Kinh nghiệm trong tích tụ,tập trung của các quốc gia châu Âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại một số địa phương ở việt nam (Trang 40)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3.1.Kinh nghiệm trong tích tụ,tập trung của các quốc gia châu Âu

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về tích tụ,tập trung đất nông nghiệp và bài học cho

1.3.1.Kinh nghiệm trong tích tụ,tập trung của các quốc gia châu Âu

- Thực trạng tích tụ, tập trung của các quốc gia châu Âu

Tại Châu Âu hiện nay, đất nông nghiệp tập trung hẩu hết trong tay những trang trại có quy mơ lớn, cùng với đó là số lượng các trang trại nhỏ giảm đi đáng kể. Theo Eurostat, các trang trại nông nghiệp lớn (>100 ha) chỉ chiếm khoảng 3,1% số trang trại của Liên Minh Châu Âu (EU) nhưng kiểm soát đến hơn 50% tổng diện tích đất nơng nghiệp. Các trang trại nhỏ (<10 ha) chiếm ¾ trong tổng số trang trại chỉ kiểm sốt có 11% tổng diện tích đất. Đặc biệt, mức độ tập trung đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Âu, nơi giá đất nông nghiệp được đánh giá là rất rẻ. Chỉ trong giai đoạn 10 năm (2003-2013), số lượng các trang trại nhỏ tại Bulgaria, Séc và Slovakia đã giảm 1/3, trong khi tổng diện tích đất các trang trại lớn lại tăng đến 15%, kiểm sốt đến 80% diện tích đất nơng nghiệp. Trong giai đoạn 1990-2013, số lượng các trang trại nhỏ ở Đức giảm đến 79%, ở Slovakia giảm 77%, ở Italia và Séc giảm 68% và ở Pháp giảm 56%. Hệ quả tất yếu là sự bất bình đẳng trong đất đai ở EU ở mức rất cao.

- Thực trạng tích tụ, tập trung tại Ba Lan

Ba Lan có diện tích lãnh thổ rộng 312,7 nghìn km2, tương đương với Việt Nam, nước này là một trong những quốc gia nghèo nhất trong EU với GDP đầu người chỉ ở mức 49,7% so với mức trung bình của EU. Trong quá trình chuyển đổi và hội nhập, lĩnh vực nông nghiệp của nông thôn của Ba Lan cũng gặp nhiều vấn đề khi năng suất lao động thấp (chỉ khoảng 14% nếu so với mức trung bình của EU). Nguyên nhân chủ yếu là do đất đai bị phân tán, manh mún, các nơng trại quy mơ nhỏ, trình độ học vấn thấp cùng với máy móc, thiết bị, phương thức canh tác quá lạc hậu.

vào q trình cơng nghiệp hóa dưới sự hỗ trợ nhiệt tình của EU. Theo đó, tỷ lệ của nông nghiệp trong GDP của Ba Lan giảm dân nhưng vai trị quan trọng của lĩnh vực này khơng hề giảm, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm. Tỷ trọng của lĩnh vực này trong nền công nghiệp nội địa chiếm 24%, cao hơn mức trung bình của EU (2011), sản lượng nông nghiệp tăng nhanh giúp cho thu nhập trong nông nghiệp tăng nhanh gần gấp đơi trong giai đoạn từ 2002 đến 2014 (hình 1.2)

Hình 1.2 : Thu nhập trong lĩnh vực nơng nghiệp Ba Lan giai đoạn 2002 - 2014

Quy mô trang trại nông nghiệp được điều chỉnh theo hướng tích tụ giảm dần các trang trại có quy mơ nhỏ, gia tăng các trang trại có quy mơ lớn; cơ sở hạ tầng nông thôn cải thiện rõ rệt, thu nhập của người nơng dân đã tăng bình quân 10,1%/năm giai đoạn 2004-2012 (bằng 70% thu nhập của người dân đơ thị), điều này thể hiện vai trị của nông nghiệp trong nền kinh tế của Ba Lan.

Qúa trình chuyển đổi của nước này từ 1989 đến nay phải kể đến bước ngoặt năm 2004 (Ba Lan trở thành thành viên của EU), việc này đã giúp cho Ba Lan thực thi nhiều chính sách hội nhập sâu và cố gắng bắt kịp các quốc gia khác trong khu vực. Tích tụ ruộng đất cho phát triển nơng nghiệp dựa trên những chính sách lớn như tư nhân hóa, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nơng dân, hình thành và phát triển thị trường đất đai, xây dựng quy hoạch tổng thể bài bản. Mục tiêu của các chính sách này hướng đến phát triển các

vùng chuyên canh, phát huy lợi thế và nâng cao khả năng của nơng nghiệp Ba Lan trong EU nói riêng và tồn cầu nói chung. Ngồi ra, cịn phải kể đến hàng loạt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích q trình tích tụ ruộng đất như hình thành chuỗi sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, gắn kết nông nghiệp vào chuỗi hàng hóa, với nơng thơn và với phát triển cơ sở hạ tầng.

