Đánh giá hiệu quả của dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại một số địa phương ở việt nam (Trang 90 - 100)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3.1.Đánh giá hiệu quả của dồn điền đổi thửa

3.3. Đánh giá hiệu quả của q trình tích tụ,tập trung đất nông nghiệp

3.3.1.Đánh giá hiệu quả của dồn điền đổi thửa

Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nơng nghiệp nói chung và hiệu quả của các công thức luân canh nói riêng đều phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng, vật ni trên đó. Do đó, việc đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng, vật ni là rất quan trọng và có ý nghĩa

xét hiệu quả kinh tế trước và sau dồn điền đổi thửa, đề tài đã tiến hành điều tra 90 hộ gia đình trên địa bàn huyện Đông Hưng (xã Hồng Châu, Hồng Giang và Hồng Việt) và nghiên cứu, chắt lọc những số liệu từ những báo cáo hiệu quả của một số loại giống cây trồng thông qua niên giám thống kê, báo cáo kinh tế xã hội của huyện Đông Hưng giai đoạn 2009 – 2017.

a) So sánh hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa trước và sau dồn điền đổi thửa

Trước dồn điền đổi thửa, kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa của các nông hộ tại vùng nghiên cứu rất phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống tưới tiêu không đảm bảo cho việc luân canh cây trồng tăng vụ.

Sau dồn điền đổi thửa, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng được cải thiện đáng kể, thêm vào đó việc dồn đổi các thửa ruộng cho nhau đã tập trung được diện tích. Như vậy, sau dồn điền đổi thửa, tại vùng nghiên cứu không chỉ tồn lại kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa mà cịn tương đối phổ biến kiểu hình sử dụng đất 2 vụ lúa và 01 cây vụ đông và một vài kiểu sử dụng đất khác.

Để so sánh hiệu quả sử dụng đất của kiểu sử dụng đất sau chuyển đổi, trên cơ sở số liệu điều tra về chi phí, năng suất và sản lượng của cây trồng trước chuyển đổi tiến hành đối chứng với hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất đó sau chuyển đổi đem lại. Kết quả được thể hiện tại bảng 3.10 sau đây:

Bảng 3.13. So sánh hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất 2 lúa tại các huyện Đông Hưng trước và sau dồn điền đổi thửa (tính theo thời giá năm 2017)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2 vụ lúa trước DĐĐT (Năm 2009) 2 vụ lúa sau DĐĐT (Năm 2017) 1. Tổng chi phí (CPTG) Nghìn đồng 48.259,98 46.912,66 - Chi phí giống, phân bón Nghìn đồng 18.085,02 21.831,06 - Chi phí cơng lao động Nghìn đồng 30.174,96 25.081,60 2.Giá trị sản xuất (GTSX) Nghìn đồng 75.031,79 79.103,75

3. Thu nhập Nghìn đồng 26.771,81 32.191,09

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ

Qua bảng số liệu bảng 3.13. cho thấy: cùng kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa nhưng trước và sau dồn điền đổi thửa mang lại thu nhập cho nông hộ là khác nhau. Nếu trước dồn điền đổi thửa chi phí cơng lao động cao (30,17 triệu đồng/ha),chi phí phân bón và dịch vụ lại thấp (18,08 triệu đồng/ha); thì sau dồn điền đổi thửa chi phí cơng lao động giảm cịn 25,08 triệu đồng/ha; chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ lại tăng lên 21,83 triệu đồng/ha. Như vậy, sau dồn điền đổi thửa thu nhập hỗn hợp/ha tăng từ 26,77 triệu đồng lên 32,19 triệu đồng (tăng 5,42 triệuđồng/ha/năm).

Nguyên nhân chủ yếu của sự khác nhau đó chủ yếu là do: Sau dồn điền đổi thửa, diện tích ruộng đất được tập trung hơn; các xã đẩy mạnh cơ giới hóa vào q trình sản xuất làm cho giảm số cơng lao động/mùa vụ. Khơng chỉ có vậy, dưới sự chỉ đạo sát sao của các Hợp tác xã nông nghiệp, công tác phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật chăm bón, lịch phun trừ sâu bệnh theo thời vụ được quan tâm rõ rệt. Đây cũng một trong những tác động làm tăng lên về năng suất cây trồng của các nông hộ.

Lợi nhuận sau dồn điền đổi thửa trên một ha đất nông nghiệp tăng gấp 1,20 lần so với trước dồn điền đổi thửa. Sở dĩ tăng lên bởi các yếu tố:

- Chi phí vật chất: Mức đầu tư về phân bón ở thời điểm sau dồn điền đổi thửa tăng nhưng không đáng kể. Mức tăng này không phải do tác động của dồn điền đổi thửa mà chủ yếu là do đầu tư thâm canh sản xuất của các hộ nơngdân.

