Tổng quan về huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại một số địa phương ở việt nam (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.2.Tổng quan về huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu

3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

3.1.2.Tổng quan về huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu

3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

Bạc Liêu là tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc, với địa hình cơ bản là đồng bằng với những cánh đồng rộng, sơng ngịi, kinh rạch chằng chịt.

Phía Bắc giáp huyện Hồng Dân, phía Nam giáp thị xã Giá Rai, phía Đơng Nam giáp huyện Vĩnh Lợi và huyện Hịa Bình, phía Tây giáp huyện Thới Bình (Cà Mau),phía Đơng giáp thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng).

Phước Long là một trong bảy đơn bị hành chính cấp huyện của tỉnh Bạc Liêu và là một trong hai địa phương được thành lập sớm nhất tỉnh (1920) với diện tích tự nhiên khoảng 41.964,42 ha. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện 17.403,4 ha; đất phi nông nhiệp là 24.102,45 ha; đất chưa sử dụng là 458,6 ha.

3.1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Tổng dân số của huyện Phước Long 122.504 người với 26.079 hộ, huyện có mật độ dân số 293 người/km2; dân tộc Kinh có 118.169 người; dân tộc Hoa 250 người; dân tộc Khơmer 4.065 người; dân tộc khác 20 người.

Hiện nay, Phước Long có 8 đơn vị hành chính cấp xã với 1 thị trấn (Phước Long); 7 xã (Hưng Phú, Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, Phước Long, Vĩnh Phú Đông, Vĩnh Phú Tây, Vĩnh Thanh).

Phước Long là huyện vùng nông thôn sâu của tỉnh Bạc Liêu, được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 16/10/2000, theo Nghị định số 51 của Chính phủ. Huyện có 07 xã, 01 thị trấn; diện tích tự nhiên 41.619 ha, 26.079 hộ, dân số 119.411 người, gồm 03 dân tộc chủ yếu là kinh, hoa và khơme.

Trong những năm qua, kinh tế xã hội của huyện có những bước phát triển vượt bậc. Từ một huyện khó khăn, Phước Long trở thành đơn vị cấp huyện có nền kinh tế phát triển thứ ba của tỉnh, xếp sau tỉnh lị là Thành phố Bạc Liêu và thị xã Giá Rai. Tuy nhiên nếu xét theo sự phát triển đồng đều kinh tế giữa các xã trong 1 huyện thì Phước Long đứng hàng thứ 2, sau Tp. Bạc Liêu. Cụ thể, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện là 157 doanh nghiệp. Huyện có 6.832 cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hút được 12.886 lao động tại các cơ sở. Giá trị sản phẩm thu

được trên 1 héc ta đất trồng trọt của huyện là 87,31 triệu đồng; giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 119,26 triệu đồng. Tổng diện tích lúa cả năm đạt 39.383ha; năng suất lúa cả năm 60,29 tạ/ha; sản lượng lúa cả năm đạt 237.452 tấn.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành của huyện đạt 17.464 triệu đồng; tổng diện tích rừng của huyện là 26ha. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành đạt 3.113.650 triệu đồng; tồn huyện có diện tích ni trồng thủy sản 22.477ha; sản lượng thủy sản đạt 30.357 tấn.

Huyện lỵ của Phước Long là thị trấn Phước Long không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện mà cịn là trung tâm của tiểu vùng Tây - Bắc tỉnh Bạc Liêu. Thị Trấn Phước Long cùng với 3 đơn vị khác là Tp. Bạc Liêu, Thị trấn Hịa Bình (huyện Hịa Bình), phường Hộ Phòng (thị xã Giá Rai) tạo thành tứ giác kinh tế, động lực phát triển kinh tế của cả tỉnh. Theo quy hoạch, năm 2015 Thị trấn sẽ là đơ thị loại IV và tầm nhìn đến năm 2020 là một thị xã hiện đại, tiềm năng.

Là một trong 5 huyện (Nam Đàn - tỉnh Nghệ An, Hải Hậu - tỉnh Nam Định, Phước Long - tỉnh Bạc Liêu, Phú Ninh - tỉnh Quảng Nam, K'Bang - tỉnh Gia Lai) được Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trung ương chọn làm điểm chỉ đạo điểm của cả nước về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015.

Ngày 09 tháng 01 năm 2018, huyện Phước Long đã được Chính Phủ cơng nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017 theo Quyết định 31/QĐ-TTg , đây cũng là huyện đầu tiên của tỉnh có được vinh dự này. Theo thống kê, tính đến cuối năm 2016, thu nhập bình quân đầu người ở huyện Phước Long đạt gần 38 triệu đồng/năm, cao hơn gần 10 triệu đồng/người/năm so với yêu cầu của tiêu chí. Đến tháng 11/2017, huyện Phước Long cơng nhận hơn 2 nghìn hộ thốt nghèo, hạ tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn dưới 4%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại một số địa phương ở việt nam (Trang 58 - 61)