Các nhân tố của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế, tính hệ thống của ngân hàng, xu hướng phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử. Cụ thể một số nhân tố cơ bản của môi trường bên ngoài như sau:
• Môi trường chính trị, pháp luật, là nhân tố đóng vai trò quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của kinh tế - xã hội và từ đó ảnh hưởng tới
sự phát
triển dịch vụ NHĐ T. Các dịch vụ NHĐ T chỉ được sử dụng chỉ khi có sự
công nhận
của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua các chính sách. Một số yếu tố thuộc
môi trường chính trị, pháp luật như: Sự ổn định của hệ thống chính trị, Hệ thống
luật pháp nói chung và các luật liên quan đến lĩnh vực dịch vụ ngân hàng điện tử,..có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển dịch vụ NHĐ T.
• Môi trường kinh tế, là nhân tố then chốt quyết định trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Một số yếu tố có thể tác động đến việc cung
ứng dịch vụ NHĐ T tại các ngân hàng như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, chu kì kinh
tế, mức sống của dân cư, các chiến lược chính sách kinh tế,.. Có 4 vấn đề cơ bản
nhất thuộc lĩnh vực kinh tế có ảnh hưởng hoạt động phát triển dịch vụ NHĐ T:
- Giai đoạn phát triển kinh tế: Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, chu kì của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến các chủ thể như khách hàng, các đối tác,...tác
• Các yếu tố văn hoá, xã hội, Thói quen dùng tiền mặt của dân cư ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ Ngân hàng điện tử. Bởi lẽ, khi thói quen này vẫn
còn tồn
tại thì ngân hàng khó có thể đẩy mạnh dịch vụ này. Ngoài ra, còn một số nhân tố
ảnh hưởng như: Mức sống của dân cư, Phong cách sống, cơ cấu dân cư (trẻ
hóa hay
già hóa),..có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Yếu tố văn hóa hóa - xã hội ngày càng góp phần quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ nói chung do việc quảng bá thương hiệu thông qua các hoạt động văn hóa - xã hội ngày càng phổ biến. Hiện nay, nhiều ngân hàng tận dụng sự ủng hộ của cộng đồng như đóng góp ủng hộ hay từ thiện. Từ đó đưa ra giải pháp và hướng
cộng đồng cùng tham gia giải quyết và từ đó tạo ra thành công cho riêng cho mình. • Môi trường công nghệ, Trong cuộc CMCN 4.0 hiện nay, CNTT là nhân tố
vô cùng quan trọng đối với hoạt động phát triển dịch vụ NHĐ T. Các yếu tố công
nghệ như: sự phát triển của công nghệ từng giai đoạn, bản quyền công nghệ, đổi
mới công nghệ, xu hướng công nghệ trên thế giới...đã làm thay đổi toàn bộ việc
cung ứng các dịch vụ NHĐ T, khiến cho chu kỳ sống của dịch vụ bị rút ngắn,
và lợi
thế cạnh tranh trong lĩnh vực nhanh chóng bị các ngân hàng khác đuổi kịp và vượt
lên. Thực tiễn tại Việt Nam cũng cho thấy rất rõ, sự phát triển của mạng viễn thông
cũng như chất lượng, sự hoạt động ổn định của mạng này, mức độ trang bị
máy tính
trong các cơ quan, tổ chức, doanh nhiệp và người dân,... ảnh hưởng rất lớn
kênh mobile banking và nó giúp cho lượng khách hàng sử dụng ngày càng gia tăng. Các ngân hàng được khảo sát trong nghiên cứu của AT. Kearney đã: (i) thay đổi mô hình kinh doanh trong thời đại số; (ii) nâng cao vai trò của chi nhánh trong việc tư vấn cho khách hàng theo hướng cải tiến kỹ năng phục vụ khách hàng số; (iii) chuyển đổi linh hoạt hơn về công nghệ; (iv) thay đổi mô hình tổ chức như hình thành các bộ phận gồm cả nghiệp vụ và trung tâm công nghệ để đảm bảo phát triển nhanh sản phẩm dịch vụ.
