Thực trạng sửdụng đất tại 2 huyện Đông Hưng (Thái Bình) và Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại một số địa phương ở việt nam (Trang 50)

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Luận văn thực hiện nghiên cứu thực trạng và hiệu quả trong tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại 2 huyện Đông Hưng (Thái Bình) và Phước Long (Bạc Liêu).

- Phạm vi về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 8 năm 2018 với số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Thực trạng sử dụng đất tại 2 huyện Đông Hưng (Thái Bình) và Phước Long (Bạc Liêu) Phước Long (Bạc Liêu)

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại hai huyện Đông Hưng và Phước Long.

- Thực trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đông Hưng và Phước Long.

2.3.2. Đánh giá hiệu quả của quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp

- Đánh giá hiệu quả của dồn điền đổi thửa

- Đánh giá hiệu quả quá trình tích tụ, tập trung đất đai tại huyện Phước Long

2.3.3. Phân tích những khó khăn, thuận lợi trong quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tập trung đất nông nghiệp

- Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa tại huyện Đông Hưng

- Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện tích tụ, tập trung đất đai tại huyện Phước Long

2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu. tụ, tập trung đất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.

- Giải pháp về chính sách pháp luật - Giải pháp về thị trường

- Chính sách đối với các chủ thể tích tụ ruộng đất - Giải pháp về các vấn đề xã hội

- Giải pháp hỗ trợ đầu tư

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp để tiến hành thu thập số liệu đã được công bố từ các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý tại địa phương:

- Các số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của hai huyện Đông Hưng và Phước Long

- Các số liệu về tài nguyên đất đai, tình hình quản lý đất đai, hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai qua các năm của tỉnh được thu thập tại Phòng Tài nguyên và môi trường của địa bàn nghiên cứu.

- Ngoài ra, Luận văn sẽ sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu thứ cấp của Tổng cục Thống Kê và Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối với dữ liệu từ Tổng cục Thống Kê, Luận văn sẽ tiếp cận theo hướng: thống kê dân số tại các vùng nông thôn của một số địa phương và Tổng điều tra về nông nghiệp nông thôn tại một số địa phương của Việt Nam.

Về cơ sở dữ liệu tài nguyên đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, luận văn chủ yếu tiếp cận đến hiện trạng sử dụng đất thông qua hệ thống báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện trong thời gian gần nhất.

2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

- Sử dụng phiếu điều tra có sẵn điều tra ngẫu nhiên các hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng tại 03 xã tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình . Tổng số phiếu điều tra là 150. Các tiêu chí điều tra bao gồm: thông tin chung về hộ điều tra; thông tin đất đai của hộ điều tra; tình hình dồn điền đổi thửa của hộ; tình hình tích tụ đất nông nghiệp của hộ; thu nhập và chi phí của hộ gia đình từ sản xuất nông nghiệp sau khi thực hiện tích tụ, tập trung đất nông nghiệp…

2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Tổng hợp tình hình thực hiện tích tụ,tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn huyện theo từng đơn vị hành chính và theo giai đoạn từ 2012 - 2017 của huyện Đông Hưng;

- Trên cơ sở điều tra thực tế, sử dụng phần mềm Excel để tiến hành thống kê và tổng hợp theo từng đơn vị hành chính, từng nội dung để phân loại các thông tin theo các nội dung nghiên cứu và lập thành bảng. Sau đó, sử dụng phương pháp phân tích số liệu để tiến hành phân tích các kết quả nghiên cứu trong đề tài.

2.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết

Trong luận văn, học viên sẽ tiến hành phân tích những chính sách về đất đai được quy định trong Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế tích tụ, tập trung đất nông nghiệp (hạn mức, chuyển mục đích sử dụng, quy hoạch sử dụng đất, thẩm quyền giao đất, tài chính đất…) và các chính sách tích tụ, tập trung đất nông nghiệp hiệu quả tại một số quốc gia trên thế giới

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Tổng quan về huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Đông Hưng nằm giữa trung tâm tỉnh Thái Bình, trung tâm huyện lỵ Đông Hưng cách trung tâm thành phố Thái Bình 12 km. Phía Đông giáp huyện Thái Thụy, phía Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hưng Hà, phía Tây Nam giáp huyện Vũ Thư, chính giữa phía Nam giáp thành phố Thái Bình, phía Đông Nam giáp huyện Kiến Xương. Con sông Trà Lý chảy men theo ranh giới phía Nam của huyện với các huyện Vũ Thư và Kiến Xương. Huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình được thành lập theo Quyết định số 93-CP ngày 17/6/1969 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập hai huyện Đông Quan và huyện Tiên Hưng. Huyện Đông Hưng có diên tích đất tự nhiên 189,76 km2 với dân số khoảng 252.728 người (2016).

