Thực trạng dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Đông Hưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại một số địa phương ở việt nam (Trang 68 - 79)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.1.Thực trạng dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Đông Hưng

Thực tế đây là hình thức phổ biến ở Đơng Hưng nói riêng và tồn tỉnh Thái Bình nói chung, về cơ bản, huyện đã thực hiện xong dồn điền đổi thửa khi xây dựng nông thôn mới, tạo nên những thửa ruộng lớn của cùn một hộ để thuận tiện cho việc canh tác. Hình thức này khơng làm thay đổi quyền sử dụng đất của nơng dân cũng như diện tích đất của các chủ hộ hiện có, mà chỉ giảm đi số thửa trên hộ nông dân. Đối với huyện Đơng Hưng, tính đến hết năm 2016, huyện đã thực hiện 2 đợt dồn điền đổi thửa.

3.2.1.1. Chủ trương, kế hoạch dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Đông Hưng

Chủ trương dồn điền đổi thửa đợt 1 (2002 – 2006)

Chủ trương dồn điền đổi thửa đợt một được bắt nguồn từ những năm đầu thế kỷ 21 theo Nghị quyết số 07 – NQ/TU ngày 20/03/2002 của tỉnh uỷ

Sở NN&PTNT có hướng dẫn số 03/HD-LN ngày 17/4/2002 về việc hướng dẫn thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, kết hợp với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ địa chính. Trong đó, có 2 phương án dồn điền đổi thửa và tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương, có thể chọn 1 trong 2 phương án sau:

Phương án 1: Vận động, hướng dẫn các hộ nông dân tự chuyển đổi ruộng đất cho nhau. Phương pháp này áp dụng đối với các xã ruộng đất ít manh mún và quy hoạch thủy lợi, giao thơng đồng ruộng đã cơ bản hồn thành, hợp lý. Các hộ tự chuyển đổi thửa ruộng liền nhau thành thửa ruộng lớn. Trong quá trình chuyển đổi các hộ tự nguyện thoả thuận với nhau về diện tích, hạng đất, hệ số đổi nhất định và các loại hoa lợi khác nếu có. Xã có thể xây dựng hệ số trao đổi giữa các loại đất để dân tham khảo khi trao đổi. Phương pháp này còn gọi là phương pháp “rút bù”.

Phương án 2: Dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch kiến thiết lại đồng ruộng, phương pháp này áp dụng với các ruộng đất manh mún, quy hoạch giao thông thủy lợi đồng ruộng chưa được khoa học, hoàn chỉnh, việc chuyển đổi ruộng đất gắn quy hoạch lại đồng ruộng thực tế là điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng, quy hoạch đất cộng điền tập trung vào một vùng quy hoạch các vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và định hướng dồn điền đổi thửa cho các thôn, gọi là phương án “rũ rối, chia lại”.

Tại thời điểm đó cơng tác dồn điền đổi thửa cũng đã tạo được bước chuyển biến song vẫn chưa đạt được yêu cầu đề ra: trên địa bàn huyện vẫn có xã chưa thực hiện, có xã chưa thực hiện hết ở tất cả các thôn; hệ thống bờ vùng, bờ thửa chưa được quy hoạch bài bản còn nhỏ, hẹp khơng đáp ứng được u cầu của cơ giới hóa trong nơng nghiệp, hạn chế tăng năng suất lao động.

Chủ trương dồn điền đổi thửa đợt 2 (2009 – 2012)

Thái Bình đã tiến hành tập trung dồn điền đổi thửa đợt 2 từ năm 2009. Trước khi thực hiện dồn điền đổi thửa rộng khắp toàn tỉnh, tỉnh ủy đã chỉ đạo thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp tại các xã được chọn làm điểm

xây dựng mơ hình nơng thơn mới gắn với xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Xã Trọng Quan thuộc huyện Đông Hưng là một trong các xã được chọn làm xã điểm thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đất nơng nghiệp năm 2009. Sau đó, cơng tác dồn điền đổi thửa được triển khai trên toàn huyện theo Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới giai đoan 2010-2020; Nghị quyết 02-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình về việc xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 214/QĐ -UBND ngày 15/12/2011 của UBND tỉnh Thái Bình về việc ban hành đề án dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Hướng dẫn số 01/HD-STNMT ngày 14/04/2011của Sở Tài nguyên & Môi trường, hướng dẫn nội dung Đề án dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp.

