Kinh nghiệm của một số nước

Một phần của tài liệu 0933 nâng cao hiệu quả tín dụng của NHTM CP phát triển nhà thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38 - 42)

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Nga

Cộng hòa Liên bang Nga đang trong quá trình chuyển đổi mạnh sang nền kinh tế thị trường. Bên cạnh các doanh nghiệp hình thành từ việc chuyển

29

đổi sở hữu các doanh nghiệp quốc doanh, các DNNVV hoạt động theo hình thức sở hữu cổ phần, công ty tư nhân ra đời ngày càng nhiều, hoạt động tương đối đa dạng trên các lĩnh vực.

Hỗ trợ cho sự ra đời và phát triển của các DNNVV là một chủ trương nhất quán của Chính phủ Nga. Trong lĩnh vực đào tạo, Chính phủ đã khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo và dành một khoản ngân sách lớn cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các DNNVV. Các Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghệ cao được thành lập với mục tiêu đào tạo cán bộ quản trị doanh nghiệp có chất lượng cao cho các DNNVV. Chính phủ cũng khuyến khích các chuyên gia, các nhà khoa học và các sinh viên ưu tú trong các trường đại học tham gia nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học- kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Tại Cộng hòa Liên bang Nga đã thành lập nên hai Trung tâm lớn:

- Trung tâm đào tạo cán bộ doanh nghiệp Mat-xcơ-va trực thuộc Trường Đại học Thương mại Mat-xcơ-va có nhiệm vụ phát triển hệ thống đào tạo cán bộ và thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong các DNNVV ở Mat-xcơ-va.

- Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao được thành lập dưới sự bảo trợ của Liên đoàn khoa học - kỹ thuật Mat-xcơ-va, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, trong đó 60% cổ phần thuộc sở hữu của Trường Đại học Tổng hợp Mô-lô-nô-xốp và một số trường đại học ở TP Mat-xcơ-va - nơi tập trung gần 2.000 giáo sư, tiến sĩ khoa học và khoảng 40.000 sinh viên các chuyên ngành kỹ thuật. Nhà nước đã đầu tư cho Trung tâm hàng trăm triệu USD để xây dựng các phòng thí nghiệm khoa học. Chức năng chính của Trung tâm là cung cấp các dịch vụ tư vấn cho hoạt động nghiên cứu ứng

30

dụng, triển khai các thành tựu khoa học - kỹ thuật mới; hỗ trợ các công ty về mặt pháp lý, tài chính, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, ứng dụng,...

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến phát triển các DNNVV, vì đây là khu vực đem lại hiệu quả kinh tế cao và giải quyết được nạn thất nghiệp. Chương trình "hiện đại hoá" các DNNVV trở thành một nhiệm vụ và Nhật Bản đã có hàng loạt các chính sách về nhiều mặt được ban hành. Chi phí cho chương trình "hiện đại hoá" các DNNVV chủ yếu tập trung trên 4 lĩnh vực:

- Xúc tiến hiện đại hoá DNNVV.

- Hiện đại hoá các thể chế quản lý DNNVV.

- Các hoạt động tư vấn cho DNNVV.

- Các giải pháp tài chính cho DNNVV.

Trong đó dành một sự chú ý đặc biệt đối với việc hỗ trợ tài chính nhằm giúp các DNNVV tháo gỡ những khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh như khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự bảo đảm về vốn vay...

Các biện pháp hỗ trợ này đã được thực hiện thông qua hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính tín dụng công cộng phục vụ DNNVV. Hệ thống hỗ trợ tín dụng giúp các DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện cho họ vay vốn của các tổ chức tín dụng tư nhân thông qua sự bảo lãnh của Hiệp hội bảo lãnh tín dụng trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh.

Ngoài ra còn có ba tổ chức tài chính công cộng là Công ty Tài chính DNNVV, Công ty tài chính nhân dân và Ngân hàng Shoko Chukin do Chính phủ đầu tư thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn cho các

31

DNNVV đổi mới máy móc thiết bị và hỗ trợ vốn lưu động dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Đức

Đức là một quốc gia có số lượng DNNVV tương đối lớn. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra gần 50% GDP, chiếm hơn 1/2 doanh thu chịu thuế của các doanh nghiệp, cung cấp các loại hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của nguời tiêu dùng trong và ngoài nước. Để đạt được những thành tựu đó, Chính phủ Đức đã áp dụng hàng loạt các chính sách và chương trình thúc đẩy DNNVV trong việc huy động vốn.

Công cụ chính để thực hiện các chính sách và chương trình này là thông qua các khoản tín dụng ưư đãi, có sự bảo lãnh của Nhà nước. Các khoản tín dụng này được phân bổ ưu tiên đặc biệt cho các dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, đầu tư vào những khu vực kém phát triển của đất nước.

Do phần lớn các DNNVV không đủ tài sản thế chấp để có thể nhận được khoản tín dụng lớn bên cạnh các khoản tín dụng ưu đãi, nên còn phát triển khỏ phổ biến tổ chức bảo lãnh tín dụng. Những tổ chức này được thành lập và bắt đầu hoạt động từ những năm 1950 với sự hợp tác chặt chẽ cuả các phòng Thương mại, Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội Ngân hàng và Chính quyền liên bang. Nguyên tắc hoạt động cơ bản là vì khách hàng. DNNVV nhận được khoản vay từ ngân hàng với sự bảo lãnh của một số tổ chức bảo lãnh tín dụng. Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tổ chức này có trách nhiệm trả khoản vay đó cho ngân hàng. Ngoài ra, các khoản vay này còn có thể được Chinh phủ bảo lãnh.

Với các cơ chế và chính sách hỗ trợ như vậy, các DNNVV ở Đức đã khắc phục được rất nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn, từ đó đóng

32

góp to lớn trong việc phát triển nền kinh tế của CHLB Đức.

Một phần của tài liệu 0933 nâng cao hiệu quả tín dụng của NHTM CP phát triển nhà thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w