Giải pháp hỗ trợ đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại một số địa phương ở việt nam (Trang 111)

Đây là chính sách lớn nhất của nhà nước cần triển khai là để nông dân có thể rời ruộng đất để việc làm ngoài nông nghiệp trong các nhà máy chế biến, sản xuất phân bón, máy móc thiết bị nông nghiệp hay các dịch vụ khác. Làm được điều này sẽ phù hợp với một bộ phận người dân ly nông mà không phải ly hương.

Chính phủ cần có gói tín dụng ưu đãi riêng cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và những ưu đãi đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là những vùng sản xuất tập trung, sản xuất công nghệ cao.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, bảo hộ sở hữu trí tuệ để sản phẩm nông nghiệp nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tích tụ ruộng đất và sản xuất lớn đối với hộ nông dân, trang trại hay doanh nghiệp nông nghiệp đều cần tới sự liên kết để tạo ra chuỗi giá trị nông sản. Lâu nay liên kết bốn nhà là Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp đã được bàn đến nhiều nhưng thực chất mới chỉ có liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân (ví dụ như mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”). Tuy nhiên, liên kết này cũng tương đối lỏng lẻo do thiếu “trọng tài” đó chính là nhà nước. Vì vậy Nhà nước phải có quy định, hướng dẫn cụ thể về liên kết giữa các bên và trong đó nhà nước phải tạo hành lang pháp lý, làm đầu mối, bên cầm trịch cho liên kết này. Mặt khác nhà nước cần hỗ trợ cho doanh nghiệp để doanh nghiệp làm đầu tàu liên kết.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, cùng với đó, phát triển nông nghiệp giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn. Tuy vậy, thực trạng chung của nông nghiệp Việt Nam hiện nay là đất đai manh mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả thấp, lợi nhuận thu được từ những mảnh ruộng nhỏ không đủ để bảo đảm chi tiêu trong cuộc sống của người nông dân.

Qua quá trình nghiên cứu, có thể thấy rằng, tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tích tụ ruộng đất để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa là một chính sách đúng, phù hợp quy luật khách quan. Đối với cả hai địa bàn nghiên cứu, tuy rằng có sự khác biệt về phương pháp nhưng điều quan trọng có thể nhận thấy về khía cạnh hiệu quả kinh tế là sản xuất nông nghiệp thường đi liền với nhu cầu tích tụ ruộng đất.

- Trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, bình quân số thửa/hộ sau khi thực hiện dồn điền đỏi thửa đã giảm từ 3,7 thửa xuống 1,89 thửa, đời sống của người dân cũng được cải thiện khi kinh tế của từng hộ đã được nâng cao hơn.

- Tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, bình quân diện tích trên hộ sau khi thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn đã tăng lên từ 0,57 ha lên 1,26 ha, mô hình kinh tế từng hộ cũng được thay đổi, tạo nên nhiều chuyển biến trong đời sống của người dân khu vực này

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn, mỗi địa phương phải đạt tới quy mô nhất định thì mới đảm bảo sinh lời, do vậy, dù cho số thửa trên hộ ở Đông Hưng có giảm hay bình quân diện tích đất của Phước Long có sự tăng

hiện triệt để hơn đi kèm với những chính sách hợp lý đối với người nông dân và các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Do vậy, để tích tụ, tập trung đất nông nghiệp có thể tiếp tục được thực hiện hiệu quả hơn, Nhà nước cần tập trung xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý thông thoáng, ổn định và minh bạch, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của người nông dân, lợi ích của các nhà đầu tư, lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế và sự ổn định, trật tự của các quan hệ xã hội có liên quan. Trong hành lang pháp lý này, người nông dân, nhà đầu tư cần được tiếp cận với cơ chế pháp lý linh hoạt hơn, ổn định hơn để có thêm sự lựa chọn thích hợp cho mình trong việc dịch chuyển quyền sử dụng đất theo hướng tích tụ đất nông nghiệp, góp phần tối đa hóa giá trị quyền sử dụng đất và các nguồn vốn đầu tư trên đất.