1.4.1.2. Tại Singapore
Ngân hàng DBS tại Singapore được xem là ngân hàng số đầu tiên trên thế giới. Ưu điểm nổi bật tại DBS đó chính là ứng dụng công nghệ hiện đại, có độ bảo mật thông tin cao. Thông qua các ứng dụng Wechat hoặc Whatsapp kết nối với ngân hàng mà khách hàng không cần phải tải ứng dụng ngân hàng DBS về điện thoại của mình.
Ngân hàng UOB là một tổ chức ngân hàng đa quốc gia Singapore có trụ sở tại Singapore. Tại UOB, việc phát triển ngân hàng điện tử không cần 100% qua kênh mobile như DBS, nhưng UOB thiết kế và xây dựng theo mô hình tích hợp với công nghệ. Thiết kế không gian theo hướng hỗ trợ đào tạo hướng dẫn khách hàng sử dụng các kênh giao dịch tự động hóa trong khi vẫn phục vụ khách hàng qua các quầy giao dịch truyền thống.
Có thể nhận thấy cả hai ngân hàng trên đều đầu tư nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, bộ phận ngân hàng số được thành lập đầy đủ với các cán bộ nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng, tương tự như một công ty Fintech. Cả hai ngân hàng trên đều xây dựng các đầu mối cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, bên thứ ba phối hợp với ngân hàng cung cấp các dịch vụ khác mà khách hàng DBS và UOB đều ưu tiên tích hợp đa kênh để đảm bảo quá trình giao dịch và trải nghiệm của khách hàng là giống nhau ở bất cứ kênh cung cấp dịch vụ nào. Mặt khác, DBS và UOB đều đánh giá được tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ cụ thể là phần mềm lớp giữa với sự linh hoạt, dễ dàng tích hợp với các kênh phân phối.
Siam Bank và Krung Thai Bank là hai trong số nhiều ngân hàng ở Đông Nam Á đang từng buớc ứng dụng công nghệ để số hóa ngân hàng.
Siam Bank Thai Lan đã ứng dụng thử cho khách hàng tạo lệnh sẵn từ kênh Mobile, đến quầy giao dịch viên có thể scan QR code để thực hiện giao dịch mà không cần phải kiểm tra thông tin nào nữa. Ngoài ra, ngân hàng này cũng đi tiên phong trong việc không cần dùng giấy trong các giao dịch.
Krung Thai Bank cũng đã thực hiện cập nhật chuyển đổi từ mô hình ngân hàng truyền thống sang mô hình ngân hàng số bao gồm các hệ thống: Hệ thống quản lý tích hợp đa kênh, hệ thống quản lý thẻ, ứng dụng E-Banking, ứng dụng Mobile Banking và hệ thống giao dịch tại quầy. Thời gian mà ban điều hành ngân hàng đề ra chuyển đổi là 3 năm. Hiện nay, Ngân hàng đang trang bị giải pháp quản lý tích hợp đa kênh (Omni-Channel), ngân hàng tích hợp ứng dụng E-Banking, ứng dụng Mobile Banking, hệ thống giao dịch tại chi nhánh (Branch teller).
1.4.2. Bài học cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
Hiện nay, nhiều ngân hàng tại Việt Nam chuyển đổi và áp dụng thành công ngân hàng số và mô hình kinh doanh hiện đại: Ngân hàng số Timo của VPBank, Live Bank của TPBank hay tích hợp nền tảng E-banking của Vietcombank thành VCB Digital, rút tiền mặt qua ATM không cần thẻ của Techcombank, nền tảng hợp kênh (Omni Chanel -OCB).
Mặc dù xu huớng ngân hàng công nghệ đã lan đến Việt Nam, nhung mức độ số hóa ngân hàng Việt Nam vẫn sơ khai, tốc độ còn chậm. Vì thế, để mô hình ngân hàng điện tử trên nền tảng số hóa tại VPBank tiếp tục phát triển, VPBank cần phải xây dựng chiến luợc kinh doanh số thông qua việc trả lời các câu hỏi về bối cảnh số, các cơ hội số, các thách thức số, khả năng số hóa ngân hàng, khác biệt về số và chia sẻ số của ngân hàng.
Thứ hai, để xây dựng đuợc mô hình ngân hàng số rõ ràng, chuyên nghiệp phù hợp với xu huớng ngân hàng số của một số ngân hàng thuơng mại trong khu vực và trên thế giới, VPBank cần hợp tác với các công ty fintech để xây dựng mô hình kinh doanh đột phá thông qua ứng dụng công nghệ số nhằm tăng cuờng sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí.
