Kinh nghiệm trong tích tụ,tập trung đất nông nghiệp của các quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại một số địa phương ở việt nam (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3.2.Kinh nghiệm trong tích tụ,tập trung đất nông nghiệp của các quốc gia

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về tích tụ,tập trung đất nông nghiệp và bài học cho

1.3.2.Kinh nghiệm trong tích tụ,tập trung đất nông nghiệp của các quốc gia

Tại các quốc gia châu Á, làn sóng tập trung, tích tụ đất nông nghiệp đầu tiên được triển khai theo hình thức chính sách của Nhà nước, ở Trung Quốc nổi tiếng với chương trình cải cách ruộng đất lấy hợp tác xã nông nghiệp làm trung tâm, một điều tương tự với các quốc gia Đông Á khác. Cụ thể, chương trình tích tụ đất nông nghiệp đầu tiên ở Hàn Quốc được khởi động vào khoảng giữa năm 1960, ở Nhật Bản là năm 1949 và Đài Loan năm 1983. Nhiều bài học kinh nghiệm quý giá đã được rút ra từ những đợt cải cách này, đặc biệt là đến từ sự phản đổi của người dân do Nhà nước sủ dụng nhiều công cụ mang tính áp đặt, cưỡng chế.

- Kinh nghiệm trong tập trung ruộng đất của Trung Quốc

Tập trung đất nông nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp là một xu thế trong tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn. Tại Trung Quốc, sau khi tiến hành khoán đất nông nghiệp đến từng nông hộ theo Nghị quyết của Hội nghị TW 3 khóa XI năm 1878 , một số địa phương đã tiến hành tập trung đất nông nghiệp cùng với tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang trên đà phát triển rực rỡ. Năm 2014, Trung ương Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã có văn bản liên tịch “Ý kiến về hướng dẫn chuyển dịch có trật tự quyền kinh doanh đất đai nông thôn phát triển kinh doanh nông nghiệp quy mô tương thích”, chế định rõ ràng quyền sở hữu, quyền thuê khoán và quyền kinh doanh đất nông nghiệp. Đây được coi là dấu mốc mới cho việc chuyển dịch và tập trung đất nông nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới của Trung Quốc.

Hiện nay, nông thôn Trung Quốc tồn tại nhiều phương thức tập trung đất nông nghiệp. Phương thức thông thường và phổ biến nhất là cho thuê lại ruộng đất được khoán, tức là cho thuê quyền khoán, chuyển nhượng quyền kinh doanh ruộng đất. Cách thức cho thuê lại hay chuyển nhượng cũng vô cùng phong phú. Về chủ thể, có thể do chính quyền các địa phương đứng ra làm chủ thể thu gom đất (thuê lại quyền kinh doanh) để chuyển nhượng cho đối tượng cần dùng đất đai. Cũng có địa phương là các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp hay các pháp nhân khác như hợp tác xã… đứng ra thu gom lại quyền kinh doanh hoặc nhận khoán lại với nhiều cách thức như trả bằng tiền mặt, cổ phần, các sản phẩm dịch vụ khác….

Qua việc tiến hành chế độ cải cách chế độ đất đai của Trung Quốc, có thể có một số kinh nghiệm quản lý và tập trung đất nông nghiệp như sau:

Trung Quốc thực thi chế độ bảo hộ ruộng đất và quyền tự chủ kinh doanh của hộ nông nghiệp, do vậy nếu có tiến hành thu hồi, trưng dụng đất, Nhà nước sẽ bồi thường thích đáng cho những hộ bị mất đất. Tuy vậy, thời kỳ trước đây, khi người nông dân chỉ được thuê đất với thời hạn 30 năm, một số loại đất cá biệt thì 50 – 70 năm. Người nông dân vẫn chưa thực sự làm chủ đất đai của mình khi không thể sử dụng đất làm phương tiện thế chấp để vay vốn ngân hàng hay để đầu tư cũng như không thể chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Điều này đã dẫn đến những mẫu thuẫn giữa Nhà nước với nhân dân xung quanh giá đền bù quá thấp, tạo nên nhiều vụ việc khiếu kiện kéo dài, thậm chí là biểu tình. Và để giải quyết tình trạng này, Trung Quốc đã có những sự thay đổi cơ bản trong chính sách nông nghiệp, đầu tiên là nâng thời hạn quyền sử dụng đất lên đến 70 năm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nông dân. Bên cạnh đó, chủ sử dụng đất có thể chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng mảnh đất để có đem lại lợi ích khi tham gia thị trường

nông thôn phát triển hiện đại, xây dựng trang trại quy mô lớn nhằm nâng cao sản xuất và sản lượng nông nghiệp. Các quy định về chuyển mục đích sử dụng cũng được siết chặt khi phải đúng chiến lược, quy hoạch của khu vực và nằm trong chỉ giới đường đỏ. Trung Quốc cũng duy trì quy định cả nước “phải” luôn có 1,8 tỷ mẫu đất nông nghiệp trở lên nhằm đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Bên cạnh đó, nếu chính quyền muốn thu hồi, trưng dụng đất thì phải bồi thường theo hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm đó. Chi phí bồi thường bao gồm tiền bồi thường về đất, chi phí tái định cư tính theo nhân khẩu và một số loại chi phí khác có liên quan. Ngoài ra, Trung quốc cũng có những quy định thúc đẩy người dân và doanh nghiệp mạnh dạn chuyển nhượng đất đai, khuyến khích cho thuê đất để tập trung phát triển sản xuất trang trại quy mô lớn. Hạn chế tối đa lấy đất nông nghệp trồng lúa và cây lương thực cho mục đích công nghiệp và đô thị, nếu lấy phải tính đến chi phí vơ hội giữa đất trồng lúa với các mục đích khác và nếu chuyển đổi ở quy mô lớn cần phải được Quốc Hội cho phép. Qua đây có thể thấy rằng, Trung Quốc đã ý thức được vấn đề ruộng đất ở nông thôn là vấn đề lớn, phức tạp, liên quan đến rất nhiều mặt của xã hội và do vậy, quyền và lợi ích của người nông dân phải được pháp luật đảm bảo với những giải pháp rõ ràng.