2. KIẾN NGHỊ

Huyện Đông Hưng và huyện Phước Long là hai địa phương tiêu biểu trong quá trình thực hiện tích tụ, tập trung đất nông nghiệp với các hình thức khác nhau. Tuy vậy, lợi ích từ chính sách này đã góp phần nâng cao đời sống cho các hộ nông dân khi quy mô trung bình của các hộ đã được tăng lên, số lượng thửa giảm đi, người nông dân cũng có cơ hội được tiếp cận với các mô hình canh tác mới, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, cơ giới hóa, đầu tư thâm canh với hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước khi thực hiện tích tụ, tập trung đất nông nghiệp

Tuy vậy, có thể thấy rằng, các hình thức tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại Đông Hưng và Phước Long đều không mới, quy mô diện tích sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa/kinh tế trang trại theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tuy có tăng lên nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của cả hai địa phương. Cùng với đó, các địa phương vẫn chưa có nhiều chính sách đột phá nhằm khuyến khích các hộ thực hiện tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, nhiều hộ chưa có nhận thức đầy đủ về lợi ích của chủ trương này.

Do vậy, trong thời gian tới, nhằm đa dạng hóa và thực hiện triệt để tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại cả hai địa bàn nghiên cứu, trước hết phải thống nhất về mặt nhận thức, về sự cần thiết, tầm quan trọng và ý nghĩa của chủ trương này. Mỗi địa phương cần có những giải pháp đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, cụ thể như sau:

- Đối với huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình, dồn điền đổi thửa mới chỉ được coi là tập trung đất nông nghiệp bước đầu tiên, các hình thức như phát triển mô hình hợp tác xã nông thôn hay xây dựng các trang trại chăn nuôi, trang trại trồng trọt cần phải được nhân rộng ra tất cả các xã. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần thu hút thêm các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nhằm xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất – tiêu thụ nông sản.

- Đối với huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, mô hình trang trại được đánh giá là phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương. Tuy vậy, nhằm nâng cao chất lượng của mô hình này, chính quyền địa phương cần nhân rộng mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ cá đến tất cả các xã có điều kiện thực hiện, bên cạnh đó là những yêu cầu đối với các doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã và đang làm suy giảm nhiều diện tích đất canh tác tại huyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII Đảng Cộng sản Việt Nam;

[2] Nghị quyết số 19-2017/NĐ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020;

[3] Luật đất đai 2013 và một số văn bản hướng dẫn thi hành;

[4] Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và Dự thảo Nghị định thay thế.

[5] Niên giám thống kê năm 2016, Tổng Cục Thống Kê, Bộ KH&ĐT https://www.gso.gov.vn

[6] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017): Báo cáo về tình hình tích tụ, tập trung ruộng đất ở các tỉnh phía Bắc, Hội nghị giải pháp tích tụ, tập trung đất nông nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

[7] Quyết định số 2311/QĐ-BTNMT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2016 (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016)

[8] TS. Nguyễn Đình Bồng. Nguyễn Thị Thu Hồng (2017), Một số vấn đề về tích tụ, tập trung đất nông nghiệp trong phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay, Tạp chí Cộng sản.

[9] Ths. Phạm Thanh Quế, Ths Vũ Thị Quỳnh Nga (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình tích tụ và tập trung đất nông nghiệp đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Xuyên – Thành Phố Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp

[10] Trần Thu Giang (2011), Nghiên cứu các giải pháp khuyến khích tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

[11] Ths. Kim Văn Chinh (2012), Tích tụ tập trung và hiệu quả sử dụng đất tại Việt Nam, Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[12] Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Đông Hưng (2014), Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Đông Hưng giai đoạn 2010 - 2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[13] Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu 2015, 2016, 2017 – Cục thống kê Bạc Liêu

[14] Tổng cục thống kê (2016). Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2016.

[15] UBND huyện Đông Hưng (2014). Báo cáo kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng.

[16] UBND huyện Đông Hưng (2018). Báo cáo thống kê đất đai năm 2017 huyện Đông Hưng.

[17] UBND huyện Đông Hưng (2017), Đề án sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2017

[18] Lâm Quang Huyên (1997), Cách mạng ruộng đất ở Miền Nam

Việt Nam, Nhà XB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[19] UBND Huyện Phước Long (2017) , Báo cáo kết quả thực hiện

cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn huyện.

[20] UBND huyện Phước Long (2018). Báo cáo thống kê đất đai năm 2017 huyện Phước Long.

[21] UBND Tỉnh Thái Bình (2010), Nghị Quyết số 72/2010/NQ- HĐND ngày 10/12/2010 tại Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Thái Bình khóa XIV về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại một số địa phương ở việt nam (Trang 111)