nghiệp nhỏ và vừa
2.2.1. Vài nột về các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng tạiHDBank Hà Nội HDBank Hà Nội
2.2.1.1. Tổng quan về các DNNVV có quan hệ tín dụng tại HDBank Hà Nội
40
Biểu đồ 2.2: Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng tại HDBank Hà Nội
Dựa vào biểu đồ trên ta nhận thấy, số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với HDBank Hà Nội có xu hướng tăng qua 3 năm. Để có một cái nhìn tổng quát và khách quan nhất về hoạt động tín dụng của HDBank đối với DNNVV, trước hết ta xem xét bảng số liệu chi tiết về số lượng doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp này trong thời gian gần đây.
Bảng 2.2: Lĩnh vực họat động của DNNVV quan hệ tín dụng tại HDBank Hà Nội
41
Theo số liệu của bảng trên cho thấy năm 2009, HDBank đã đầu tư cho 138 DNNVV thuộc các thành phần kinh tế cũng như các ngành, lĩnh vực khác nhau, năm 2010 đã có số lượng DN tăng lên đáng kể với tổng số DNNVV lên tới 241 DN. Việc tăng này cũng cho thấy chính sách tín dụng của HDBank Hà Nội là nỗ lực mở rộng hoạt động tín dụng với đối tượng khách hàng là DNNVV. Nhìn chung, đây là một kết quả đáng khích lệ đối với HDBank. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát so với số lượng DNNVV trên địa bàn Hà Nội thì lại là rất nhỏ. Năm 2011, số lượng DNNVV quan hệ tín dụng với HDBank giảm đi còn 239 DN, mặc dự năm 2011 có thêm DN mới thiết lập quan hệ tại HDBank Hà Nội, nhưng số lượng DN cũ không đủ điều kiện vay vốn tại HDBank cũng có, vì chính sách tín dụng an toàn của Ngân hàng. Vì vậy số lượng DNNVV năm 2011 không có sự tăng rõ rệt so với năm 2010.
2.2.1.2. Một số khó khăn về vốn tín dụng của các DNNVV có quan hệ tín dụng với HDBank Hà Nội
Cũng như các DNNVV nói chung, các DNNVV có quan hệ tín dụng với HDBank đều có những khó khăn giống nhau. Đó là những khó khăn gặp phải từ khi thành lập, đăng ký kinh doanh, khi sản xuất đến khi tiêu thụ sản phẩm; trong đó có một hạn chế cơ bản, làm tiền đề cho những khó khăn khác, đó là vấn đề về vốn và tín dụng.
Nhìn chung, vốn đầu tư ban đầu của các DNNVV còn rất hạn chế, quy mô vốn kinh doanh trung bình của các doanh nghiệp này chỉ khoảng trên dưới 500 triệu đồng, thậm chí còn thấp hơn nữa. Số DN có vốn trên 1 tỷ đồng là rất ít, vì với các DNNVV ngoài quốc doanh nguồn vốn được hình thành chủ yếu vào các nguồn như nguồn vốn tự có, vay bạn bè người thân, vốn cổ phần và vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, trong đó vốn tự có vẫn chiếm đa số, vốn cổ phần rất hạn chế do uy tín để phát hành trên thị trường chứng khoán là không
42
có, vốn vay ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn hoạt động. Vì vậy những doanh nghiệp ngoài có quan hệ tín dụng với HDBank, thì ít có khả năng vay thêm được từ ngân hàng khác do hạn chế về tài sản bảo đảm. Vì thế việc tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ta có thể khái quát các nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong quan hệ tín dụng với HDBank.
Thứ nhất'. Đặc trưng của ngân hàng là kinh doanh rủi ro. Để hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ cho vay, HDBank cũng như bất kì ngân hàng nào cũng đòi hỏi ở khách hàng những thủ tục tín dụng đảm bảo độ an toàn cho khoản vay, đặc biệt tài sản đảm bảo với độ thanh khoản cao là một thách thức với các DNNVV. Đa số các DNNVV không đủ tài sản thế chấp hoặc có tài sản, nhưng tính hợp lệ không đầy đủ để HDBank chấp nhận cho vay. Chính những điều kiện này dẫn tới một phần lớn các DNNVV rất khó vay được tín dụng của ngân hàng.