- Việc dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp xây dựng nông thôn mới là việc tạo ra những thửa lớn, nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, manh mún, đồng thời tổ chức lại đồng ruộng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản suất hàng hố, phát triển kinh tế hộ, để có nhiều gia trại, trang trại, củng cố quan hệ sản xuất, thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn.

- Việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp xây dựng nông thơn mới là việc làm có vị trí quan trọng, có ý nghĩa to lớn, vừa mang lợi ích chung cho toàn xã hội, vừa mang lại lợi ích riêng cho các hộ gia đình nơng dân. Tuy vậy cũng sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp, tác động trực tiếp đến tâm lý của nông dân, vì vậy địi hỏi phải có nhận thức đúng đắn thống nhất từ trong Đảng đến từng cán bộ, đảng viên và hộ nông dân. Việc tổ chức thực hiện phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp uỷ, chính quyền, các cơ sở

Phải thật sự có quyết tâm cao vừa làm, vừa hoàn thiện; tránh tư tưởng chủ quan nóng vội hoặc hữu khuynh ngại khó, đồng thời đảm bảo nhanh gọn kịp thời, giữ vững được sự đồn kết, ổn định tình hình nơng thơn đồng thời phải coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, trọng tâm trong năm 2009.

- Căn cứ vào thực trạng ruộng đất, công tác quản lý và việc sử dụng đất nông nghiệp, tiến hành bàn bạc dân chủ, công khai đảm bảo giữa lợi ích chung và riêng của từng hộ, thúc đẩy sản xuất phát triển, không làm ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất. Ban chỉ đạo xã xây dựng phương án dồn điền đổi thửa của xã, hướng dẫn các thôn xây dựng phương án dồn, đổi của thôn phù hợp với quy định chung.

 Nguyên tắc thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp

Việc dồn điền, đổi thửa thực chất là cuộc vận động nhân dân tự nguyện dồn chuyển diện tích, vị trí đất nơng nghiệp hiện có của hộ gia đình, cá nhân (vùng ngồi đồng) từ nhiều thửa nhỏ ở các khu vực khác nhau thành thửa lớn phù hợp với vùng sản xuất theo quy hoạch xây dựng nơng thơn mới, vì vậy phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Tổ chức thực hiện dồn điền, đổi thửa phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và tham gia bàn bạc của người dân trong suốt quá trình thực hiện. Phải có quyết tâm cao, tránh tư tưởng chủ quan hoặc hữu khuynh ngại va chạm, đồng thời đảm bảo sự đồn kết, ổn định tình hình nơng thơn;

- Dồn điền, đổi thửa là nội dung quan trọng thực hiện quy hoạch xây dựng nông thơn mới; vì vậy phải căn cứ vào quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết giao thông thủy lợi nội đồng, quy hoạch vùng sản xuất đã được duyệt theo nội dung quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển đô thị. Đất 5% cơng ích dồn chuyển thành vùng tập trung theo vị trí đã được quy hoạch xây dựng các công trình cơng cộng của xã, của thơn như: Y tế, giáo

dục, nhà văn hóa, sân thể thao, chợ, nghĩa trang, bãi rác..; diện tích đất 5% cơng ích trước kia đã bố trí vào hành lang bảo vệ đê và đường giao thơng thì nay giữ ngun; khơng để đất 5% cơng ích đan xen với đất giao ổn định của hộ gia đình, cá nhân;

- Phương án dồn điền, đổi thửa phải tuân thủ Luật Đất đai, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và pháp luật thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; căn cứ số khẩu và mức diện tích đất nơng nghiệp giao ổn định của hộ gia đình, cá nhân theo Quyết định số 652/QĐ-UB ngày 17/11/1993 và Quyết định số 948/2000/QĐ-UB ngày 25/9/2000 của UBND tỉnh; trường hợp diện tích đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án hoặc đã chuyển nhượng thì phải đối trừ trong tổng mức diện tích đất nơng nghiệp được giao. Các hộ gia đình, cá nhân góp một phần diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng (do xã quy định) để làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng theo quy hoạch được duyệt, phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất của hộ.

