết, trào lưu tư
tưởng mới của phương Tây vào Việt Nam. Bằng vốn tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ, họ đã trực tiếp tiếp xúc và dịch nhiều văn bản, tài liệu, sách báo từ phương Tây. Đối với văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, một số tư tưởng văn nghệ phương Tây đã được tiếp thu một cách cập nhật. Ở một số trường hợp, đó còn là sự đồng hành trong quá trình hình thành và hoàn chỉnh diện mạo những trào lưu tư tưởng đó. Việc cập nhật những kiến thức, tiếp thu tư tưởng văn nghệ đã giúp văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX thu hẹp khoảng cách với phương Tây hiện đại trong một thời gian ngắn.
Cả về mặt lịch sử, xã hội và văn hóa ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX không thể so sánh với phương Tây. Vì vậy, chúng tôi không hướng đến so sánh sự hơn kém mà chỉ ra những đặc điểm, những thuận lợi cũng như những khó khăn của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX khi tiếp nhận tư tưởng văn nghệ phương Tây nói chung và chủ nghĩa hiện đại nói riêng. Ở phần sau sẽ tiếp tục phân tích về bối cảnh văn học ở Việt Nam đầu thế kỷ XX để thấy rõ hơn bối cảnh tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại.
2.1.2. Bối cảnh văn học
Đến thế kỷ XIX, nền Hán học ở Việt Nam cũng có những thay đổi tích cực như tránh việc “tầm chương trích cú”. Đó là một yếu tố tích cực tác động mạnh mẽ đến phong trào duy tân đầu thế kỷ XX của những nhà Nho. Ngoài
ra, qua các bản dịch và giới thiệu Tân thư của Lương Khải Siêu và Khang
Hữu Vi, các nhà Nho đã dần dần tiếp xúc với văn minh, văn hóa phương Tây. Cùng với chữ Quốc ngữ, hoạt động báo chí, xuất bản phát triển mạnh cũng thúc đẩy, cổ vũ cho những hoạt động sáng tác thơ văn, chẳng hạn như cuộc thi
tiểu thuyết do Nông cổ mín đàm khởi xướng. Đến năm 1917, tạp chí Nam
Phong tổ chức cuộc thi thơ văn với tiêu chí “Tiểu thuyết phải làm theo lối Âu châu, tự đặt ra, không được dịch hoặc bắt chước chuyện Tàu, chuyện Tây.
Phải dùng phép tả thực, không được bịa đặt việc hoang đường, kỳ quái” (Lộc Phương Thủy, 2015, tr.20-21).
Những yếu tố tác động bên ngoài cộng với lòng háo hức của những tư tưởng canh tân đất nước đầu thế kỷ XX ở Việt Nam chính là động lực duy tân xã hội và hiện đại hóa văn học. Đến đầu thế kỷ XX, theo Lộc Phương Thủy
trong bài Tổng quan về sự tiếp thu tư tưởng văn nghệ Âu – Mỹ vào Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã xác định lựa chọn mẫu hình phương Tây:
Kết quả lựa chọn đã được tuyên bố, mô hình thẩm mỹ phương Tây đã được tuyển chọn một cách dứt khoát, cắt đứt hoàn toàn với mô hình tư duy truyền thống. Nền văn nghệ mới không còn hướng về đạo lý, phục vụ đạo lý, không còn theo những mẫu đã đóng sẵn từ ngàn năm mà hướng về cái đẹp, hướng về cuộc sống tuy đang bị xáo trộn, trật tự bị đảo lộn, bị xô đẩy, nhưng hứa hẹn những mầm mống mới. (Lộc Phương Thủy, 2015, tr.27)
Sự lựa chọn mẫu hình văn học phương Tây không chỉ là sự lựa chọn theo những áp lực và tác động bên ngoài mà còn là sự lựa chọn theo nhu cầu tự thân của văn học Việt Nam. Kể cả các nhà Nho như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,… cũng đã sử dụng chữ Quốc ngữ (ghi âm tiếng Việt bằng ký tự La tinh – phương Tây) và loại bỏ dần cách sáng tác thơ văn theo niêm luật, hệ thống tượng trưng ước lệ. Sự lựa chọn mẫu hình văn học phương Tây được ủng hộ và lan rộng khắp cả nước. Việc nền giáo dục Hán học bị bãi bỏ cũng là một trong những lý do khiến cho Việt Nam không tiếp tục lựa chọn mẫu hình văn học Trung Quốc mà trở thành “quan hệ song hành” như nhận định của
Trần Đình Sử trong bài Cuộc gặp gỡ Đông Tây và cơ duyên tiến bộ của văn
học các nước Đông Á (Qua thực tiễn văn học Trung Quốc và Việt Nam), “văn học hiện đại Trung Quốc tính từ thời Ngũ Tứ và văn học hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỷ XX là quan hệ song hành, cùng thực hiện thay đổi hình thái văn
học do ảnh hưởng văn học phương Tây trải qua những thay đổi tương đồng về nhiều mặt” (Trần Đình Sử, 2011, tr.28).