Đơn vị hành chính: Huyện có một thị trấn huyện lỵ là Đông hưng và 43 xã: Đông Cường, Đông Xá, Đông Phương, Đông Sơn, Đông La, Đông Kinh, Đông Giang, Đông Hà, Đông Các, Đông Hợp, Đông Động, Đông Vinh, Đông Tân, Đông Lĩnh, Đông Phong, Đông Huy, Đông Á, Đông Hoàng, Đông Xuân, Đông Dương, Đông Quang, Trọng Quan, Đồng Phú, Liên Giang, Đô Lương, Phú Lương, Nguyên Xá, Phong Châu, Phú Châu, Minh Châu, An Châu, Hợp Tiến, Mê Linh, Chương Dương, Thăng Long, Lô Giang, Hoa Lư, Hoa Nam, Minh Tân, Hồng Việt, Hồng Châu, Hồng Giang, Bạch Đằng.

Theo phân loại đất, đất của huyện Đông Hưng được chia làm 2 nhóm chính: - Đất phèn (S): Đất phèn của huyện thuộc loại đất phèn trung bình và ít, chiếm tỷ lệ diện tích nhỏ, tập trung ở các xã phía đông của huyện.

- Đất phù sa: Gồm đất ngoài đê được bồi tụ thường xuyên và trong đê không được bồi tụ do đó biến đổi theo hướng glây hoá, loang lổ đỏ vàng, glây ở địa hình thấp, loang lổ đỏ vàng ở địa hình cao. Với đất phù sa hầu như độ phì nhiêu thực tế được thể hiện rõ qua thâm canh khai thác. Do bồi tụ của hệ thống sông Trà Lý hoặc 2 hệ phủ lên nhau nên chia thành nhiều loại, cơ bản chia thành 7 loại sau:

- Đất phù sa không bồi tụ, không glây hoặc glây yếu của sông Trà Lý (Ph). - Đất phù sa không bồi tụ, không glây hoặc glây yếu phủ trên nền phù sa của sông Trà Lý, sông Tiên Hưng (Pht).

- Đất phù sa không được bồi tụ, không glây hoặc glây yếu của sông Trà Lý, sông Tiên Hưng (Pt).

- Đất phù sa không được bồi tụ, không glây phủ trên nền cát (Ptc).

- Đất phù sa không được bồi tụ, glây trung bình hoặc mạnh của sông Trà Lý (Phg).

-Đất phù sa không được bồi tụ, glây trung bình hoặc mạnh phủ trên nền phèn (Phgs).

- Đất phù sa không được bồi tụ, glây trung bình hoặc mạnh phủ trên nền phèn (Ptgs).

điểm rất khác nhau.Đất thường có màu nâu tươi, kết cấu đất tơi xốp thành phần cơ giới phần lớn là thịt nhẹ đến thịt trung bình. Địa hình nghiêng từ phía sông vào nội đồng, đất ít chua hơn đất phù sa sông Thái Bình, các yếu tố thường từ trung bình đến tốt.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Đông Hưng là huyện nông nghiệp thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua huyện đã thực hiện việc dồn điền đổi thửa, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng cánh đồng thu nhập hiệu quả kinh tế cao, tạo sự thay đổi diện mạo nông thôn.

Cụ thể, trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất mặc dù chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu và thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp song năng suất lúa ở cả vụ xuân và vụ mùa đều đạt cao nhất tỉnh, bình quân cả năm 133,62 tạ/ha. Ðặc biệt, năm qua, Ðông Hưng đã tập trung chỉ đạo thực hiện chủ trương tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng những cây, con có giá trị kinh tế cao hơn; đẩy mạnh sản xuất vụ đông; hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung, xây dựng thêm 8 cánh đồng lớn, nâng tổng số cánh đồng lớn toàn huyện lên 29 cánh đồng với diện tích gần 1.330ha và cánh đồng sản xuất 4 vụ/năm ở 5 xã với diện tích gần 73ha. Hàng chục tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện tích tụ ruộng đất với diện tích 31,3ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản năm 2016 của huyện đạt gần 3.000 tỷ đồng. Ðông Hưng tiếp tục là một trong các địa phương dẫn đầu tỉnh về diện tích trồng cây màu vụ đông.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Đông Hưng không chỉ chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm; nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu, cánh đồng 4 vụ/năm; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất; từng bước nâng cao

thu nhập cho người nông dân. Đến nay, toàn huyện có 29 cánh đồng mẫu với diện tích 1.309,37ha, thu nhập đạt từ 160 - 213 triệu đồng/ha/năm; 5 cánh đồng 4 vụ với diện tích 61,02ha, thu nhập đạt từ 415 - 465 triệu đồng/ha/năm, gấp từ 3 - 3,5 lần so với cánh đồng truyền thống; năng suất lúa bình quân toàn huyện hàng năm đạt từ 133 - 134 tạ/ha. Ngoài 1.053 máy cày tay, toàn huyện có 340 máy cày đa năng, tăng 282 máy; 185 máy gặt đập liên hợp, tăng 135 máy so với năm 2010. Nghề và làng nghề tiếp tục được củng cố và phát triển, toàn huyện có 27 làng nghề được UBND tỉnh công nhận (tăng 5 làng nghề so với năm 2010), góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho 32.000 lao động...

Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Đông Hưng duy trì ổn định và phát triển sản xuất tại các nghề và làng nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hơn 35.000 lao động mà còn chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã đăng ký, sớm đưa vào hoạt động, phát huy hiệu quả đầu tư; điều chỉnh mở rộng quy hoạch 3 cụm công nghiệp Nguyên Xá, Ðông Các và Xuân Ðộng, xây dựng đề án thành lập một số cụm công nghiệp trên địa bàn. Trong năm có 16 dự án đăng ký đầu tư vào huyện, tăng 6 dự án so với năm 2016. Với các giải pháp đồng bộ trên, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Ðông Hưng năm 2017 đạt trên 2.550 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2016. Các hoạt động thương mại, dịch vụ được duy trì, phát triển ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân.

Cơ sở hạ tầng của huyện trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư phát triển, hệ thống giao thông, thủy lợi của huyện trong những năm qua đã được đầu tư cơ bản, đường nhựa, đường bê tông đã đến trung tâm huyện. Hệ thống đường liên xã, trục xã, trục thôn và đường làng ngõ xóm cơ bản đã đáp ứng được giao thông hiện tại và trong tương lai gần.

3.1.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường

a) Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi cho phép sản xuất nền nông nghiệp phong phú, năng suất cao. Đặc biệt, huyện Đông Hưng có vị trí nằm sát các tuyến đường giao thông huyết mạch nên tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong giao lưu kinh tế, văn hóa...

- Nền kinh tế đang có bước tăng trưởng khá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần tích cực tăng việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Có nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, có trình độ thâm canh, có ý thức hướng tới sản xuất hàng hóa, được chú trọng trong đào tạo nên hiệu quả sử dụng đất tương đối cao.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống giao thông phân bố rộng khắp và khá hợp lý nên tạo thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển nền kinh tế đa dạng.

- Diện tích đất nông nghiệp lớn, tạo điều kiện chuyển đổi một phần diện tích phục vụ các mục đích sử dụng khác.

b) Hạn chế

- Việc bố trí thỏa đáng đất đai cho nhu cầu xã hội, đặc biệt là yêu cầu cho đất khu, cụm công nghiệp, đất ở… là rất cần thiết đồng thời bắt buộc phải bố trí vào đất sản xuất nông nghiệp, nếu không tính toán và quy hoạch hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người nông dân.

- Đất nông nghiệp có giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích thấp, vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho xuất khẩu chưa hình thành được nhiều; ngành nghề thủ công phát triển không đồng đều.

- Tình trạng thiếu việc làm và thu nhập thấp còn phổ biến ở nhiều vùng nông thôn khiến cho mức sống của người dân nông thôn so với đô thị chênh lệch khá xa. Chính vì vậy tạo một sức ép rất lớn đối với xã hội về giải quyết việc làm.

- Trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã xuất hiện những vấn đề cần giải quyết, nhất là kinh tế nông thôn bắt đầu khởi sắc nhưng thiếu tính ổn định và chưa thực sự bền vững. Các tổ chức kinh tế tập thể, trong đó hợp tác xã là nòng cốt phát triển chậm, còn nhiều hợp tác xã yếu kém chưa đủ sức thuyết phục và thu hút người dân tham gia.

3.1.2. Tổng quan về huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu

3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

Bạc Liêu là tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc, với địa hình cơ bản là đồng bằng với những cánh đồng rộng, sông ngòi, kinh rạch chằng chịt.

Phía Bắc giáp huyện Hồng Dân, phía Nam giáp thị xã Giá Rai, phía Đông Nam giáp huyện Vĩnh Lợi và huyện Hòa Bình, phía Tây giáp huyện Thới Bình (Cà Mau),phía Đông giáp thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng).

Phước Long là một trong bảy đơn bị hành chính cấp huyện của tỉnh Bạc Liêu và là một trong hai địa phương được thành lập sớm nhất tỉnh (1920) với diện tích tự nhiên khoảng 41.964,42 ha. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện 17.403,4 ha; đất phi nông nhiệp là 24.102,45 ha; đất chưa sử dụng là 458,6 ha.

3.1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Tổng dân số của huyện Phước Long 122.504 người với 26.079 hộ, huyện có mật độ dân số 293 người/km2; dân tộc Kinh có 118.169 người; dân tộc Hoa 250 người; dân tộc Khơmer 4.065 người; dân tộc khác 20 người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại một số địa phương ở việt nam (Trang 50)