vụ Ngân
hàng điện tử trong thời gian sắp tới 3.1.1. Thời cơ
Hiện nay, thế giới đang bước vào cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 (CMCN 4.0), nó đang được ứng dụng thực tiễn vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, kinh tế - xã hội. Với cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ và tần suất sử dụng điện thoại thông minh tại Viêt Nam tương đối cao là những điều kiện tiền đề trong việc tiếp cận những công nghệ tiên tiến mà cuộc CMCN 4.0 đem đến. CMCN 4.0 đã mang lại cho hệ thống ngân hàng nhiều thay đổi tích cực. CNTT đã giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển đa dạng kênh phân phối, chuyển dịch các ngành cơ cấu dịch vụ truyền thống từ các điểm giao dịch sang các kênh số hóa. Bên cạnh đó, ứng dụng số hóa ngân hàng cũng đã thay đổi quy trình nghiệp vụ, sản phẩm đem lại sự tiếp cận gần gũi và thỏa mãn các yêu cầu từ khách hàng.
Cùng với mở rộng các dịch vụ và ứng dụng số hóa điện tử, cùng với đấy là vấn đề an toàn bảo mật thông tin trong lĩnh vực số hóa điện tử cũng cần được ngành Ngân hàng chú trọng nhằm ứng phó với những rủi ro tiềm ẩn từ CMCN 4.0. Vì vây, Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 10/01/2017 đã được NHNN đã ban hành nhằm tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ.
Cùng với xu thế đó, VPBank đã không ngừng đầu tư phát triển nền tảng công nghệ cùng với đó là nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, với sự ra đời Ngân hàng Timo, ứng dụng Yolo là những ứng dụng ngân hàng số tiên phong tại Việt Nam.
Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến xu hướng phát triển của ngân hàng TMCP Việt nam Thịnh vượng như sau :
Thứ nhất, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc quản lý cơ sở dữ liệu, quản lý danh mục rủi ro và quản lý nguồn khách hàng có thể giúp cho VPBank tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian xử lý công việc.
Thứ hai, sự đầu tư và phát triển trong thời đại cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra giúp cho lĩnh vực Ngân hàng tối đa hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính mới M- POS, Mobile Banking, Internet banking, ví điện tử,... có thể tạo ra các giá trị lớn trong việc khai thác khách hàng.
Thứ ba, Xử lý khối lượng lớn các công việc giao dịch thông qua ứng dụng tự động hóa bằng cách áp dụng các công nghệ của CMCN 4.0 vào hệ thống ngân hàng giúp đa dạng hóa kênh phân phối, bán hàng qua internet, mobile-banking, tablet- banking, mạng xã hội.
Thứ tư, hệ thống dữ liệu ngân hàng được hoàn thiện và nâng cấp mở rộng nhiều lần. Việc ứng dụng và phát triển đưa công nghệ Big Data, phân tích dữ liệu của CMCN 4.0 đã hỗ trợ các ngân hàng lấy thông tin, phân tích và xử lý dữ liệu với quy mô lớn sẽ giúp cho ngân hàng có thể nhanh chóng đưa ra quyết định, lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp.
Việc ứng dụng chuyển đổi sử dụng thẻ chip thay cho thẻ từ là một trong những chiến lược cần thiết nhằm tăng tính bảo mật, tạo sự an toàn cho khách hàng sử dụng thẻ. Theo kế hoạch VPBank đến hết tháng 06/2020, toàn bộ thẻ từ của khách hàng sử dụng sẽ được chuyển sang thẻ chip nhằm nâng cao tính bảo mật, tiết kiệm chi phí.
Nhu cầu khách hàng ngày càng tăng cao, vì vậy nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng thì việc triển khai bán chéo sản phẩm tài chính như Bancasurrance (liên kết ngân hàng - bảo hiểm), không chỉ mang lại khoản thu, và tăng các sản phẩm dịch vụ đa dạng cho ngân hàng mà còn giúp ngân hàng có được nguồn khách hàng ổn định hơn.
Với mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ đã và đang khuyến khích phát triển nội dung và nâng cao và phát triển môi trường không gian Internet, vừa đảm bảo ổn định cho hoạt động và tạo xây dựng môi trường an ninh mạng an toàn phục vụ cho người sử dụng và doanh nghiệp.
3.1.2. Thách thức
Khoảng trống chính sách của ngành dịch vụ ngân hàng được số hóa đòi hỏi cần có sự chung tay phối hợp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc
xây dựng tạo tiền đề cho việc hoàn thiện quy định pháp luật. Trong khi các định chế tài chính chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo an ninh cho toàn hệ thống, thì các công ty Fintech cung cấp các giải pháp về công nghệ, dịch vụ ứng dụng sản phẩm tài chính nhu cho vay ngang hàng (P2P Lending), huy động vốn cộng đồng (Crowdfunding)... chua có quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp. Nếu không kịp thời hoàn thiện các quy định của pháp luật đối với các sản phẩm công nghệ tài chính mới thì có thể biến nó thành một “sân chơi không bình đẳng” giữa công ty Fintech và ngân hàng.