Đối với những xã chưa thực hiện Quyết định số 948/2000/QĐ-UB thì sử dụng diện tích đất nơng nghiệp vượt 5% cơng ích để làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng theo quy hoạch được duyệt, trường hợp khơng đủ diện tích thì vận động các hộ góp một phần đất nơng nghiệp để làm;

- Đối với những trường hợp dồn điền, đổi thửa năm 2002, đã nhận tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp vào một vùng và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy định mà phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất hiện nay thì giữ ổn định khơng thực hiện việc dồn điền, đổi thửa; nhưng góp một phần diện tích đất để làm đường giao thơng, thuỷ lợi nội đồng theo quy định chung của xã;

hoạch) để tính diện tích giao cho hộ nhằm bảo đảm sự công bằng. Việc định hệ số quy đổi do nhân dân bàn bạc đưa ra bình xét, quyết định và phải ghi thành nghị quyết họp nhân dân để thực hiện;

- Sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa phải thực hiện đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp đổi hoặc cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân và thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.

Xây dựng phương án dồn điền, đổi thửa:

Bước 1: Xác định diện tích đất quy hoạch giao thơng, thủy lợi nội đồng Căn cứ quy hoạch chi tiết giao thông, thủy lợi nội đồng đã được duyệt, tổ chức cắm cọc mốc ngoài thực địa. Khảo sát, tổng hợp chính xác nhu cầu sử dụng diện tích đất nơng nghiệp để làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng theo các tuyến, kể cả diện tích ở vùng đất xâm canh (riêng vùng đất xâm canh phải tuân thủ quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng của địa phương nơi có đất). Tính tốn cụ thể khối lượng đào đắp, thời gian thực hiện, dự tốn kinh phí đào đắp. UBND xã chỉ đạo các thơn: Tổ chức họp lấy ý kiến của nhân dân, thông báo diện tích đóng góp, ngày cơng lao động đóng góp, ban hành Nghị quyết về các nội dung mà nhân dân đã thống nhất để lãnh đạo, chỉ đạo theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Lập danh sách đối trừ diện tích của từng hộ.

Bước 2: Quy vùng diện tích đất 5% cơng ích hiện có và xác định diện tích đất thực hiện dồn đổi

Căn cứ quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt, bố trí diện tích đất 5% cơng ích vào các vị trí đã được quy hoạch cho các cơng trình công cộng như giáo dục, y tế, trụ sở UBND xã, sân vận động, hội trường thôn, nghĩa trang, nghĩa địa, chợ, bãi rác...

Tiến hành xác định toàn bộ diện tích các cánh đồng, xứ đồng của từng thôn và thể hiện lên sơ đồ theo quy hoạch vùng sản xuất đã được duyệt, trong

đó khoanh định rõ diện tích đất 5% cơng ích, diện tích đất giữ ổn định khơng thực hiện việc dồn đổi, diện tích đất nơng nghiệp thực tế cịn lại ở từng thơn thực hiện dồn đổi, so sánh với diện tích được giao theo tiêu chuẩn từng thôn, dự kiến điều chỉnh diện tích giữa thơn thừa ruộng và thơn thiếu ruộng.

Bước 3: Bình nhóm đất

Trên cơ sở diện tích đất nơng nghiệp thực hiện dồn đổi theo từng vùng sản xuất đã được quy hoạch, UBND xã chỉ đạo các thôn họp dân để bình nhóm đất theo vùng sản xuất đã được quy hoạch phù hợp với điều kiện đất đai của từng địa bàn, đưa nhóm đất đã bình lên sơ đồ, so sánh, cân nhắc, chỉnh sửa và thống nhất niêm yết cơng khai.