- Chi phí dịch vụ: Sau dồn điền đổi thửa thì mức chi bình qn về chi phí dịch vụ (bao gồm thuê làm đất, chăm sóc, thu hoạch....) tăng lên. Mức tăng này theo ý kiến của hộ nông dân là do tác động trực tiếp của dồn điền đổi thửa như:

Thuê làm đất: Trước kia thửa ruộng nhỏ nên phương thức làm đất là cày bừa bằng sức kéo của trâu, bị là chính. Hiện nay kích thước thửa ruộng đã to hơn hầu hết các hộ nông dân đều thuê máy cày, máy kéo để làm đất mặc dù tăng chi phí do thuê máy (khoảng 120.000 đồng/sào) nhưng giảm công laođộng.

Thuê gặt, cấy, chăm sóc: So với trước thì việc gặt, cấy đã thuận tiện hơn. Lý do là vì ruộng to nên hầu hết các hộ đều tiến hành thuê người, hay sử dụng máy gặt, gieo vãi... Ruộng tập trung cũng làm giảm rất nhiều cơng vận chuyển đi lại trong đồng góp phần khơng nhỏ đến tăng năng suất lao động.

Mặc dù kiểu sử dụng đất 02 vụ lúa sau dồn điền đổi thửa đã làm tăng thêm thu nhập cho nông hộ (tăng thêm 5,42 triệu đồng/ha), song mức tăng cịn thấp, mức tăng đó chưa thể đủ để đáp ứng những nhu cầu cần thiết hàng ngày của nông hộ. Các nông hộ chủ yếu lựa chọn các ngành nghề làm thêm như may mặc, chạy chợ hay phụ hồ để mang lại thu nhập.

b) Hiệu quả kinh tế của một số kiểu sử dụng đất nông nghiệp sau thực hiện dồn điền đổi thửa

Việc sản xuất cây vụ đông, rau màu của các hộ nông dân tại vùng nghiên cứu trước dồn điền đổi thửa khơng phát triển do diện tích các ơ thửa nhỏ và hệ thống tưới tiêu không đảm bảo. Sau dồn điền đổi thửa các hộ đã chủ động đầu tư tăng vụ trên chính những chân ruộng mà trước kia chỉ sản xuất 2 vụ lúa (thường là những nơi có chất đất khá). Kiểu sử dụng đất mà các hộ thường áp dụng là 2 lúa -1vụ đông (thường là cây khoai tây hoặc ngô đông), hay kiểu sử dụng đất chuyên hoa màu.

Kết quả công tác dồn điền đổi thửa được thể hiện ở hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính và các kiểu sử dụng đất chính.Cụ thể ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính/ha sau dồn điền đổi thửa (tính theo thời giá năm 2017)

Cây trồng chính Gía trị sản xuất (GTSX) (triệu đồng) Chi phí (triệu đồng) Thu nhập (TN) (triệu đồng) Lao động (LĐ) (cơng) GTSX/LĐ (nghìn đồng /cơng) Thu nhập/LĐ (nghìn đồng /cơng) Lúa xuân 40,84 23,67 17,17 217,08 188,13 79,09 Lúa mùa 38,26 23,24 15,02 231,96 164,94 64,75 Ngô đông 47,56 23,52 24,04 248,64 191,28 96,68 Khoai tây đông 103,74 48,87 54,87 316,89 327,36 173,15 Lạc xuân 67,46 33,65 33,81 290,06 232,57 116,56 Rau đông 101,04 48,22 52,82 436,08 231,70 121,12 Lúa xuân 40,84 23,67 17,17 217,08 188,13 79,09

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ

Như vậy, nhìn vào bàng trên ta thấy, so với trồng lúa, việc trồng các cây rau màu cho giá trị cao hơn. Cụ thể, hiệu quả kinh tế/một ngày công lao động (LĐ) quy đổi GTSX/LĐ và TN/LĐ, thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng. Bảng số liệu cho thấy, cây khoai tây đang là cây trồng mang lại thu nhập cao nhất, GTSX/LĐ đạt 327,36 nghìn đồng/cơng; thu nhập đạt 54,87 triệu đồng/ha; tiếp đến là cây rau đông GTSX/LĐ đạt 231,70 nghìn đồng/cơng; thu nhập đạt 52,82 triệu đồng/ha/năm. Cây trồng mang lại hiệu quả thấp nhất là lúa mùa với mức thu nhập hỗn hợp chỉ đạt 15,02 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, tùy vào từng loại cây

khác nhau. Tuy nhiên, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán của từng địa phương để lựa chọn những cây trồng thích hợp, mang lại thu nhập cao cho nông hộ.

