Bên cạnh những giải pháp, cơ chế hỗ trợ từ phía Chính phủ, NHNN và các bộ ban ngành, cùng với hỗ trợ từ phía Ngân hàng cho doanh nghiệp một cách tích cực thì điều quan trọng, chủ yếu là những nỗ lực từ bản thân doanh nghiệp. Một thực tế hết sức bất cập đó là doanh nghiệp thì thiếu vốn, trong khi đó ngân hàng đang thừa vốn không cho vay được, không phải là ngân hàng không muốn cho các doanh nghiệp vay mà ngân hàng e ngại doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Vì thế để khai thông rào cản gây ách tắc quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp, gây dựng niềm tin và uy tín đối với Ngân hàng thì bản thân các DNNVV cần có những thay đổi sau:
89
Hiện nay, cơ cấu vốn của nhiều DNNVV còn chưa hợp lý, tỷ trọng nguồn vốn đi vay từ bên ngoài, từ ngân hàng trong tổng nguồn vốn kinh doanh nói chung còn cao. Điều đó dẫn đến: Doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, vay được vốn ngân hàng thì hoạt động được, không vay được vốn ngân hàng thì hoạt động kinh doanh sẽ bị ngừng trệ. Bởi vậy, doanh nghiệp cần huy động, tạo lập nguồn vốn khác nguồn vốn ngân hàng như vốn tự có của chủ doanh nghiệp; vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết; vốn huy động từ nội bộ, vốn tự huy động qua phát hành trái phiếu... nhằm chủ động trong hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Năng lực tài chính sẽ là cơ sở bảo lãnh cho doanh nghiệp khi vay nên khả năng tiếp cận vốn tín dụng sẽ dễ dàng hơn.
Hai là, các DNNVVphải xây dựng được phương án kinh doanh có hiệu quả, có tính khả thi.
Phương án khả thi là yếu tố quyết định đến việc cho vay vốn của ngân hàng. Vì vậy doanh nghiệp cần phải thực sự đưa được phương án có hiệu quả, có tính thuyết phục. Muốn vậy doanh nghiệp cần nâng cao khả năng lập dự án vì nhiều doanh nghiệp có cơ hội tốt, có ý tưởng tốt, nhưng không lập được dự án. Doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh, những rủi ro có thể xảy ra tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn vay ngân hàng được an toàn, hiệu quả.
Ba là, đổi mới thiết bị công nghệ.
Do hạn chế về quy mô và nguồn tài chính, nên đối với DNNVV vấn đề trước mắt chưa phải là công nghệ hiện đại, mà phải chọn công nghệ phù hợp, công nghệ đa dụng xuất phát từ nhu cầu thị trường về sản phẩm để lựa chọn công nghệ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phải quan tâm đến hiệu suất hoạt động của thiết bị, tránh gây hư hỏng lãng phí, đồng thời chú ý cải tiến kỹ
90
thuật để nâng cao năng lực trong công nghệ hiện có. Các doanh nghiệp cần có chương trình đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó chú trọng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Bên cạnh việc cải tiến kỹ thuật công nghệ cần phải đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động để theo kịp sự hiện đại của máy móc, nâng cao hiệu quả sử dụng máy, hạn chế hiện tượng lãng phí nguồn lực.
Bốn là, coi trọng phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của DNNVV kể cả lao động và chủ doanh nghiệp phần lớn là chưa được đào tạo một cách cơ bản, chủ yếu được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau (như học sinh, bộ đội xuất ngũ, cán bộ về hưu, lao động dư dôi trong các doanh nghiệp Nhà nước...) nên họ còn bị hạn chế về chuyên môn, kỹ thuật và quản lý. Về lâu dài, cần trên cơ sở chiến lược phát triển, cơ cấu ngành nghề mà xây dựng chính sách đào tạo nhân lực.
Trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn hẹp, cần quan tâm tìm hiểu đến các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV của Nhà nước để đăng ký tham gia. Bên cạnh các chương trình được tài trợ bới kinh phí quốc gia, doanh nghiệp cần sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo do các tổ chức quốc tế tài trợ thông qua các chương trình, dự án.
Bên cạnh đó, một vấn đề rất quan trọng và cấp bách đối với DNNVV là vấn đề hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Đó sẽ là cơ hội vừa là thách thức đối với các DNNVV. Vì vậy các DNNVV cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để nắm bắt thông tin, nâng cao hiểu biết về luật lệ thương mại quốc tế, khai thác thị trường phù hợp. Cuối cùng là doanh nghiệp phải tự đánh giá nâng cao sức cạnh tranh của chính mình, lo cho mình trước khi nhờ sự giúp đỡ của người khác, tránh ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước.
