Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện dồn điền đổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại một số địa phương ở việt nam (Trang 100 - 102)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4.1. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện dồn điền đổ

điền đổi thửa tại huyện Đông Hưng

a) Thuận lợi trong công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

- Sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở ngành liên quan, đã kịp thời tháo gỡ khó khăn trong q trình thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Dồn điền, đổi thửa đã khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún, sản xuất nhỏ lẻ; do được đầu tư thiết kế lại đồng ruộng, nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi (tất cả các thửa ruộng sau dồn điền, đổi thửa đều được tiếp giáp với đường giao thông và kênh mương nội đồng) đã tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng cơ giới hóa đồng bộ liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa theo hướng tái cơ cấu, nâng cao giá trị gia tăng ngành nông nghiệp phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

- Do xuất phát từ lợi ích của người dân, do đó khi nhận thức của người dân đã thơng suốt thì tạo nên sự đồng thuận cao trong việc tiến hành dồn điền, đổi thửa ở địa phương.

b) Tồn tại, hạn chế trong công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình

Tồn tại lớn nhất trong công tác dồn điền đổi thửa (đợt 2) ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình hiện vẫn còn 5 xã (chiếm 11%) đang tiếp tục chỉnh trang đồng ruộng, tiến hành dồn điền đổi thửa nhưng tiến độ chậm. Tại các xã đã thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa, kết quả đạt được tương đối tốt nhưng bình quân số thửa/hộ chưa đạt yêu cầu đặt ra theo đề án Dồn điền đổi thửa (Cá biệt vẫn cịn hộ có 04 thửa, chiếm 0,86%).

Chi phí cho cơng tác dồn điền đổi thửa rất lớn (xã Đơng Phương với diện tích thực hiện dồn điền đổi thửa khoảng 450 ha, dự tốn tổng chi phí 243.945.000 đồng), hơn nữa huyện Đông Hưng lại là một huyện nghèo, bởi vậy việc tập trung nguồn lực, tài chính vào cơng tác dồn điền đổi thửa và xây dựng nơng thơn mới có nhiều khó khăn.

Cơng tác tổ chức, chỉ đạo (xây dựng mơ hình tích tụ ruộng đất, phê duyệt các loại quy hoạch (sử dụng đất, giao thông, thủy lợi ...), xây dựng đề án dồn điền, đổi thửa của một số xã còn chậm, hoặc chưa cụ thể, chi tiết.

Công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, thiếu cụ thể nên ở một số địa phương bước đầu khi mới triển khai chưa được nhân dân hưởng ứng cao. Bên cạnh đó minh chứng cụ thể về lợi ích do dồn điền đổi thửa (số lượng thửa giảm, diện tích thửa tăng, dễ dàng canh tác, giảm thời gian đi lại sản xuất, dễ thâm canh tăng thu nhập cho nông hộ …) mang lại chưa được chú trọng, nên đa số các nơng hộ cịn chưa biết đến các lợi ích đó.

Tình trạng ruộng đất manh mún, diễn ra đã lâu khiến người nơng dân khó khăn trong canh tác, hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp thấp (trước dồn điền đổi thửa, lãi/chi phí thu được từ đất nông ngheijep chỉ đạt 0,55 lần) nên nơng dân có biểu hiện khơng thiết tha với đồng ruộng. Do vậy công tác tuyên

truyền người dân tham gia tích cực vào cơng tác dồn điền đổi thửa là rất khó khăn và phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại một số địa phương ở việt nam (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)