Một là, hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp.
Trên cơ sở những thành công của Luật Doanh nghiệp năm 1999 và 2005, tiếp tục cải thiện Luật Doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về gia nhập thị trường, tạo sân chơi bình đẳng thực sự cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ.
Tiếp tục tháo gỡ các khó khăn khác trong quá trình thực thi Luật Doanh nghiệp trên thực tế, nổi cộm là các vấn đề như: sự không thống nhất giữa các văn bản về điều kiện kinh doanh của từng ngành nghề; tỷ lệ biểu quyết và cơ
81
chế bảo vệ cổ đông thiểu số; áp dụng luật chuyên ngành trong trường hợp đặc thù; sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước; vấn đề thay đổi điều lệ và người đại diện theo pháp luật của công ty; định giá tài sản góp vốn; đăng ký tăng giảm vốn điều lệ đối với công ty cổ phần v.v...
Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thi hành Luật phá sản năm 2004. Tiến hành sửa đổi Luật phá sản năm 2004, nhằm đảm bảo việc rút lui khỏi thị trường của các doanh nghiệp được thuận lợi, hợp pháp, hợp lý nhằm lành mạnh húa môi trường kinh doanh. Tiến hành sửa đổi Luật phá sản năm 2004 theo hướng mở rộng việc áp dụng thủ tục phá sản cho mọi đối tượng kinh doanh, không phân biệt cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp, cho phộp chủ nợ có bảo đảm được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình giải quyết phá sản, tăng cường tính chủ động, quyền tự định đoạt của các bên trong quá trình giải quyết phá sản.
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh các quy định của Luật đầu tư 2005 nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu và là doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài. Xác định rõ phạm vi áp dụng của Luật đầu tư. Các hoạt động thành lập, tổ chức hoạt động doanh nghiệp thực hiện theo Luật doanh nghiệp. đảm bảo tách bạch các quy định về hoạt động đầu tư với các hoạt động về thành lập, tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Sớm hoàn thiện và ban hành nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 108/2006/Nđ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư 2005 nhằm giải quyết các vướng mắc hiện nay, đặc biệt các vấn đề liên quan tới: quy định về địa điểm đầu tư trong hồ sơ đăng ký, cấp Giấy
82
chứng nhận đầu tư, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, thủ tục thanh lý dự án gắn với việc giải thể doanh nghiệp, chế tài trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng tiến độ đã cam kết.
Rà soát, sửa đổi một số quy định chưa thống nhất về chính sách, nội dung ưu đãi đầu tư tại Nghị định số 108/2006/Nđ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư và Nghị định số 124/2008/Nđ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để có cơ sở áp dụng, triển khai thống nhất đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Hai là, hô trợ tiếp cận tài chính, tín dụng cho DNNVV.
Sửa đổi, xây dưng các văn bản luật, nghị định của Luật Chứng khoán nhằm tạo điều kiện các doanh nghiệp sử dụng các kênh thu hút vốn khác như phát hành trái phiếu nhằm giảm sự lệ thuộc vào thị trường tín dụng.
Sửa đổi các luật thuế: Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán, Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp theo hướng giảm bớt các mức thuế, đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi áp dụng. Sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế theo hướng sửa đổi tần suất khai thuế từ 12 lần/năm thành 4 lần/năm nhằm giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính thuế cho doanh nghiệp.
Sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan nhằm loại bỏ những khó khăn về thủ tục, những bất hợp lý trong lĩnh vực hải quan, đảm bảo tính phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu.
83
sung những nội dung, phương pháp hạch toán kế toán mới và sửa đổi những
nội dung, phương pháp kế toán chưa phù hợp với thông lệ.
Hoàn thiện mụ hình Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV cho phù hợp với tình hình mới, nhằm trợ giúp DNNVV tiếp cận nguồn cung tài chính phù hợp với điều kiện của DNNVV.
Đẩy nhanh triển khai thực hiện các hoạt động trợ giúp tài chính cho DNNVV thông qua Quỹ phát triển DNNVV.
Ba là, cung cấp thông tin hô trợ DNNVV
Thông qua cổng thông tin điện tử của các Bộ, ngành, địa phương, cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phát triển, nâng cấp Cổng thông tin doanh nghiệp với vai trò đầu mối cung cấp thông tin, kiến thức trợ giúp cho mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp; hình thành mạng lưới kết nối các thông tin về trợ giúp phát triển DNNVV.
Xây dựng và công bố ấn phẩm thường niên của Chính phủ cung cấp thông tin về khu vực DNNVV.
Khuyến khích, hỗ trợ DNNVV tham gia Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia theo Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 72/2001/Qđ- TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Bổn là, phát triển nguồn nhân lực, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị cho các DNNVV.
84
Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao để chuyển dịch cơ cấu lao động từ thô sơ sang lao động có tay nghề trình độ cao.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 05/2011/TTLT-BKHđT- BTC ngày 31/3/2011 về hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV cần định kỳ tổ chức điều tra, khảo sát để nắm bắt được nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các DNNVV, qua đó có cơ sở đổi mới nội dung, phương thức phù hợp yêu cầu nguồn nhân lực của các DNNVV.
Rà soát và lồng ghép các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV trong các đề án về phát triển thị trường lao động của nhà nước trong thời kỳ tới.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu lao động của các DNNVV, thu thập, xử lý, phân tích dự báo, quản lý và cung cấp thông tin thị trường lao động theo các cấp trình độ, các ngành nghề, lĩnh vực; kết nối cung cầu lao động thông qua các hệ thống giao dịch việc làm để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
Năm là, thực hiện chế độ kiểm toán chặt chẽ
Để giúp ngân hàng xét duyệt hồ sơ xin vay vốn của các khách hàng được chính xác, báo cáo tài chính của khách hàng phải phản ánh đúng tình hình thực tế; đồng thời việc thu thập thông tin của ngân hàng cũng phải được tiến hành thuận lợi và chính xác. Muốn vậy Nhà nước nên sớm ban hành quy
85
chế tài chính và hạch toán kinh doanh đối với những khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Qua đó tăng cường tính hiệu lực pháp lý, đảm bảo tính đồng bộ chuẩn mực của công tác hạch toán kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ ngân hàng có những kết luận chính xác về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Việc chấn chỉnh công tác kiểm toán phải đi đôi với nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm toán. Hiện nay ở nước ta đã có hệ thống kiểm toán với khoảng 200 công ty đang hoạt động bao gồm các công ty quốc tế như Pricewaterhouse, KPMG, Ersnt & Young, Deloitte, Grant Thorton, BDO... và nhiều công ty Việt Nam có quy mô khác nhau. Tuy vậy thực tế các báo cáo tài chính của các DN, đặc biệt đối với DNNVV được kiểm toán là rất thấp. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp thường rất ngại thực hiện kiểm toán với nhiều lí do khác nhau như sợ kiểm toán phát hiện ra những sai sót về kế toán hay kiểm toán sẽ phát hiện những vấn đề mà doanh nghiệp còn giấu kớn. Chi phí cao cho công tác kiểm toán cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp không muốn thực hiện. Tiến tới Nhà nước cần quy định chế độ kiểm toán bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp, qua đó để đảm bảo độ tin cậy cho các báo cáo tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thẩm định các dự án đầu tư.