Việt Nam chua có cơ sở dữ liệu định danh toàn quốc (KYC). Hành lang pháp lý cho kinh tế số chua tạo sự đồng bộ về hạ tầng công nghệ và còn tồn tại những bất cập nhất định, mức độ nhận thức, đánh giá về dịch vụ tài chính, về ngân hàng số của nguời dân và doanh nghiệp còn hạn chế.
Thay đổi mô hình sản phẩm, chuẩn bị nguồn nhân lực và tài chính lớn để thích ứng áp dụng ứng dụng công nghệ mới vào sản phẩm, dịch vụ, làm đa dạng số hóa các hoạt động ngân hàng. Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 ngày một phát triển đa dạng, khách hàng có xu huớng chuyển dần từ tuơng tác trực tiếp với ngân hàng sang tuơng tác qua thiết bị điện tử, các ứng dụng (applicants), nền tảng số (platforms) từ xa. Đ òi hỏi ngân hàng phải thay đổi chuyển dịch trong kinh doanh, có
giải pháp và kế hoạch hành động phù hợp nhằm tạo ra thống nhất trong mô hình quản trị để chuyển dịch sang ngân hàng số tạo tiền đề làm các buớc triển khai trên cơ sở tính toán kỹ luỡng các nguồn lực (tài chính, nhân lực.) và những rủi ro tiềm tàng trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh.
Rủi ro về bảo mật hệ thống an ninh thông tin mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng: Tội phạm đang có xu huớng chuyển dần từ tấn công cơ học sang khai thác các lỗ hổng về công nghệ từ nguời dùng. Vì vậy, ứng dụng các thành tựu từ cuộc CMCN 4.0 đã tạo các áp lực không nhỏ lên hạ tầng an ninh của các ngân hàng. Cùng với việc đua công nghệ thông tin vào áp dụng thì vấn đề an toàn và bảo mật hệ thống sẽ là thử thách lớn đối với việc vận hành, phát triển, đầu tu, vận hành các dịch vụ NH T tại VPBank.
Năng lực và chất lượng nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ về trình độ nghiệp vụ ngân hàng mà còn là kiến thức, kỹ năng về vận hành và làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại. Trong việc bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ làm chủ công nghệ mới sẽ khó khăn đối với ngân hàng. Thêm vào đó, áp lực trong việc giữ chân nhân lực chất lượng cao gắn bó lâu dài với tổ chức trước làn sóng dịch chuyển nguồn nhân lực tài chính ngân hàng chất lượng cao đang ngày một gia tăng.
Cạnh tranh ứng dụng công nghệ hóa vào sản phẩm, dịch vụ giữa các ngân hàng và sự hiện diện của các công ty Fintech với số lượng công ty Fintech tăng nhanh và sức ép cạnh tranh của công ty Fintech đối với hoạt động ngân hàng truyền thống cũng gia tăng. iều này tạo ra áp lực vô hình và hữu hình lên hệ thống ngân hàng, đòi hỏi ngân hàng phải có chiến lược phát triển phù hợp. Trong bối cảnh đó, mối tương quan giữa công ty Fintech và ngân hàng trong thời gian tới có thể diễn ra theo ba (3) xu hướng chủ đạo: (1) Ngân hàng cạnh tranh với công ty Fintech; (2) Ngân hàng hợp tác với công ty Fintech; (3) Một số dịch vụ của ngân hàng bị thay thế bởi công ty Fintech. Khi có thêm nguy cơ này sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh và khiến VPBank không ngừng phài tìm kiếm giải pháp, cách thức, nguồn lực nếu như không muốn bị tụt hậu. Bên cạnh đó, đòi hỏi VPBank cần phải đưa ra những chiến lược hợp tác để đạt được hiệu quả cao trong việc phát triển dịch vụ và mở rộng khách hàng.
Cạnh tranh ngành dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng nhiều tại Việt Nam và sự đa dạng từ các sản phẩm ngành này ngày càng nhiều; từ đó gây khó khăn cho VPBank trong việc phát triển và định vị của mình. Do chiến lược kinh doanh của ngân hàng VPBank có điểm giống so với các NHTM khác, vì vậy, sẽ làm cho việc phát triển dịch vụ NHĐ T của VPBank trở nên khó khăn hơn vì các sản phẩm, dịch vụ sẽ dễ bị đối thủ sao chép, tương đồng tạo sự cạnh tranh không lành mạnh.
Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam tuy đã có sự thay đổi đáng kể trong thời gian trở lại đây, tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp. Việc sử dụng bằng tiền mặt và tâm lý ngại thay đổi thói quen của người dân cũng là một nguyên nhân
khách quan làm cho việc ứng dụng đưa các dịch vụ Ngân hàng điện tử của VPBank vào thị trường gặp nhiều khó khăn.
Sự hội nhập sâu rộng về kinh tế cùng với sự góp mặt của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Với nền tảng công nghệ tốt, tiềm lực về tài chính mạnh, thì việc gia nhập thị trường không phải là rào cản lớn đối với các Ngân hàng nước ngoài. Cùng với đó mục tiêu chiến lược thực sự của các ngân hàng này là đánh vào phân khúc bán lẻ. Dựa trên các yếu tố thuận lợi về công nghệ, nguồn lực tài chính thì việc gia nhập của ngân hàng này là một trong những thách thức rất lớn đối với các NHTM tại Việt Nam.