Thứ hai: lãi suất cho vay các DN của HDBank nói riêng, cũng như mặt bằng lãi suất chung của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam là cao, đặc biệt trong năm 2011, có thời điểm lãi suất vay vốn ngắn hạn đã vượt mức 20%. Mức lãi suất này đôi khi là quá cao so với lợi nhuận của một số DNNVV. Vì vậy, để cân nhắc có nên vay ngân hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh hay không, thực sự là vấn đề lớn đối với các DNNVV.
Thứ ba: Như đã nêu trong đặc điểm của tín dụng ngân hàng rằng tín
dụng phải dựa trên lòng tin. Thiếu sự tin tưởng vào nhau giữa HDBank và DNNVV cũng là nguyên nhân gây hạn chế quan hệ tín dụng. Thực tế các DNNVV không muốn bộc bạch hết với ngân hàng. Không muốn giải trình về dự án, phương án kinh doanh, không muốn cung cấp các báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, không muốn mang tài sản để thế chấp. Nhiều doanh nghiệp vay ngân hàng với mục đích san sẻ rủi ro bằng cách vay thế
43
chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay, chứ không muốn mang tài sản của doanh nghiệp để thế chấp. Như vậy chính bản thân doanh nghiệp còn chưa tin tưởng vào hiệu quả của phương án kinh doanh, lại muốn HDBank tin tưởng vào đầu tư vốn vào.
Thứ tư: Một số DNNVV hiện nay chưa chủ động tạo lập nguồn vốn cho
mình, mà quá phụ thuộc vào vốn vay của ngân hàng. Trong khi đó vốn vay ngân hàng chỉ mang tính chất bổ sung phần thiếu hụt (thường <50% giá trị phương án). Nhưng thực tế kết cấu nguồn vốn của nhiều DNNVV hiện nay chưa hợp lý, nguồn vốn vay còn cao. Như vậy ngân hàng không muốn cho vay trong trường hợp này.
Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác nữa xuất phát từ phía ngân hàng như trình độ của cán bộ tín dụng chưa cao, không đủ khả năng phân tích đánh giá khách hàng, tính khả thi của phương án. Cán bộ ngân hàng thiếu khả năng phán đoán và có cách nhìn toàn diện về hiệu quả thực tế của phương án vay vốn, nên chỉ quay quanh các tài sản mang tính vật chất bảo đảm trực diện. Vì vậy, bỏ lỡ cơ hội tăng lợi nhuận cho ngân hàng, cũng như tạo khó khăn cho doanh nghiệp trong việc vay vốn.
2.2.2. Tong quan về hiệu quả tín dụng của HDBank Hà Nội đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 03 năm gần đây
Trong 3 năm gần đây, cũng là thời gian nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới với sự biến động mạnh mẽ của các chỉ số giá cả và hàng loạt các biện pháp liên tiếp của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát. Tuy vậy, nhìn chung, nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu cơ bản như tăng trưởng tài sản, huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng đối với DNNVV ... của HDBank Hà Nội đều đạt những con số đáng khích lệ.
x∖ Năm Tiêu chí 2009 ______20 0______ 2011 Tốc độ tăng giảm_____'(%L_____ Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọn g (%) 2010/’0 9 2011/’10 Tiền vay NHNN 06 9 0,08 580 0,06 437 0,06 35,98- -24,66 Tiền vay các TCTD khác - 0,00 - 0,00 - 0,00 Tiền gửi TK 1.215.30 2 99,8 4 945.53 1 99,48 715.781 99,46 - 22,20 -24,30 Tiền ký quỹ 9 89 0,08 4.374 0, 46 3.426 0,48 342,26 -21,67 Tổng 1.217.19 7 ĩõõ 950.485 0" ĨÕ 719.644 ĩõõ 21,91- -24,29 44
Kết thúc năm 2010, tổng tài sản của Chi nhánh đạt 2.560 tỷ đồng, tăng 45% so với tổng tài sản cuối năm 2009. Năm 2011 với nhiều biến động trong nền kinh tế chung của đất nước, cũng như ảnh hưởng của sự thay đổi lớn trong nội bộ lãnh đạo HDBank Hà Nội, tuy vậy Chi nhánh vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng của tổng tài sản ở mức 11% so với năm 2010. Tổng tài sản thời điểm 31/12/2011 của HDBank Hà Nội đạt 2.847 tỷ đồng, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
45
2.2.2.2. Huy động vốn
Bảng 2.3: Tổng nguồn vốn huy động
