nghiệp nhỏ và vừa
2.2.3.1. Hiệu quả tín dụng đối với DNNVV tại HDBank Hà Nội
Quy mô tín dụng
Đối tượng khách hàng là nhóm DNNVV thực sự là khách hàng mục tiêu của HDBank Hà Nội. Vì vậy đi đôi với việc tiếp tục phục vụ và tạo sự gắn kết với khách hàng truyền thống, HDBank Hà Nội còn chú trọng mở rộng mối quan hệ tín dụng với một số DN mới.
Bảng 2.7: Quy mô tín dụng
51
(Nguồn số liệu do HDBank Hà Nội cung cấp)
Từ bảng số liệu trên cho thấy, doanh số cho vay và dư nợ năm 2010 tăng mạnh so với số liệu năm 2009 (gần 3 lần).
^^"^-^^^ Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tổng nguồn vốn 1.763.7 74 2.559.5 05 2.847.3 27 Vốn huy động 1.217.1 97 950.4 85 719.644 Tổng dư nợ 692.73 6 1.099.2 85 475.647 Dư nợ/tổng nguồn vốn 39% 43% 17% Dư nợ/vốn huy động 57% 116% 66% 52 (Đơn vị: triệu đồng)
Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay và dư nợ đối với DNNVV
Tuy vậy, doanh số cho vay đối với DNNVV năm 2011 lại có sự sụt giảm mạnh. Nguyên nhân chính xuất phát từ sự suy thoái toàn cầu lan rộng trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế trong năm 2011 khiến Chính phủ liên tiếp ra hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Bên cạnh việc áp dụng mức trần lãi suất huy động, Chính phủ còn yêu cầu các tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng đối với một số loại hình và đưa ra giới hạn tăng trưởng tín dụng không vượt quá 20% đối với tất cả các Ngân hàng thương mại. Trong tình hình khó khăn chung của cả nền kinh tế, ngân hàng và các DN chịu tác động mạnh nhất, đặc biệt là những DNNVV với tiềm lực còn hạn chế rất khó chống đỡ những tác động tiêu cực của nền kinh tế. HDBank nói chung, cũng như HDBank Hà Nội nói riêng đều thực hiện chung một giải pháp là hạn chế tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV quá nóng, chọn lọc những khách hàng tốt và uy tín, đồng thời thận trọng trong tất cả các khoản giải ngân mới. Bên cạnh sự chọn lọc và hạn chế từ bản thân
53
ngân hàng, việc lãi suất tăng cao so với năm 2010 cũng là một nguyên nhân khiến các DN khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Dư nợ/tổng nguồn vốn, dư nợ vốn huy động:
Bảng 2.8: Chỉ tiêu dư nợ/tổng nguồn vốn, dư nợ/vốn huy động
Năm
Chỉ tiêu 2009
2010
2011
Doanh số cho vay đvới DNNVV 197.218 543.601 177.864 Doanh số thu nợ đvới DNNVV 147.913 418.572 112.109
Hệ số thu nợ 75% 77% 63%
Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Dư nợ đối với DNNVV 166.356 483.685 142.694
Nợ nhóm 1 162.424 478.803 136.987 Nợ nhóm 2____________________ 190 352 775 ~~ Nợ nhóm 3____________________ - - - Nợ nhóm 4 180 - 75 Nợ nhóm 5____________________ 3.562 4.530 2.347 Tỷ lệ nợ quá hạn________________ 2,36% 1,01% 1,70% Tỷ lệ nợ xấu 2,25% 0,94% 2,24%
(Nguồn số liệu do HDBank Hà Nội cung cấp)
Theo như bảng trên có thể thấy tỷ lệ sử dụng vốn tại HDBank Hà Nội trong ba năm gần đây luôn đạt mức cao. Năm 2009 đạt 57%; năm 2011 đạt 66%; cá biệt năm 2010 là 116%. Năm 2010, dư nợ phát triển vượt huy động, để cho vay ngân hàng phải huy động thêm từ các nguồn khác. Nhưng năm 2009 và 2011 huy động không những đủ để cho vay, mà còn dư thừa. Lượng vốn huy động còn dư được điều chuyển lên NHNN để tham gia thị trường liên ngân hàng để hưởng chênh lệch lãi suất. Trong năm 2011, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, tỷ lệ sử dụng vốn vay đã giảm mạnh so với năm 2010.