Cơ cấu sở hữu đất nông nghiệp của Ba Lan trong những năm đầu thực heiejn chương trình chuyển đổi được quy định bởi Luật Đất đai 1991, trong đó quy định hầu hết diện tích đất các trang trại nơng nghiệp được sở hữu qua hai hình thức là sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Năm 1992, Cơ quan sở hữu nông nghiệp (APA) được thành lập nhằm quản lý tài sản là bất động sản do Kho bạc Nhà nước quy định, đơn vị này đã tiếp nhận và quản lý khoảng 4.723.100 ha đất trang trại trong đó 3,7 triệu ha là thuộc sở hữu Nhà nước, 600.000 ha thuộc quỹ đất quốc gia (phục vụ cho mục đích an ninh – quốc phòng). Với sự quản lý của APA, cơ cấu trang trại nơng nghiệp tại Ba Lan có sự điều chỉnh mạnh khi cơ quan này đã cho thuê 2,8 triệu ha để xây dựng khoảng 6000 trang trại có quy mơ trung bình khoảng 450 ha; cùng với đó là việc bán 728 nghìn trang trại của Nhà Nước và 161 nghìn trang trại được chuyển mục đích….

Trong giai đoạn 1990-2014 , diện tích đất nơng nghiệp ở Ba Lan đã giảm khoảng 4 triệu ha, xuống còn 14,5 triệu ha (2014). Tuy vậy, do việc triển khai các chương trình chính sách nơng nghiệp của Ba Lan nên đã tạo ra nhiều sự thay đổi trong quá trình tích tụ ruộng đất, thể hiện ở cơ cấu trang trại nông nghiệp khi số lượng giảm đi nhưng quy mô các trang trại tăng lên (từ 1- 5 ha lên 10-20ha).

Hình 1.3. Số lượng trang trại nơng nghiệp Ba Lan giai đoạn 2002 - 2011

Nguồn: The changes in economy and in agri-food sector in Poland Macroeconomic

analysis - Economics of Agriculture 4/2015

Bên cạnh việc mở rộng và tăng quy mơ các trang trại, Chính phủ Ba Lan đã thực hiện các chính sách như tự do hóa thương mại đất đai, hỗ trợ tài chính cho nơng dân và phát triển nơng thôn. Luật Đất đai 1991 quy định việc không giới hạn số lượng mua bán các trang trại nông nghiệp tạo điều kiện cho các trang trại đang sở hữu Nhà nước được chuyển nhượng mạnh mẽ. Đi đơi với chính sách này là hàng loạt những quy định mang tính đột phá, góp phần làm thay đổi hồn toan bộ mặt ngành nơng nghiệp của nước này, có thể kể đến như sau:

+ Xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên chiến lược phát triển chung của đất nước (gần giống với mơ hình nơng thơn mới ở nước ta)

+ Đưa ra các chính sách hỗ trợ tài chính cho các hộ nơng nghiệp thơng qua việc sử dụng tín dụng ưu đãi và bảo lãnh vốn vay hỗ trợ cho việc phát triển trang trại, thuê mua, chuyển nhượng đất đai ở khu vực nông thơn, trực tiếp góp phần giúp cho q trình tích tụ ruộng đất thuận lợi hơn.

+ Hình thành thị trường mua bán đất nơng nghiệp hồn thiện cả trong thị trường sơ cấp và thứ cấp. Để thực hiện chính sách này, Chính phủ đã chỉ đạo APA bán đất nông nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước cho khối tư nhân với

giá thấp hơn thị trường thứ cấp (các giao dịch trong khối tư nhân). Số tiền chênh lệch giữa hai loại giá này thực chất là được sự trợ cấp từ cơ quan phát triển nông nghiệp của EU. Do vậy, về mặt bản chất, đất trang trại nông nghiệp sẽ được chuyển dịch nhanh chóng cho người nơng dân với giá rẻ mà Nhà nước lại vẫn khơng bị thất thốt nguồn thu.

- Kinh nghiệm trong tập trung đất nông nghiệp tại Hà Lan

Tài nguyên thiên nhiên về nông nghiệp của Hà Lan thiếu hụt. Đất ít lại trũng, thường xuyên bị uy hiếp của ngập lụt, nhưng Hà Lan đã tìm tịi, tự khẳng định những lợi thế so sánh của chính mình để phát triển nền nông nghiệp theo chiến lược của một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.