91
Kết luận chương 3
Xuất phát từ chủ trương phát triển DNNVV của Nhà nước đến năm 2015 và định hướng mục tiêu của HDBank Hà Nội trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV thời gian tới, luận văn đó đề xuất 6 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của HDBank Hà Nội đối với DNNVV. Trong 6 giải pháp đó, luận văn đề cao và đi sâu phân tích giải pháp thứ 4 là nâng cao trình độ,
năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng. Từ đó, luận văn đưa ra kiến nghị
đối với 4 nhóm bao gồm: Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan; Ngân hàng Nhà nước; NH TMCP Phát triển nhà TP.HCM và kiến nghị với các DNNVV, bởi phải có sự phối hợp đồng bộ của cả 4 nhóm thì các giải pháp đưa ra mới có thể trở nên thực tế và áp dụng được trong thời gian sớm nhất.
92
Kết luận •
DNNVV có vai trò quan trọng và chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Các DNNVV là công cụ góp phần khai thác toàn diện mọi nguồn lực kinh tế và ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc giải quyết các mối quan hệ mà quốc gia nào cũng phải quan tâm chú ý đến đó là: Tăng trưởng kinh tế - giải quyết việc làm - hạn chế lạm pháp. Trong khi khó khăn lớn nhất, cơ bản nhất, phổ biến nhất, làm tiền đề cho các khó khăn của các DNNVV đó là thiếu vốn sản xuất và đổi mới công nghệ. Song, với những đặc trưng riêng của loại hình DN này nên vấn đề cấp tín dụng và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNVV là điều đáng quan tâm không chỉ đối với bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với nhà nước và toàn xã hội. Vì vậy, việc đưa ra những biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNVV là vô cùng cấp thiết. Với mong muốn đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu trên luận văn đã hoàn thành nội dung cơ bản sau:
1- Làm rõ lý luận cơ bản về DNNVV, đặc trưng, vai trò của hoạt động tín dụng NHTM đối với loại hình DN này. Đồng thời, luận văn nêu lên những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hoạt động tin dụng NHTM đối với DNNVV, đối với chính Ngân hàng và đối với cả nền kinh tế.
2- Nêu và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại HDBank Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011. Qua đó, luận văn đưa ra những nhận định, đánh giá thực trạng và chỉ ra những thành tựu cũng như nguyên nhân tồn tại từ thực trang trên.
3- Trên cơ sở lý luận, thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại HDBank Hà Nội từ năm 2009 - 2011, xuất phát từ chủ trương phát triển DNNVV của Nhà nước đến năm 2015 và định hướng mục tiêu của HDBank Hà Nội trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV thời gian tới, luận văn đã
93
đề xuất các giải pháp để nâng cao hoạt động tín dụng DNNVV tại HDBank Hà Nội. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra kiến nghị đối với 4 nhóm bao gồm: Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan; Ngân hàng Nhà nước; NH TMCP Phát triển nhà TP.HCM và kiến nghị với các DNNVV nhằm tạo sự phối hợp đồng bộ để sớm triển khai những giải pháp đã nêu.
Trên đây là toàn bộ nội dung của bản luận văn với đề tài “Nâng cao
hiệu quả tín dụng của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP. HCM - Chi nhánh Hà Nội đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn nhiều hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô và những người quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng để đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn, có thể có những đóng góp nhất định vào thực tiễn và bản thân học viên được mở rộng kiến thức của mình trong công tác nghiên cứu sau này.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Cúc, Hồ Văn Vĩnh, Đăng Ngọc Lợi, Nguyễn Hữu Thắng (1997),
Chính sách hô trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc
Gia, Hà Nội.
2. Hà Xuân Hương, Đỗ Viết Tuấn, Chu Minh Phương (2000), Tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Tài chính, Hà Nội.
3. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại: Quản trị và Nghiệp vụ, Nxb thống kê.
4. Phương Hà (1976), Nghệ thuật điều hành Doanh nghiệp vừa và nhỏ,
Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Đình Hương (2002), Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2005), Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
7. Hà Huy Hùng (2009), "Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Thị trường tiền tệ 12/1999.
8. HDBank Hà Nội (2009, 2010, 2011), Báo cáo tổng kết năm.
9. Frederic S.Mishkin (2003), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính,
Nxb khoa học kỹ thuật.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009,2010, 2011), Tạp chí ngân hàng.
11. Đàm Hồng Phương (2009), ”Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí Ngân hàng(Số 3/2009) , Hà Nội.
12. Lê Viết Thái, Nguyễn Đình Cung, Trần Kim Hào, Tô Đình Thái, Hoàn Văn Thành (2000), Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - thực trạng, khuyến khích và giải pháp, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
Nxb Thống kê.
14. Lê Văn Tề (2009), Tín dụng ngân hàng, Nxb Giao thông vận tải.