54
Hệ số thu nợ:
Bảng 2.9: Chỉ tiêu hệ số thu nợ
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn số liệu do HDBank Hà Nội cung cấp)
Như vậy, tình hình thu nợ năm 2010 có tiến triển nhưng tỷ lệ tăng nhỏ. Năm 2011, doanh số cho vay đối với DNNVV là 177.864 triệu đồng, trong khi doanh số thu nợ đạt 112.109 triệu đồng. Từ đó dẫn đến hệ số thu nợ sụt giảm so với năm 2010, từ 77% xuống còn 63%. Sự sụt giảm này là do những khó khăn khách quan của nền kinh tế khiến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trở nên đình trệ, việc trả nợ đúng hạn với khối DNNVV gặp nhiều trở ngại.
Nợ quá hạn và nợ xấu:
Bảng 2.10: Chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu
Chỉ tiêu
Năm
2009 2010 2011
Doanh số thu nợ đvới DNNVV 147.913 418.572 112.109
Dư nợ BQ 143.914 325.021 313.190
Vòng quay vốn tín dụng 102,78% 128,78% 35,80%
55
(Nguồn số liệu do HDBank Hà Nội cung cấp)
Hoạt động tín dụng luôn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, những rủi ro này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như sự phát triển của bất cứ ngân hàng nào. Có thể nói tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu là một trong những chỉ tiêu tài chính đặc biệt quan trọng trong quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng vì nó phản ánh chất lượng khoản vay rất rõ nột, đồng thời cũng phản ánh mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh năm 2009 lần lượt là 2,36% và 2,25%. Đây là tỷ lệ cũng tương đối cao, nợ xấu tập trung ở nhóm cao nhất (nhóm 5), lên đến 3.562 triệu đồng. Sang năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đều giảm xuống còn 1,01% và 0,94% tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do tốc độ tăng trưởng dư nợ cao hơn tốc độ tăng nợ quá hạn. Ngược lại ở năm 2011, mặc dù trong năm nợ quá hạn và nợ xấu có tăng lên nhưng tốc độ tăng không quá lớn. Trong khi đó, dư nợ tín dụng lại sụt giảm sâu dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng nhanh. Năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,7%, nợ xấu là 2,24%. Cả hai tỷ lệ này đều là con số đáng cảnh báo về nguy cơ tăng khả năng mất vốn.
Vòng quay vốn tín dụng:
Bảng 2.11: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Nă m Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Thu từ hoạt động tín dụng 24.895 84.311 59.785 Dư nợ BQ 692.736 1.099.285 475.647
Tỷ lệ lãi thu từ hoạt động tín dụng/ Dư nợ BQ
3,6% 7,9% 12,6%
(Nguồn số liệu do HDBank Hà Nội cung cấp)
56
Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tốc độ chu chuyển vốn tín dụng trong một năm của ngân hàng. Thông thường vòng quay vốn tín dụng cao cho thấy việc tổ chức và quản lý tín dụng tốt, chất lượng khoản vay cao. Với một ngân hàng có nguồn vốn tín dụng ngán hạn chiếm đến hơn 80% tổng dư nợ thì có thể nhận định vòng quay vốn tín dụng của HDBank Hà Nội là tương đối thấp. Vì vậy ngân hàng cần có biện pháp quản lý, kiểm tra và đốc thúc thu nợ hợp lý để tăng doanh số thu nợ đối với nhóm KH là DNNVV nhằm tăng vòng quay vốn tín dụng.
Tỷ lệ lãi thu từ hoạt động tín dụng/Dư nợ BQ:
Bảng 2.12: Lãi thu từ hoạt đông tín dụng
’ ■ ■—■—• ∙.∙∙∙∙^^ Năm
Chỉ tiêu________ ' ' •—•— 2009
2010
2011
Tổng số DNNVV 138 241 239
Dư nợ đối với DNNVV 166.356 483.685 142.694
Số lượng Cán bộ tín dụng DN 7 12 16
Dư nợ BQ/1 DNNVV 1,205 2,007 597
Lượng DNBQ mà 1CB tín dụng
quản lý 20 20 15
(Nguồn số liệu do HDBank Hà Nội cung cấp)
Qua bảng số liệu trên, tỷ lệ lãi thu từ hoạt động tín dụng/Dư nợ BQ năm 2011 có sự tăng vượt bậc so với tỷ lệ năm 2010. Tuy nhiên, do không thu thập được số liệu lãi thu từ hoạt động tín dụng của riêng DNNVV, nên tỷ lệ này chưa đánh giá đúng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV. Tuy vậy, tỷ lệ này nhìn chung tăng là tín hiệu đáng khích lệ, cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng chung của HDBank Hà Nội đã có mức sinh lời cao hơn so với năm 2010.