Do đó, Hà Lan đã dùng vốn và cơng nghệ cao để thay thế có hiệu quả nguồn quỹ đất hiếm hoi, sử dụng nhà kính để sản xuất cà chua, dưa, ớt quanh năm, tiết kiệm đất, tăng hiệu suất đất. Phương thức sản xuất gà đẻ trứng, lợn thịt cũng được cải tiến để bảo vệ môi trường, đảm bảo yêu cầu sức khoẻ động vật và chất lượng quốc tế, có hiệu quả cao. Nhà nước coi trọng nhiệm vụ cải tạo đất, hàng năm đầu tư 140 triệu Euro, bình quân 4.000 euro/ha năm.

Nhà nước còn tài trợ chỉnh lý đất đai, biến các thửa ruộng nhỏ liên kết thành thửa lớn liền nhau, xây dựng hệ thống kênh rạch, đảm bảo yêu cầu cơ giới hoá. Bằng cách nhập khẩu các sản phẩm thuộc dạng “dựa vào quỹ đất lớn” như hạt cốc, đậu, hạt có dầu, nhất là thức ăn chăn ni... để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng năm, Hà Lan tạo ra được 11,35 vạn việc làm về công nghiệp thực phẩm, đồ uống... chưa kể các ngành dịch vụ phù trợ có liên quan khác.

Quỹ đất ít, “tấc đất, tấc vàng”, Hà Lan đã áp dụng công nghệ “dùng vốn thay đất”. Để tạo ra hiệu suất cao của đất, ở Hà Lan, đã hình thành hệ thống nhà kính với cơng nghệ hiện đại bậc nhất thế giới. Nhà kính đã tiết kiệm đất (thậm chí có nơi khơng dùng đất), lại có thể khống chế hồn tồn điều kiện tự nhiên.

Ngồi ra, với quỹ đất ít, Hà Lan áp dụng cơng nghệ “tăng diện tích đất”, tập trung áp dụng các biện pháp thâm canh cao, nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích, tạo ra năng suất cao gấp nhiều lần năng suất bình quân thế giới.

1.3.2. Kinh nghiệm trong tích tụ, tập trung đất nông nghiệp của các quốc gia châu Á

Tại các quốc gia châu Á, làn sóng tập trung, tích tụ đất nơng nghiệp đầu tiên được triển khai theo hình thức chính sách của Nhà nước, ở Trung Quốc nổi tiếng với chương trình cải cách ruộng đất lấy hợp tác xã nông nghiệp làm trung tâm, một điều tương tự với các quốc gia Đông Á khác. Cụ thể, chương trình tích tụ đất nơng nghiệp đầu tiên ở Hàn Quốc được khởi động vào khoảng giữa năm 1960, ở Nhật Bản là năm 1949 và Đài Loan năm 1983. Nhiều bài học kinh nghiệm quý giá đã được rút ra từ những đợt cải cách này, đặc biệt là đến từ sự phản đổi của người dân do Nhà nước sủ dụng nhiều cơng cụ mang tính áp đặt, cưỡng chế.

- Kinh nghiệm trong tập trung ruộng đất của Trung Quốc

Tập trung đất nông nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp là một xu thế trong tiến trình cơng nghiệp hóa nơng nghiệp và nơng thôn. Tại Trung Quốc, sau khi tiến hành khốn đất nơng nghiệp đến từng nông hộ theo Nghị quyết của Hội nghị TW 3 khóa XI năm 1878 , một số địa phương đã tiến hành tập trung đất nông nghiệp cùng với tiến trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa đang trên đà phát triển rực rỡ. Năm 2014, Trung ương Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã có văn bản liên tịch “Ý kiến về hướng dẫn chuyển dịch có trật tự quyền kinh

doanh đất đai nông thôn phát triển kinh doanh nông nghiệp quy mơ tương thích”, chế định rõ ràng quyền sở hữu, quyền th khốn và quyền kinh doanh

đất nơng nghiệp. Đây được coi là dấu mốc mới cho việc chuyển dịch và tập trung đất nông nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới của Trung Quốc.

Hiện nay, nông thôn Trung Quốc tồn tại nhiều phương thức tập trung đất nông nghiệp. Phương thức thông thường và phổ biến nhất là cho thuê lại ruộng đất được khoán, tức là cho thuê quyền khoán, chuyển nhượng quyền kinh doanh ruộng đất. Cách thức cho thuê lại hay chuyển nhượng cũng vô cùng phong phú. Về chủ thể, có thể do chính quyền các địa phương đứng ra làm chủ thể thu gom đất (thuê lại quyền kinh doanh) để chuyển nhượng cho đối tượng cần dùng đất đai. Cũng có địa phương là các tổ chức đồn thể, các doanh nghiệp hay các pháp nhân khác như hợp tác xã… đứng ra thu gom lại quyền kinh doanh hoặc nhận khoán lại với nhiều cách thức như trả bằng tiền mặt, cổ phần, các sản phẩm dịch vụ khác….