Thứ ba, VPBank cần thực hiện số hóa các hoạt động của ngân hàng hiện tại nhằm dần chuyển đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống sang hiện đại. VPBank cần thực hiện số hóa các điểm phục vụ khách hàng, đẩy mạnh công nghệ số dành cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu và tăng giá trị cho khách hàng về lâu dài.
Thứ tu, VPBank cần phải tổ chức lại bộ máy và cách thức quản lý chiến luợc để phù hợp với những yêu cầu và đòi hỏi của mô hình kinh doanh mới. Theo đó, các ngân hàng cần thay đổi văn hóa kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực phù hợp về kỹ năng, nhận thức cũng nhu văn hóa kinh doanh.
Cuối cùng, VPBank cũng cần chú trọng công tác truyền thông và thuơng hiệu, các công bố thông tin trên các mạng xã hội, đầu tu vào cơ sở hạ tầng kĩ thuật và CNTT, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro, an ninh mạng và phân đoạn khách hàng để quản lý dễ dàng hơn trong thời đại kỹ thuật số.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản cũng như các nội dung liên quan đến phát triển dịch vụ NHĐ T: (1) Các vấn đề chung nhất về dịch vụ, dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ NHĐ T, (2) Khái niệm, các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng phát triển dịch vụ NHĐ T, (3) Bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHĐ T từ các nước trên thế giới cho VPBank. Sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin hiện nay cho thấy cần phải phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng số hóa là xu hướng tất yếu của mỗi ngân hàng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
(VPBANK)
2.1. Tổng quan Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/08/1993 theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc NHNN Việt Nam. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04/9/1993 với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ VND.
Sau 27 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 25,299 tỷ đồng (gấp hơn 1.200 vốn điều lệ ban đầu thành lập) với đội ngũ hơn 27,000 nhân sự cùng mạng lưới với 227 chi nhánh và phòng giao dịch. VPBank đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mình, có vị trí nhất định trên thị trường và thương hiệu được nhiều khách hàng đón nhận. Một số chỉ tiêu chính của VPBank tính đến hết quý 1/2020 như sau:
• Tổng tài sản 393,208 tỷ • Dư nợ cho vay 263,747 tỷ • Huy động vốn 215,715 tỷ
• Vốn điều lệ 25,299 tỷ
• Thu nhập lãi ròng 8,021 tỷ • Lợi nhuận sau thuế 2,313 tỷ
Sự phát triển vượt bậc tại VPBank giai đoạn 2015-2019 được thể hiện qua các chỉ số về sinh lời, tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng tại VPBank còn thể hiện qua việc mở rộng mạng lưới với hơn 227 chi nhánh/phòng giao dịch rộng khắp cả nước và đa dạng về sản phẩm, dịch vụ và kênh phân phối khách hàng.
Với mục tiêu phát triển bền vững, VPBank luôn chú trọng vào các hoạt động đầu tư như: CNTT, hạ tầng kỹ thuật. Định hướng là một ngân hàng bán lẻ, VPBank luôn tiên phong trong việc ứng dụng số hóa trong hoạt động ngân hàng.
Quá trình phát triển ngân hàng điện tử và các dịch vụ NHĐ T của VPBank: Năm 2009, Bắt đầu triển khai dịch vụ NHĐ T.
Năm 2010, Chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vuợng
Năm 2012, Xây dựng các hệ thống nền tảng cốt lõi của Ngân hàng (Core banking), tiến tới việc hoàn thiện các hạng mục quan trọng nhất ngay trong năm 2012 - 2013 bằng việc khởi động những dự án lớn với các đối tác tu vấn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực: Quản trị công ty, Công nghệ thông tin, Quản trị rủi ro, Quản trị nguồn nhân lực.
Năm 2012, Ngân hàng đã nâng cấp thành công hệ thống T24, cơ bản rà soát lộ trình chiến luợc công nghệ thông tin (IT Master Plan), là nền tảng cho việc đầu tu theo chiều sâu và chiều rộng trong năm 2013 và các năm tiếp theo. Các hạng mục đầu tu về công nghệ của Ngân hàng sẽ tập trung theo huớng đáp ứng đuợc nhu cầu phát triển của lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, huớng tới khách hàng.