Đến những năm đầu thế kỷ XX cùng với chữ Quốc ngữ, các nhà duy tân và các nhà văn Nam Bộ khởi động công cuộc hiện đại hóa. Nền văn học mới chuyển từ mẫu hình trung đại sang hiện đại không tránh khỏi những bỡ ngỡ và thất bại của thử nghiệm. Dù vậy, văn học Việt Nam đã có những thành tựu trong giai đoạn đầu của công cuộc hiện đại hóa đầu thế kỷ XX. Về thơ ca chữ Quốc ngữ trong buổi đầu phải nhắc đến những nhà duy tân như Phan
Châu Trinh với những bài thơ đầy khí thế anh hùng như Đập đá ở Côn lôn,
Tỉnh quốc hồn ca (I, II), Phan Bội Châu với những tác phẩm tràn đầy nhiệt
huyết như Chơi xuân, Bài ca chúc tết thanh niên, Ái quốc, Ái chủng, Ái quần.
Những tác phẩm của Phan Bội Châu cũng tiếp nhận những cách diễn đạt ngôn
ngữ mới mẻ hơn với những lớp từ vựng như mưa Âu, gió Mỹ, cạnh tranh,
doanh hoàn, dân sinh, dân chủ, chấn dân khí, hậu dân sinh, dân quyền bình đẳng, cạnh tranh, thắng ưu, bại liệt,… Ngoài ra, còn nhiều nhà duy tân khác cùng chí hướng đưa chữ Quốc ngữ làm ngôn ngữ chính thống bằng con
đường thơ ca như Nguyễn Thượng Hiền với Thuật cảm; Trần Quý Cáp với
Khuyên người nước học chữ Quốc ngữ hay Phen này cắt tóc đi tu, Kêu hồn
nước của Nguyễn Quyền; Bài thơ lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng. Về văn
xuôi, tác phẩm Thầy Lazaro Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản được xem
là truyện ngắn đầu tiên cũng là mở đầu cho văn xuôi Quốc ngữ, Hà Hương
phong nguyệt truyện (1912) (8) của Lê Hoằng Mưu là tiểu thuyết đầu tiên. Văn xuôi Quốc ngữ theo lối phương Tây được biết đến qua những nhà văn Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toàn, Nguyễn Chánh Sắt, Phú
(8) Theo nhà nghiên cứu Võ Văn Nhơn, đầu tiên Hà Hương phong nguyệt truyện được đăng với nhan đề
Truyện nàng Hà Hương trên báo Nông cổ mín đàm từ số 19, ngày 20/7/1912 đến số 53, ngày 29/5/1915 (vẫn
chưa kết thúc). Đến năm 1914, tác phẩm này được xuất bản bởi nhà in Saigonnaise L.Royer với nhan đề Hà
Đức, Bửu Đình, Trần Thiên Trung, Tân Dân Tử, Nguyễn Trọng Quản. Trong
bài viết Tiểu thuyết xuất hiện tại Nam kỳ trên tạp chí Văn học số 8, năm 1994,
John C. Schafer và Thế Uyên đã ghi nhận những bước hiện đại hóa đầu tiên trong văn học Nam bộ vào đầu thế kỷ XX:
Họ đã đi từ thể loại truyện thơ từ chữ Nôm sang truyện dài văn xuôi Quốc ngữ, thay thế các nhân vật cổ điển bằng những nhân vật hiện đại với đầy đủ những ham mê dục vọng của con người, từ lòng tham tiền bạc, yêu thương và hận thù, cho đến cả vấn đề tình dục nữa. Họ cũng từ bỏ lối kể chuyện đường thẳng, thay thế bằng bút pháp gồm nhiều miêu tả cảnh vật và biến đổi tâm lý nhân vật. (Schafer & Thế Uyên, 1994, tr.6)
Văn xuôi Quốc ngữ Nam bộ đã đặt những viên gạch đầu tiên cho nền văn học hiện đại hóa nửa đầu thế kỷ XX nhưng vẫn chưa có những cách tân thật sự rõ nét và nổi bật như nhận xét của Nguyễn Thị Thanh Xuân, “Có thể ngày nay khi đọc lại những tiểu thuyết thơ ca ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX, chúng ta gần như bị ngập trong một thế giới của những tác phẩm tầm tầm, cũ kỹ so với những áng văn sáng chói, canh tân rõ rệt của miền Bắc” (Nguyễn Thị Thanh Xuân, 2006, tr.3).
Cho đến những năm 30 thế kỷ XX, văn học Việt Nam với sự tiếp thu và vận dụng các trào lưu tư tưởng văn nghệ phương Tây mới có những bước hiện