Qua việc tiến hành chế độ cải cách chế độ đất đai của Trung Quốc, có thể có một số kinh nghiệm quản lý và tập trung đất nông nghiệp như sau:

Trung Quốc thực thi chế độ bảo hộ ruộng đất và quyền tự chủ kinh doanh của hộ nơng nghiệp, do vậy nếu có tiến hành thu hồi, trưng dụng đất, Nhà nước sẽ bồi thường thích đáng cho những hộ bị mất đất. Tuy vậy, thời kỳ trước đây, khi người nông dân chỉ được thuê đất với thời hạn 30 năm, một số loại đất cá biệt thì 50 – 70 năm. Người nơng dân vẫn chưa thực sự làm chủ đất đai của mình khi khơng thể sử dụng đất làm phương tiện thế chấp để vay vốn ngân hàng hay để đầu tư cũng như khơng thể chuyển sang mục đích phi nơng nghiệp. Điều này đã dẫn đến những mẫu thuẫn giữa Nhà nước với nhân dân xung quanh giá đền bù quá thấp, tạo nên nhiều vụ việc khiếu kiện kéo dài, thậm chí là biểu tình. Và để giải quyết tình trạng này, Trung Quốc đã có những sự thay đổi cơ bản trong chính sách nơng nghiệp, đầu tiên là nâng thời hạn quyền sử dụng đất lên đến 70 năm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nơng dân. Bên cạnh đó, chủ sử dụng đất có thể chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng mảnh đất để có đem lại lợi ích khi tham gia thị trường

nơng thơn phát triển hiện đại, xây dựng trang trại quy mô lớn nhằm nâng cao sản xuất và sản lượng nông nghiệp. Các quy định về chuyển mục đích sử dụng cũng được siết chặt khi phải đúng chiến lược, quy hoạch của khu vực và nằm trong chỉ giới đường đỏ. Trung Quốc cũng duy trì quy định cả nước “phải” ln có 1,8 tỷ mẫu đất nơng nghiệp trở lên nhằm đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Bên cạnh đó, nếu chính quyền muốn thu hồi, trưng dụng đất thì phải bồi thường theo hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm đó. Chi phí bồi thường bao gồm tiền bồi thường về đất, chi phí tái định cư tính theo nhân khẩu và một số loại chi phí khác có liên quan. Ngồi ra, Trung quốc cũng có những quy định thúc đẩy người dân và doanh nghiệp mạnh dạn chuyển nhượng đất đai, khuyến khích cho thuê đất để tập trung phát triển sản xuất trang trại quy mô lớn. Hạn chế tối đa lấy đất nông nghệp trồng lúa và cây lương thực cho mục đích cơng nghiệp và đơ thị, nếu lấy phải tính đến chi phí vơ hội giữa đất trồng lúa với các mục đích khác và nếu chuyển đổi ở quy mơ lớn cần phải được Quốc Hội cho phép. Qua đây có thể thấy rằng, Trung Quốc đã ý thức được vấn đề ruộng đất ở nông thôn là vấn đề lớn, phức tạp, liên quan đến rất nhiều mặt của xã hội và do vậy, quyền và lợi ích của người nơng dân phải được pháp luật đảm bảo với những giải pháp rõ ràng.

- Kinh nghiệm trong tích tụ ruộng đất và phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Israel

Bài học về sự phát triển thần kì của ngành nơng nghiệp Israel có thể xem là những kinh nghiệm hữu ích cho các nhà tạo lập chính sách và doanh nghiệp Việt đang đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.

Trước đây, 92% diện tích đất đai tại Israel thuộc sở hữu Chính phủ và được điều tiết bởi Ủy ban Đất đai quốc gia. Các làng nông nghiệp hoặc trang trại sẽ thuê đất của ủy ban này để canh tác. Quy mơ, vị trí các vùng đất, nguồn nước… đều thuộc quyền kiểm soát và giám sát, phân bổ của Ủy ban Đất đai. Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp.

Tuy nhiên, Israel sớm nhận ra những điểm hạn chế của cơ chế quản lý tập trung này, đó là hạn chế cạnh tranh và đổi mới.

Bước ngoặt lớn sau khi cuộc khủng hoảng lương thực nổ ra tại Israel, làm sa mạc hóa các vùng ngoại ơ và dân chúng rời bỏ làng quê, tha hương kiếm sống. Từ năm 1985, một cuộc cách mạng về nơng nghiệp đã hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại một số địa phương ở việt nam (Trang 40)