(Nguồn số liệu do HDBank Hà Nội cung cấp)
Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động của HDBank Hà Nội (bao gồm tiền gửi ngoại tệ quy đổi ra VNĐ) giảm 266.712 triệu đồng so với năm 2009 từ 1.217.197 triệu đồng giảm còn 950.485 triệu đồng. Năm 2011 tổng vốn huy động đạt 719.644 triệu đồng, giảm 230.841 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 24,29% so với năm 2010 là 950.485 triệu đồng. Như vậy, qua số liệu 3 năm gần đây, vốn huy động của HDBank có xu hướng giảm tương đối mạnh. Trong năm 2010 và 2011 sự bất ổn về kinh tế cùng với sự tăng mạnh tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá vàng khiến cho khả năng huy động vốn của ngân hàng nói chung, HDBank Hà Nội nói riêng không có cơ hội phát triển mạnh. Lạm phát trong các năm luôn ở mức cao trên hai con số, đã tác động không nhỏ đến lãi suất huy động trong các năm gần đây. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng trực tiếp trần lãi suất huy động để ổn định kinh tế và với hy vọng làm giảm lạm phát. Rất nhiều chính sách, quyết định, thông báo đã được ban hành cho mục đích đó, và kèm theo là việc các NHTM sẽ gặp khó khăn hơn trong
Năm
________Chỉ tiêu -—-— 2009 2010 2011
Tổng dư nợ__________________________ 692.736 1.099.285 475.64 7
46
vấn đề huy động vốn nhàn rỗi từ các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế. Lạm phát tăng cũng đồng nghĩa với giá cả, chi phí cuộc sống tăng, làm giảm đáng kể lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư. Bên cạnh đó, những năm này là những năm đầu HDBank mở rộng thị trường ngoài Hà Nội, chưa thực sự tạo dựng được uy tín và khẳng định được chỗ đứng của mình trong thị trường ngân hàng tại địa bàn Hà Nội.
Nguồn vốn của HDBank Hà Nội chủ yếu được huy động từ khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế. Năm 2009 nguồn vốn huy động từ khu vực này là 1.215.302 triệu đồng, chiếm tới 99,48% trong tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2010 là 945.485 triệu đồng, và năm 2011 là 715.781 triệu đồng. Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong khu vực này có xu hướng giảm đi, nhưng có mức độ giảm không đáng kể và vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Một tỷ trọng nhỏ nguồn vốn còn lại là đi vay NHNN và một phần tiền ký quỹ. Khoản đi vay các TCTD khác là không có qua hầu hết các năm. Như vậy, nguồn vốn huy động của HDBank Hà Nội tập trung chủ yếu ở tiền gửi của khách hàng. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh; đồng thời cũng thể hiện phần nào vị thế của ngân hàng. HDBank Hà Nội cũng đã tạo dựng được uy tín đối với một bộ phận khách hàng ở trong khu vực, mà chi nhánh đóng trụ sở. Trong hoạt động ngân hàng hiện nay, nguồn tiền gửi của khách hàng đóng vai trò then chốt, khi mà nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội rất lớn mà nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư lại khá dồi dào.
2.2.2.3. Hoạt động tín dụng đối với DNNVV
Dư nợ cho vay các DNNVV:
Giai đoạn từ 2009 - 2011 nền kinh tế Việt Nam chứng kiến rất nhiều khó khăn và thử thách. Ngành ngân hàng là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp và gặp nhiều ảnh hưởng bất lợi không chỉ trong hoạt động huy động vốn,
47
mà cả hoạt động cho vay và đầu tư cũng như toàn bộ hoạt động kinh doanh ngân hàng. HDBank Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy. Bên cạnh đó, các DN đặc biệt là những DNNVV cũng chịu tác động lớn trong điều kiện suy thoái chung của nền kinh tế. Tỷ giá tăng gây bất lợi trong quá trình nhập khẩu, lạm phát cao khiến người dân thắt chặt chi tiêu, đầu ra hàng hóa bị ngừng trệ, nguồn vốn ngân hàng khó tiếp cận... tất cả mang dến vô vàn khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của các DNNVV.
