Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0933 nâng cao hiệu quả tín dụng của NHTM CP phát triển nhà thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 93)

hàng TMCP Phát triển nhà TP. HCM - Chi nhánh Hà Nội đối với các DNNVV

75

thực trạng hoạt động của HDBank Hà Nội, như đã phân tích tại Chương II,

tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu và nêu một số kiến nghị để có thể đưa các giải pháp vào họat động của NH trong thời gian tới:

Một là, hoàn thiện quy chế, quy trình tín dụng cho DNNVV.

Quy chế nghiệp vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NH, cũng như sự phát triển kinh tế. Vì vậy, cần sửa đổi kịp thời hoặc bãi bỏ những cơ chế không còn phù hợp gâyách tắc hay còn nhiều sơ hở trong quản lý, đồng thời để tạo điều kiện thông thoáng trong hoạt động tín dụng của NH.

HDBank Hà Nội cần nghiên cứu ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn về quy trình, thao tác nghiệp vụ tín dụng phù hợp với từng loại sản phẩm tín dụng, từng nhóm khách hàng. Khi có sự thay đổi, bổ sung cần có những văn bản hướng dẫn chi tiết.

HDBank Hà Nội cần xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân liên đới trong khâu thẩm định và quyết định cho vay. Tại các chi nhánh, nên thành lập một Phòng thẩm định có chức năng và nghiệp vụ về kiểm tra, thẩm định về khách hàng, dự án phương án vay vốn đối với những khách hàng, dự án, khoản vay mới để trình Hội đồng tín dụng hay Ban giám đốc ra quyết định cho vay. Sau khi có quyết định cho vay, mới chuyển hồ sơ sang Phòng tín dụng để thực hiện việc giải ngân, kiểm tra, thu nợ. . . Bên cạnh đó, Phòng tín dụng cũng nên có riêng cán bộ hỗ trợ tín dụng thực hiện những thao tác trên hệ thống như giải ngân, thu nợ, đôn đốc nhắc nợ khách hàng, đóng và lưu trữ hồ sơ tín dụng.

Hai là, nâng cao chất lượng thẩm định.

76

không những có ý nghĩa đối với ngân hàng là nhằm nâng cao chất lượng tín

dụng, giảm rủi ro cho ngân hàng, mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với khách

hàng, bởi không ít những khách hàng bị từ chối oan bởi cán bộ tín dụng không làm tốt công tác thẩm định phương án, dự án sản xuất.

Thẩm định tín dụng là một quá trình liên tục từ khâu thu thập thông tin đến khâu phân tích các thông tin đó, để từ đó có quyết định cho vay hay không. Cán bộ thẩm định phải được bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người. Cán bộ phụ trách khối doanh nghiệp nên phân theo ngành nghề kinh doanh, mỗi bộ phận cán bộ thẩm định phụ trách những ngành nghề khác nhau và phải nắm vững loại ngành nghề kinh doanh đó.

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Kiểm tra, kiểm soát là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, đề phòng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, chính xác những hiện tượng có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Do đó:

- Cán bộ tín dụng phải phát huy tối đa tính khách quan, nhìn nhận vấn đề theo tình hình thực tế, theo số liệu cụ thể của công tác kiểm tra.

- Kiểm tra, kiểm soát phải đảm kịp thời, thường xuyên, đánh giá sự việc một cách mau lẹ và đưa ra kết luận chính xác.

Bèn là, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng.

Con người là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Sự thành công của mọi doanh nghiệp luôn phụ thuộc vào yếu tố năng lực và hiệu suất của những người lao động. Mọi tổ chức muốn đạt

77

được mục đích đều phải dựa trên việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của mình và các Ngân hàng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Thực tế trên cả phương diện lý thuyết và thực hành đều chỉ ra rằng: ngoài các yếu tố về phương tiện, công cụ lao động thì hiệu suất làm việc của người lao động trong mỗi Ngân hàng cao hay thấp chủ yếu được quyết định bởi năng lực quản trị nhân lực, bởi năng lực sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực của Ngân hàng. Thực chất đó là quá trình khai thỏc và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, thúc đẩy tăng năng xuất lao động nhằm đạt được các mục tiêu của Ngân hàng, cũng có thể hiểu đó là quá trình tạo lập môi trường lao động và thực hiện các biện pháp tác động đến người lao động nhằm phát huy đựoc năng lực, tăng sự tự giác, cố gắng và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, nhằm tạo ra những tố chất lao động mới, để mọi cá nhân người lao động có thể đóng góp nhiều nhất sức lực và trí tuệ cho việc thực hiện các mục tiêu của Ngân hàng.

Sử dụng CBTD phải đúng người đúng việc, đồng thời quan tâm đến cả lợi ích vật chất và yếu tố tinh thần của người lao động, đảm bảo sự công bằng, biết kết hợp hài hòa mục tiêu giữa Ngân hàng với mục tiêu và lợi ớch của người lao động. Thúc đẩy phát huy sự cố gắng, sáng tạo của cá nhân, củng cố và nâng cao sức mạnh của tập thể. Có chính sách khen thưởng hợp lý đối với cá nhân, tập thể có ý tưởng đóng góp lớn cho hoạt động kinh doanh của NH.