- Kinh nghiệm trong tích tụ ruộng đất và phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Israel

Bài học về sự phát triển thần kì của ngành nông nghiệp Israel có thể xem là những kinh nghiệm hữu ích cho các nhà tạo lập chính sách và doanh nghiệp Việt đang đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.

Trước đây, 92% diện tích đất đai tại Israel thuộc sở hữu Chính phủ và được điều tiết bởi Ủy ban Đất đai quốc gia. Các làng nông nghiệp hoặc trang trại sẽ thuê đất của ủy ban này để canh tác. Quy mô, vị trí các vùng đất, nguồn nước… đều thuộc quyền kiểm soát và giám sát, phân bổ của Ủy ban Đất đai. Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp.

Tuy nhiên, Israel sớm nhận ra những điểm hạn chế của cơ chế quản lý tập trung này, đó là hạn chế cạnh tranh và đổi mới.

Bước ngoặt lớn sau khi cuộc khủng hoảng lương thực nổ ra tại Israel, làm sa mạc hóa các vùng ngoại ô và dân chúng rời bỏ làng quê, tha hương kiếm sống. Từ năm 1985, một cuộc cách mạng về nông nghiệp đã hình thành bắt nguồn từ tư duy cần phải phát triển nông nghiệp bền vững. Cụ thể, Chính phủ Israel cho phép sở hữu tư nhân với đất đai, khuyến khích người dân đầu tư vào nông nghiệp và tích tụ ruộng đất; đồng thời, xóa bỏ những ưu đãi, trợ cấp cho đầu tư vào lĩnh vực này, khuyến khích cạnh tranh, đổi mới công nghệ, nghiên cứu sáng tạo trong nông nghiệp.

Có nhiều mô hình đầu tư vào nông nghiệp tại Israel, nhưng hai mô hình có thể coi là “đặc sản” tại đây, gồm các đại nông trại (moshav) và làng nông nghiệp (kibbutz). Hiện ở Israel có 452 đại nông trại, là nơi tập trung của 3,1% dân số nước này. Đây là mô hình tổ chức nông nghiệp dựa trên các gia đình hạt nhân, hoặc các gia đình liên kết với nhau. Bên cạnh đó là các trung tâm nông nghiệp lớn, thậm chí là các làng nông nghiệp. Tại Israel, hiện có 268 làng nông nghiệp, chiếm 2,2% dân số. Mối dây liên kết để hình thành nên các làng nông nghiệp này là chung tầm nhìn về lợi ích, quan điểm phát triển, cộng đồng dân cư…Mỗi đại nông trại hay làng nông nghiệp đều có sự xuất hiện của các phòng nghiên cứu hoặc đại diện của các viện khoa học. Những giống cây mới hay các nghiên cứu mới về công nghệ chăm sóc, nuôi dưỡng… đều được áp dụng thử nghiệm với một số nhỏ hộ nông dân bằng nguồn vốn hỗ trợ của hệ thống tài chính vi mô hoặc từ chính quỹ của viện thí nghiệm, sau đó mới được triển khai đại trà.

Chính phủ giảm hỗ trợ trực tiếp đầu tư vào nông nghiệp, mà định hướng chuyển mạnh sang quy luật kinh tế thị trường. Số người trực tiếp làm nông nghiệp giảm mạnh, hiện chỉ chiếm 2,2% dân số, song có tới 6,3% người hoạt động trong các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp. Không ưu đãi đầu tư trực tiếp cho

thuộc loại lớn nhất thế giới, với gần 100 triệu USD mỗi năm, chiếm khoảng 3% tổng sản lượng nông nghiệp quốc gia. Các nhà khoa học thuộc các trung tâm không chỉ nghiên cứu sức đề kháng hạn hán trong thực vật, mà còn tạo ra các giống rau và cây trồng mới với năng suất cao, cũng như các phương pháp kiểm soát sinh học và chống sâu bệnh sử dụng ít hóa chất hơn. Công nghệ tưới nước hiệu quả, bảo quản sau thu hoạch của Israel cũng nổi tiếng thế giới.

Mỗi làng quê Israel được cải tạo về hạ tầng, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ công và biến thành những điểm đến tuyệt vời với các du khách. Bên cạnh việc bảo tồn những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những lễ hội nông sản được tổ chức tại đây đã thu hút rất đông khách tham quan, chẳng hạn lễ hội cà chua, khoai tây hay rượu vang.

Chỉ với 2,2% dân số làm nông nghiệp, nhưng mỗi năm, Israel xuất khẩu khoảng 3,5 tỷ USD nông sản và là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Ngoài trồng trọt, nền nông nghiệp Israel nổi tiếng với chăn nuôi bò sữa cho năng suất cao nhất thế giới.

Mặc cho điều kiện địa lý không phù hợp, Israel là một trong những đất nước phát triển nhất thế giới về nông nghiệp và nước này cũng đã chứng minh một chân lý trong thời đại công nghiệp 4.0: “tích tụ ruộng đất cần phải đi đôi với cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp”.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại một số địa phương ở việt nam (Trang 45 - 50)