CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Hiện trạng sửdụng đất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu
3.2.1. Tình hình hiện trạng sửdụng đất của huyện Đông Hưng
3.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đông Hưng năm 2017 là 19.930,3 ha [16], trong đó:
- Đất nông nghiệp 13.947,8 ha, chiếm 69,98 % tổng diện tích tự nhiên của huyện.
- Đất phi nông nghiệp 5.944,5 ha, chiếm 29,83 % tổng diện tích tự nhiên của huyện.
- Đất bằng chưa sử dụng 37,8 ha; chiếm 0,19% tổng diện tích tự nhiên của huyện
Số liệu cụ thể được thống kê trong bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đông Hưng năm 2017
Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã Diện tích năm
2017 (ha) Cơ cấu
Tổng diện tích đất 19.930,3 100%
1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 13.859,2 69.98%
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12.676,2 64.04%
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11.854,2 59.92%
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 11.516,3 58.30%
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 337,9 1.62%
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 822,4 4.13%
1.2 Đất lâm nghiệp LNP
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 924,4 4.64%
1.4 Đất làm muối LMU
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 258,2 1.30%
2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 6.033,3 29.83%
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 37.7 0.19%
Huyện Đông Hưng có lợi thế là điều kiện tự nhiên phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi cho phép sản xuất nền nông nghiệp phong phú, năng suất cao. Ngoài ra, diện tích đất nông nghiệp trong huyện lớn sẽ tạo điều kiện cho việc người dân canh tác với nhiều hình thức khác nhau
Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất nuôi trồng thủy sản Đất nông nghiệp khác
Hình 3.3. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của huyện Đông Hưng năm 2017
3.2.1.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo đối tượng quản lý và sử dụng
Có thể nói, Đông Hưng là một trong những huyện thuần nông có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm của tỉnh Thái Bình, một trong những nguyên nhân được chỉ ra là thiếu cơ chế thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư trên địa bàn huyện, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Số liệu ở bảng 3.2 đã chỉ rõ tình trạng này.
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo đối tượng sử dụng của huyện Đông Hưng năm 2017
Đơn vị:ha
STT Loại đất Hộ gia đình, cá nhân
Tổ chức kinh tế trong nước
Cơ quan đơn vị NN
Cộng đồng dân cư, cơ sở
tôn giáo 1 Nhóm đất nông nghiệp 13.947,8 298,1 983,3 80,2 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12.764,2 46,0 635,2 4,1 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 11.941,5 45,1 498,1 2,1 1.1.1.1 Đất trồng lúa 11.619,6 43,9 485,1 1,9 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 321,9 43,6 392,0 1,5 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 822,8 0,3 93,1 0,3 1.2 Đất lâm nghiệp 1,2 13,0 0,2 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 924,8 1.4 Đất nông nghiệp khác 258,8 1,0 112,1 2,0
Nguồn: Báo cáo Kết quả thống kê đất đai năm 2017 huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
Để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư theo Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình với các lĩnh vực như: xây dựng cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm; xây dựng cơ sở sản xuất
giống ngao sinh sản; đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản; mua một số loại máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy sản; hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ đông [17].
Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bao gồm:
1. Ưu đãi về đất đai: được thuê đất với mức giá thấp nhất của loại đất tương ứng trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Tùy địa bàn, doanh nghiệp có dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp khuyến khích đầu tư của tỉnh được: Miễn tiền thuê đất từ 11 năm đến 15 năm đầu thực hiện dự án.
2. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm: hỗ trợ 50% kinh phí giải phóng mặt bằng và hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay các ngân hàng thương mại để đầu tư tài sản cố định trực tiếp cho sản xuất trong 02 năm đầu kể từ ngày vay vốn.
3. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống ngao sinh sản
4. Hỗ trợ đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản: 5. Hỗ trợ mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp:
6. Hỗ trợ xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy sản: 7. Hỗ trợ sản xuất cây vụ đông: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ban hành cơ chế hỗ trợ cụ thể cho tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất cây vụ đông.
Huyện Đông Hưng cũng hi vọng, với việc áp dụng các chính sách này, diện tích đất được giao do các doanh nghiệp canh tác, sử dụng sẽ được tăng lên trong thời gian sắp tới.