Năm 2013, VPBank buớc vào Top 3 ngân hàng bán lẻ hàng đầu với chiến luợc là tập trung trọng tâm vào phân khúc Khách hàng bán lẻ. Nghiên cứu triển khai các chiến luợc phân khúc khách hàng doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Năm 2015, Nhận giải Ngân hàng điện tử tốt nhất Việt Nam 2015 do Tạp chí Global Banking and Finance Review trao tặng.
Năm 2016, Giải thuởng “Ngân hàng Điện tử tiêu biểu 2016)" và “Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ 2016” do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) trao tặng. Tăng vốn điều lệ lên 10.765 tỷ đồng
Năm 2018, VPBank đạt danh hiệu “Ngân hàng số tiêu biểu” do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) và Hiệp hội Ngân hàng bình chọn.
Năm 2019, VPBank đạt danh hiệu Ngân hàng tu nhân Việt Nam đầu tiên và duy nhất đuợc vinh danh trong TOP 500 Thuơng hiệu Ngân hàng toàn cầu.
Năm 2020, VPBank trở thành ngân hàng tu nhân Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 300 ngân hàng có giá trị thuơng hiệu nhất thế giới, theo Brand Finance.
CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2018 2019 Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh
Tổng tài sản 193,87 6 228,77 1 277,752 323,29 1 377,204 Vôn chủ sở hữu 13,38 9 17,178 29,696 34,75 0 42,21 0 Huy động vốn của khách hàng + Hoạt động phát hành giấy tờ có giá______________________ 152,13 1 172,43 8 199,655 219,50 9 271,549 Dư nợ cấp tín dụng 131,70 6 158,69 6 196,673 230,79 0 271,407
Trong đó: Cho vay khách hàng 116,80 4 144,87 3 182,888 221,98 2 257,184 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2.69 % 2.91 % 3.39% 3.50 % 3.42%
2.1.2. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
SO Đồ Tố CHÚC
(Nguồn: Báo cáo quản trị 2018 của VPBank)
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Giai đoạn 2015-2019 là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ về lợi nhuận tại VPBank với sự tăng trưởng hơn gấp 3 lần lợi nhuận trước thuế từ hơn 3 nghìn tỷ lên hơn 10 nghìn tỷ. Trên cơ sở thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của VPBank trong giai đoạn 2015-2019, tác giả đã thu nhận được các kết quả cơ bản về hoạt động kinh doanh của ngân hàng như sau:
Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2015-2019
Lợi nhuận trước thuế 3,096 4,929 8,130 9,199 4
Một số chỉ tiêu an toàn và hiệu quả
ROAA 1.34 % 1.90 % 2.50% 2.40 % 2.40% ROAE 21.00 % 25.70% 27.50% 22.80 % 21.50% Hệ số an toàn CAR % 12.20 % 9.50 12.60% %11.20 11.10% Chỉ tiêu_______________ 201 2016 2017 2018 2019 Huy động khách hàng 130,27 1 8 123,78 133,550 170,850 0 213,95 Phát hành giấy tờ có giá 21,86 0 48,65 1 66,10 5 48,65 8 57,60 0
Huy động liên ngân
hàng__________________ 4 17,76 6 28,83 4 38,06 1 54,23 8 50,86 Khác 10,59 3 8 10,31 8 10,33 2 14,80 6 12,57 Tổng vốn huy động 180,48 8 211,59 3 248,057 288,541 334,99 4
(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank giai đoạn 2015-2019)
a. Huy động vốn
Cơ cấu huy động vốn qua các năm:
Bảng 2.2: Tình hình và cơ cấu vốn huy động của VPBank giai đoạn 2015-2019
Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Ngân hàng VPBank khá đa dạng và có sự tăng truởng nhanh chóng trong giai đoạn từ 2015-2019. Nguồn huy động vốn chủ yếu là từ khách hàng là cá nhân và các tổ chức. Ngoài ra, phát hành giấy tờ có giá cũng đuợc VPBank đẩy mạnh trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, huy động vốn trên thị truờng liên ngân hàng cũng là nguồn vốn có tỷ trọng cao trong hoạt động huy động vốn tại VPBank, đây là một trong những nguồn vốn độ rủi ro và chi phí thấp.