Bảng 2.4: Tổng dư nợ và dư nợ với DNNVV
Dư nợ đối với DNNVV________________ 166.356 483.68 5
142.69 4
Tiêu chí 2009 2010 2011 Tốc độ tănggiảm , (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền trọnTỷ g - Số tiền trọnTỷ g - 2010/’0 9 2011/’10 Ngắn hạn 136. 33 0 82 415.96 9 86 129.85 2 91 279.63 9 - 286.11 7 Trung và dài hạn 2629.9 18 67.716 14 12.842 9 37.790 -54.874 Tổng 166. 25 6 483.68 5 142.69 4 317.42 9 - 340.99 1
(Nguồn số liệu do HDBank Hà Nội cung cấp)
Hoạt động tín dụng của HDBank Hà Nội đối với DNNVV trong những năm gần đây có nhiều biến động. Năm 2010, nền kinh tế có một vài khởi sắc sau suy thoái kinh tế toàn cầu, bởi thế dư nợ tín dụng cũng có đà tăng trưởng. Tuy nhiên, năm 2011 lại là một năm đầy sóng gió với kinh tế Việt Nam, tổng dư nợ của HDBank Hà Nội giảm hơn 50% so với năm 2011 từ mức 1.099.285 triệu đồng, xuống còn 475.647 triệu đồng.
48
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ trong tổng dư nợ với DNNVV
Tỷ trọng dư nợ đối với DNNVV so với tổng dư nợ của Ngân hàng vào năm 2009 là 24%, năm 2010 là 44% và đến năm 2011 còn 30%.
Cơ cấu dư nợ đối với DNNVV theo thời hạn vay:
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ đối với DNNVV theo thời hạn vay
(Nguồn số liệu do HDBank Hà Nội cung cấp)
Căn cứ theo thời hạn cho vay, có thể phân cho vay thành 3 loại: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Với mô hình kinh doanh của một ngân hàngbán lẻ,
Chi tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Thương mại 123.02 9 74 % 396.62 2 82% 112.728 79% Nông nghiệp - 0 % - 0% - 0% Dịch vụ tiêu dùng 8.31 3 5 % 38.69 5 8% 18.55 0 13% 49
HDBank Hà Nội cho vay chủ yếu là ngắn hạn. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn luôn duy trì trên 80%, năm 2011 dư nợ ngắn hạn đối với DNNVV chiếm tới 91% tổng dư nợ DNNVV. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 136.330 triệu đồng chiếm 82% tổng dư nợ; năm 2010 là 415.969 triệu đồng chiếm 86%; đến 2011 dư nợ ngắn hạn là 129.852 triệu đồng chiếm 91%. Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn cũng là phù hợp bởi về khía cạnh thời hạn vay, những món vay có thời hạn càng dài, thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Hơn nữa, đối với các DNNVV, nhu cầu chính và cấp thiết vốn nhất là tài trợ vốn lưu động (mua nguyên vật liệu, trả lương nhân viên...). Vì thế, tỷ trọng nợ ngắn hạn của các DNNVV luôn chiếm đa số trong tổng dư nợ của Ngân hàng.
Đối với dư nợ trung và dài hạn, HDBank Hà Nội chủ yếu tập trung tài trợ cho các DN nhu cầu về đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm nhà xưởng, mua ô tô,. Do trong mấy năm gần đây, các DNNVV gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Việc DN sát nhập, mua bán để tránh nguy cơ tan rã cũng thường xuyên xảy ra. Không như những DN lớn, các DNNVV vốn tiềm lực tài chính eo hẹp, nên luôn trong tư thế gồng mình để tồn tại. Vì vậy nhu cầu mở rộng quy mô doanh nghiệp, mua sắm các thiết bị, nhà xưởng có nhiều hạn chế. Dư nợ trung và dài hạn của nhóm DNNVV chiếm <20% tỏng dư nợ. Năm 2011 con số này còn có 9% cho thấy bản thân Ngân hàng cũng đã có nhiều hạn chế trong cho vay trung dài hạn đối với nhóm khách hàng này nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro.
Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ đối với DNNVV theo ngành kinh tế
_________________________________________________Đơn vị: triệu đồng
' ——Năm I 2009 I 2010 I 2011
Các ngành khác 34.91 4 21 % 48.36 9 10% 11.41 6 8% Tổng 166.25 6 483.68 5 142.694
Nă m Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Tổng doanh số cho vay 843.75