Thường xuyên tổ chức các khóa học đào tạo tập huấn, các hoạt động giao lưu trao đổi nghiệp vụ để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức xã hội cựng trình độ giao tiếp, mở rộng mối quan hệ học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng không chỉ nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn cần nắm được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cũng như của Ngân hàng nhà nước, có kiến thức tổng thể về thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin. Đồng thời với các khóa đào tạo tập huấn, hàng

78

năm HDBank Hà Nội cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nghiêm túc nhằm khuyến khích nhân viên trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.

Ngân hàng cần phải thực hiện một cách khoa học việc đào tạo, sắp xếp, sử dụng hợp lý lực lượng lao động nói chung và CBTD nói riêng. Xác định chính xác nhu cầu từng loại nhân lực sử dụng tiết kiệm nguồn nhân lực trong quá trình kinh doanh, tránh xảy ra hiện tượng thừa, thiếu lao động, nhằm nâng cao năng suất lao động của Ngân hàng. Tuy vậy, để tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách cho vay vốn khách hàng trong quá trình sắp xếp, phân công lại nhân viên cũng cần đặc biệt hạn chế. Cần cân nhắc khi điều chuyển cán bộ tín dụng bởi những thông tin về khách hàng thường chỉ có cán bộ trực tiếp đi thẩm định và quản lý mới nắm rõ nhất. Vì thế, trong trường hợp có sự điều chuyển, hồ sơ khách hàng chi tiết và đầy đủ, nhưng khi bàn giao lại vẫn bị lãng phí các thông tin trên. Hơn nữa việc thường xuyên thay đổi người quản lý có thể gây tác động không tốt đến tâm lý khách hàng. Nếu mỗi khi muốn nắm thông tin về khoản vay hiện tại lại phải liên lạc với một nhân viên khác nhau, khách hàng có thể đánh giá tính thiếu chuyên nghiệp của NH. Việc duy trì liên lạc giữa CBTD và khách hàng cũng là cơ sở cho việc xây dựng các mối quan hệ khách hàng lâu dài; mặt khác giảm được chi phí trong công tác điều tra tìm hiểu khách hàng, thẩm định và phân tích tín dụng, giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng tiền vay.

Bên cạnh các yếu tố nâng cao chuyên môn, trình độ người lao động, HDBank Hà Nội cũng cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ ngân hàng.

79

Chiến lược khách hàng là một vấn đề mang tính trọng tâm, quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong thời buổi cạnh tranh giữa các ngân hàng gay gắt và quyết liệt như hiện nay, có được khách hàng tốt đã khó, nhưng giữ được họ ở lại với ngân hàng càng khó khăn hơn. Để công tác huy động vốn và cung ứng tín dụng hoạt động một cách có hiệu quả, thì HDBank Hà Nội cần sớm có phòng chăm sóc khách hàng riêng, hoạt động chuyên sâu nhằm triển khai chính sách khách hàng một cách có hiệu quả và đi vào nề nếp.

Chăm sóc khách hàng luôn theo phương châm hoạt động “Khách hàng là thượng đế”, “Mọi khách hàng là bạn đồng hành”, ngân hàng phải cho khách hàng thấy được những tiện ích, quyền lợi khi họ giao dịch với ngân hàng.

Đối với những khách hàng thân thiết, ngân hàng nên xem xét và áp dụng một lãi suất cho vay ưu đãi, nhằm giữ chân và tạo quan hệ tín dụng lâu dài. Khuyến khích những khách hàng này sử dụng thêm các dịch vụ của ngân hàng.

Đối với những khách hàng mới, tiềm năng, CBTD nên đánh giá khách quan mức độ rủi ro của phương án, nhằm khuyến khích khách hàng thì ngân hàng có thể hạ lãi suất cho vay, nhưng đồng thời tăng biên độ lãi suất có điều chỉnh 3 tháng, 6 tháng để tránh rủi ro có thể xảy ra.

Sáu là, chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ nhằm hỗ trợ quản lý tín dụng.

Hoạt động ngân hàng phải đi theo xu thế chung là phát triển theo hướng “ngân hàng điện tử”. Hiện tại, các dịch vụ ngân hàng như: homebanking, mobilebanking, internetbanking... dần trở nên phổ biến tại hầu hết các ngân hàng. Trong thời gian tới, HDBank Hà Nội cần thực hiện hiện

80

đại hoá các dịch vụ ngân hàng nhằm mục tiêu mở rộng thêm nhiều tiện ích và phát triển các dịch vụ thanh toán nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng. Muốn thực hiện được mục tiêu này, thì ngân hàng cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghệ tin học hiện đại, đồng nhất, phải gắn kết với nhau nhằm đem lại những dịch vụ tốt nhất để phục vụ cho các đối tượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0933 nâng cao hiệu quả tín dụng của NHTM CP phát triển nhà thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w