Đối với một số kiểu sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, ngoài kiểu sử dụng đất chuyên lúa truyền thống tại địa phương, sau chuyển đổi xuất hiện thêm kiểu sử dụng đất mới 2 lúa 1 màu và chuyên rau màu. Kiểu sử dụng đất mới này đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với kiểu sử dụng đất cũ tại địa phương. Cụ thể:

- LUT chuyên lúa: Xét trên khía cạnh giá trị sản xuất và thu nhập, trên đơn vị diện tích 1ha, GTSX đạt 79,10 triệu đồng; Thu nhập đạt 32,19 triệu đồng. Xét về hiệu quả kinh tế thu được trên một ngày công lao động ta thấy: 1 ngày công lao động bỏ ra thu được 176,15 nghìn đồng giá trị sản xuất, 71,96 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Hiện tại ở địa phương, so với các loại sử dụng đất khác thì loại sửdụng đất chuyên lúa mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhất.

- LUT 2 lúa - 1 màu, trung bình trên 1 ha, giá trị sản xuất đạt 154,75 triệu đồng/năm, thu nhập hỗn hợp đạt 71,64 triệu đồng/ha. So với LUT chuyên lúa, GTSX gấp 1,96 lần và Thu nhập gấp 2,23 lần. Với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa - Khoai tây, 1 ngày công lao động bỏ ra sẽ thu được 238,72 nghìn đồng giá trị sản xuất hay 113,67 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, đây là kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao trong LUT 2 lúa - màu.

- LUT chuyên rau màu: Trung bình trên 1 ha, giá trị sản xuất đạt 217,41 triệu đồng/năm, Thu nhập đạt 111,69 triệu đồng/năm. So với LUT chuyên lúa, GTSX gấp 2,75 lần và thu nhập gấp 3,47 lần. Xét về hiệu quả kinh tế thu được trên một ngày công lao động của LUT chuyên rau màu: trung bình 1 ngày cơng lao động bỏ ra sẽ thu được 238,67 nghìn đồng giá trị sản xuất, 122,63 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Đây là loại sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các LUT chính trên địa bàn nghiên cứu.

Như vậy, với các kiểu sử dụng đất sau chuyển đổi, thời gian canh tác trên đất đai được tận dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh việc tận dụng khoảng thời gian canh tác trên đất trong năm, các nông hộ cũng được hướng dẫn kỹ thuật chăm bón cây trồng, cải tạo đất nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất tại địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả điều tra nông hộ về chỉ tiêu quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế mang lại, giữa các loại sử dụng đất trước và sau dồn điền đổi thửa cho thấy hiệu quả kinh tế có sự khác nhau nhiều. Kết quả so sánh được thể hiện qua bảng 3.15:

Bảng 3.15. So sánh hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất trước và sau dồn điền đổi thửa

Trước dồn điền đổi thửa (năm 2009)

Sau dồn điền đổi thửa (năm 2017)

Loại sử dụng đất Thu nhập/ha Loại sử dụng đất Thu nhập/ha

Chuyên lúa 26,77

Chuyên lúa 32,19

02 lúa - 01 màu 71,64

Chuyên màu 111,69

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ

Qua số liệu bảng 3.15 ta thấy: Sau dồn điền đổi thửa, loại sử dụng đất Chuyên rau màu, hiệu quả kinh tế mang lại đạt giá trị cao nhất với thu nhập là 111,69 triệu đồng/ha, tăng 84,92 triệu đồng/ha/năm. Loại sử dụng đất chuyên lúa sau dồn điền cho mức thu nhập của người nông dân thấp nhất là 32,19 triệu đồng, tăng 5,42 triệu đồng/ha/năm.

Việc tính tốn, so sánh hiệu quả kinh tế trước và sau dồn điền đổi thửa được dựa trên tiêu chí với cùng một đơn vị diện tích, cùng một xứ đồng, nhưng sau khi chuyển đổi ruộng đất, cơ cấu sử dụng đất đã thay đổi, đem lại

dụng đất sau dồn điền đổi thửa đều mang lại hiệu quả cao hơn so với trước dồn điền đổi thửa.

Kết quả đó đạt được là do một số nguyên nhân sau:

- Dồn điền đổi thửa đã thể hiện được hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Đông Hưng và phá thế độc canh của cây lúa.

- Nhờ hệ thống giao thông, tưới tiêu thuận lợi, cùng với khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất , các hộ nông dân đã chủ động đầu tư thâm canh tăng vụ, qua đó tận dụng tốt thời gian canh tác trên đất, nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích, tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hố lớn có giá trị thu nhập cao cho người nông dân.