Xác định cụ thể diện tích đất xa, xấu, trồng lúa kém hiệu quả, nếu nằm trong vùng chuyển đổi thì hướng dẫn để hộ làm thủ tục đề nghị chuyển đổi, nếu khơng nằm trong vùng chuyển đổi thì có thể dùng hệ số quy đổi (K) để điều chỉnh diện tích so với bình qn diện tích/khẩu, khuyến khích các hộ có khả năng đầu tư tự nguyện nhận diện tích đất xa, xấu để cải tạo.

Bước 4: Hoàn chỉnh phương án dồn điền, đổi thửa

Trên cơ sở phân thành nhóm đất thuộc vùng sản xuất đã được quy hoạch, dự thảo phương án, vận động, khuyến khích các hộ gia đình trong cùng dịng họ, bố con, anh em… nhận vào một vùng sản xuất tập trung, để mỗi hộ chỉ có một thửa ruộng hoặc nhóm hộ cùng sản xuất vào một thửa ruộng lớn. Bên cạnh đó, một số hình thức dồn điền đổi thửa khác có thể được thực hiện bao gồm:

- Đổi diện tích ở xa có diện tích lớn, đất xấu lấy đất gần nhưng có đất tốt hơn:

- Đổi thửa có diện tích lớn nhưng tưới tiêu kém, đất xấu lấy đất có diện tích nhỏ nhưng tưới tiêu tốt, đất tốt hơn:

- Đổi thửa có diện tích lớn nhưng khó khăn canh tác lấy một thửa nhỏ nhưng thuận lợi trong canh tác:

Bước 5: Thông qua phương án dự thảo, lấy ý kiến đóng góp và hồn chỉnh phương án

Tổ chức họp nhân dân (theo địa bàn thôn) phổ biến dự thảo phương án dồn điền, đổi thửa để nhân dân tham gia ý kiến. Họp Đảng bộ báo cáo dự thảo phương án đã tiếp thu ý kiến của nhân dân để Đảng bộ tham gia ý kiến và ban hành nghị quyết thực hiện. Sau khi hoàn chỉnh các thủ tục trên, UBND xã trình UBND huyện, thành phố phê duyệt phương án; công bố công khai phương án đã được phê duyệt và giao thôn lập kế hoạch thực hiện.

Bước 6: Chỉ đạo thực hiện phương án dồn điền, đổi thửa tại thôn:

Sau khi phương án của xã đã được UBND huyện, thành phố phê duyệt, UBND xã, thị trấn phối hợp với cán bộ thôn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn từng thôn, đảm bảo phù hợp với phương án của xã.

a) Phát động phong trào toàn dân trực tiếp đóng góp ngày công lao động tham gia chiến dịch đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng đã cắm mốc theo quy hoạch đã được phê duyệt;

b) Tổ chức để nhân dân bốc thăm: Quy định vị trí thăm của từng loại đối tượng, từng nhóm đất trên sơ đồ trước khi tổ chức bốc thăm và tổ chức để nhân dân bốc thăm;

c) Dự kiến cách chia ruộng: Theo kết quả bốc thăm;

Các nội dung trên phải đưa ra hội nghị toàn dân để bàn bạc thống nhất và ban hành thành Nghị quyết để thực hiện;

d) Tổ chức giao đất ngoài thực địa

Căn cứ kết quả bốc thăm theo phương án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Đảng uỷ, UBND xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Tổ công tác của xã, Tiểu ban ở thôn thực hiện giao đất đến từng hộ nơng dân; xác định cụ thể vị trí thể hiện bằng cọc mốc ngoài thực địa, lập biên bản giao đất kèm theo sơ đồ thửa đất.

Nếu nơi nào 100% nhân dân đồng thuận với phương án mà không cần bốc thăm thì tổ chức thực hiện theo phương án mà không phải tổ chức bốc thăm.

Bước 7: Tổ chức cấp giấy chứng nhận:

Sau khi giao ruộng, tiến hành đo đạc hoặc chỉnh lý bản đồ, sổ sách cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Thơng báo số thửa, diện tích, loại đất của từng hộ sau dồn điền, đổi thửa. Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trước khi dồn điền, đổi thửa; thơng báo với các tổ chức tín dụng biết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại một số địa phương ở việt nam (Trang 68 - 79)