3.1.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển DNNVV giai đoạn 2011 - 2015
Định hướng phát triển doanh nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 là phát triển hài hoà các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Khuyến khích phát triển mạnh kinh tế đa sở hữu, mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần và hợp tác xã để loại hình kinh tế này trở thành phổ biến trong nền kinh tế, thúc đẩy đa dạng hoá sở hữu và kinh doanh. Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển nhanh theo quy định của pháp luật, trở thành một động lực phát triển của nền kinh tế. Tạo điều kiện cho kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh theo quy hoạch.
Bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân theo quy hoạch và quy định của pháp luật, thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước.
70
Thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường và tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Thực hiện Chương trình quốc gia về phát triển doanh nghiệp gắn với quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp. Hỗ trợ phát triển mạnh các DNNVV. Tạo điều kiện để hình thành các doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường. Phát triển doanh nhân về số lượng và năng lực quản lý, đề cao đạo đức và trách nhiệm xã hội.
Tạo môi trường kinh tế, xã hội, và khung pháp lý cho doanh nghiệp phát triển; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khuyến khích cộng đồng dân cư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực mà luật pháp không cấm. Tiếp tục phát triển doanh nghiệp trên cơ sở thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cựng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch hóa các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, gia nhập thị trường của doanh nghiệp nhằm giảm bớt các rào cản trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp; tiếp tục hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông trong đăng ký thành lập doanh nghiệp. áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống đăng ký kinh doanh toàn quốc, thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin chung về doanh nghiệp. Tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến kiến thức, nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, của các tầng lớp dân cư đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp dân doanh.
> Với các định hướng cơ bản ở trên, quan điểm phát triển DNNVV trong
71
- Phát triển DNNVV là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chương trình hành động của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia.
- Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển.
- Tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, của toàn xã hội về vị trí, vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Hỗ trợ phát triển DNNVV gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ, cụm công nghiệp, đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
3.1.1.2. Trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 31/03/2011 về việc “Hướng dẫn trợ
giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV”, hiệu lực thi hành
thông tư bắt đầu từ ngày 16/05/2011. Theo đó, căn cứ vào nội dung yêu cầu của các khóa đào tạo và năng lực thực tế, các đơn vị thuộc Bộ, Ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức hiệp hội giao làm đầu mối chủ trì thực hiện các khóa đào tạo có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức đào tạo: trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo hoặc lựa chọn các cơ sở đào tạo theo quy định hiện hành để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho DNNVV.
Phạm vi trợ giúp đào tạo gồm đào tạo khởi sự DN cho các cá nhân, tổ chức có nguyện vọng thành lập DN, DNNVV (chiếm tối đa 30% tổng số khoá đào tạo) và Đào tạo nâng cao kỹ năng quản trị DN cho chủ DN và cán bộ quản lý DNNVV. Căn cứ vào tình hình thực tế của từng khóa đào tạo, đơn vị
72
tổ chức các khóa đào tạo bố trí tối đa 30% thời lượng mỗi khóa để hướng dẫn học viên nghiên cứu các tình huống và vận dụng kinh nghiệm thực tiễn.