57
Chỉ tiêu phản ánh chất lượng quản lý tín dụng:
Bảng 2.13: Chất lượng quản lý tín dụng đối với DNNVV
(Nguồn số liệu do HDBank Hà Nội cung cấp)
Căn cứ bảng số liệu, lượng DNNVV bình quân mỗi cán bộ tín dụng HDBank Hà Nội quản lý năm 2011 là 15 DN.. Đây là con số không lớn so với các NHTM khác. Tuy nhiên với phân công công việc của cán bộ tín dụng đến năm 2011 vẫn không phân định chức năng tiếp cận và tìm kiếm khách hàng, thẩm định hồ sơ, thẩm định tài sản đảm bảo và công việc của hỗ trợ tín dụng, thì việc quản lý 15 DNNVV sẽ là khó khăn đối với các cán bộ tín dụng. Bởi bên cạnh quản lý các DNNVV, các cán bộ tín dụng phụ trách mảng tín dụng doanh nghiệp này vẫn phải quản lý những DN lớn khác (nếu có). Thêm vào đó, ngoại trừ chi nhánh thì tại các phòng giao dịch không tách riêng cán bộ tín dụng doanh nghiệp và cán bộ tín dụng cá nhân, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản tín dụng.
2.2.3.2. Hiệu quả tín dụng đối với DNNVV về phía khách hàng và nền kinh tế.
Đối với HDBank nói chung, cũng như HDBank Hà Nội nói riêng, hiệu quả tín dụng còn thể hiện ở sự đóng góp của tín dụng vào các mục tiêu chung
58
của nền kinh tế như tạo công ăn việc làm, tiết kiệm ngoại tệ... Đây là những mục tiêu khó đánh giá đầy đủ về mặt định lượng.
Tại HDBank Hà Nội, ngay từ đầu năm 2011, toàn chi nhánh đã đổi mới cách làm, cách nghĩ, tích cực triển khai hoạt động tín dụng đối với DNNVV gắn với mục tiêu an toàn tín dụng. Thực hiện theo đúng chỉ thị của Chính phủ về hạn chế tăng trưởng tín dụng năm 2011, HDBank Hà Nội đã triển khai phát triển khách hàng có chọn lọc và hạn chế tăng trưởng nóng, thể hiện doanh số cho vay với khối DNNVV đã giảm đi và hạn chế nợ quá hạn đối với món vay mới giải ngân. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2011 vẫn tăng so với năm 2010 chủ yếu do các món vay cũ, những DN vì nguyên nhân khách quan dẫn đến hàng hóa đầu ra tồn kho chưa quay vòng được vốn. Bên cạnh đó, HDBank Hà Nội cũng hạn chế cho vay những loại hình Chính phủ hạn chế, như vay đầu tư kinh doanh bất động sản, đồng thời khuyến khích tài trợ vốn lưu động cho DN nhằm tăng khoản vay có kỳ hạn ngắn, giảm thiểu rủi ro.
Về phía khách hàng, HDBank Hà Nội luôn tìm kiếm các DN có dự án hiệu quả và chú trọng đến các khách hàng có khả năng trả nợ cao. HDBank Hà Nội cũng phát triển dịch vụ khách hàng nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng hiện hữu; đồng thời quảng bá hình ảnh thu hút khách hàng tiềm năng. Trong năm 2011, chi nhánh đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với DN có quan hệ tín dụng truyền thống như giảm lãi suất vay vốn, tặng quà nhân dịp lễ tết, ngày thành lập DN hay có những chương trình khuyến mại hấp dẫn đối với Khách hàng.
Để làm hài lòng khách hàng ở mức cao nhất, có phần lớn sự quán triệt chủ trương từ Ban lãnh đạo đến từng cán bộ, đồng thời cũng có công sức đóng góp to lớn của cán bộ NH năm qua. HDBank Hà Nội hiện nay vẫn đang mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển bền vững của các DN, cũng như góp phần vực dậy nền kinh tế đất nước.
59