3.3.2. Đánh giá hiệu quả q trình tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp tại huyện Phước Long

Để đánh giá hiệu quả q tình tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp thơng qua mơ hình cánh đồng mẫu lớn dựa trên thực hiện sản xuất quy mô trang trại tại huyện Phước Long. Đề tài đã tổng hợp các số liệu thứ cấp từ niên giám thống kê và số liệu tổng điều tra nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Phước Long) nhằm đưa ra được những số liệu đánh giá hiệu quả thu được từ mơ hình này.

Sản xuất lúa theo phương thức cánh đồng lớn giúp nông dân nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của của mối “Liên kết 4 nhà” (Nhà nước - Nhà

doanh nghiệp - Nhà khoa học - Nhà nông) nhất là liên kết giữa nông dân và

doanh nghiệp.

Nâng cao nhận thức cộng đồng về sản xuất lúa theo hướng tập chung, cùng nhau hưởng lợi.

- Mơ hình cánh đồng mẫu lớn là mơ hình nơng dân tham gia trên tinh thần tự nguyện, trình độ canh tác cũng như khả năng ứng dụng tiến bộ khoa

học - kỹ thuật ngày càng nâng lên vì được cán bộ kỹ thuật nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật canh tác trong quá trình sản xuất lúa.

- Mơ hình cánh đồng lớn giải đáp được bài tốn về mơ hình liên kết “4 nhà” và các bên tham gia mơ hình đều hưởng lợi ích cao nhất, đây được xem là hướng mở mới trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Kết quả dưới đây đã thể hiện được hiệu quả trong sản xuất theo mơ hình cánh đồng mẫu lớn

Bảng 3.16. Giá trị sản xuất nơng nghiệp sau khi thực hiện tích tụ đất nơng nghiệp theo mơ hình cánh đồng mẫu lớn (tính theo giá năm 2010)

Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện

Năm 2012 2013 2014 2015 Tổng diện tích canh tác (ha) 40.609 41.051 40.289 38.569 Số lao động nông nghiệp 19.775 19.614 16.094 13.460 Số hộ nông nghiệp 4.943 4.903 4.023 3.365 Sản lượng lương thực (tấn) 208.391 220.523 225.794 233.945 Giá trị sản xuất (triệu đồng) 1.445.541 1.593.484 1.794.452 1.867.884

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê và số liệu tổng điều tra nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Phước Long) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước khi thực hiện mơ hình trang trại, hầu hết diện tích đất nông nghiệp ở Phước Long mới chỉ dừng lại ở việc canh tác theo mơ hình 2 vụ lúa trong khi với tiềm năng đất đai rộng lớn, có hệ thống thủy lợi phát triển, địa phương hồn tồn có thể phát triển theo hướng mở rộng quy mơ, chuyển đổi

mơ hình sản xuất sang 1 vụ lúa 1 vụ cá. Qua bảng số liệu 3.16, có thể nhận thất

- Diện tích thực hiện trang trại (lúa – cá) địi hỏi diện tích canh tác rộng hơn.

- Khi thực hiện mơ hình trang trại, số lao động gia đình bình quân trên hộ cao hơn, điều này cho thấy mơ hình canh tác manh mún, nhỏ lẻ như trước chưa tận dụng hết lao động nhàn rỗi trong gia đình, trong khi mơ hình này cần nhiều lao động gia đình.

- Doanh thu, lợi nhuận trên 1 ha sau khi thực hiện mơ hình trang trại đều cao hơn so với trước, nhưng chi phí sản xuất lại thấp hơn. Ngun nhân của tình trạng này là do diện tích bình qn trên hộ sau khi áp dụng mơ hình trang trại này cao hơn. Điều này chứng tỏ mơ hình trang trại phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của huyện

Bảng 3.17: So sánh hiệu quả kinh tế trước và sau khi thực hiện tích tụ đất nơng nghiệp theo mơ hình trang trại (áp dụng với mơ hình lúa – cá)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện

Diện tích/ hộ ha 1,25 1,63 Lao động/hộ Ngày 82,36 94,40 Doanh thu/ha 1.000 đồng 58.904,34 53.591,42 Lợi nhuận/ ha 1.000 đồng 36.935,46 27.433,51 Chi phí/ ha 1.000 đồng 21.968,88 26.147,87 Doanh thu/ hộ 1.000 đồng 73.306,45 96.196,6 Lợi nhuận/ hộ 1.000 đồng 45.966,18 49.261,17 Chi phí/ hộ 1.000 đồng 27.340,27 46.935,43

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê và số liệu tổng điều tra nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại một số địa phương ở việt nam (Trang 90 - 100)