Định hướng phát triển hoạt động tín dụng DNNVV của HDBank Hà Nội

Một phần của tài liệu 0933 nâng cao hiệu quả tín dụng của NHTM CP phát triển nhà thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85 - 87)

chuyên đề chính quy định tại Thông tư. Căn cứ vào các chuyên đề chính, đơn vị tổ chức các khóa đào tạo lựa chọn một số chuyên đề đào tạo phù hợp với nhu cầu của học viên và thực tế tại địa phương. Khi kết thúc các khóa đào tạo, các đơn vị được giao làm đầu mối chủ trì tổ chức thực hiện các khóa đào tạo cấp Chứng nhận tham gia khóa học cho các học viên đạt yêu cầu trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng học viên.

Các khoản hỗ trợ bao gồm:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng, biên soạn, bổ sung, in ấn tài liệu cơ bản và các tài liệu chuyên sâu về đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV, hỗ trợ 100% kinh phí khảo sát, đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương và hỗ trợ 1 phần kinh phí để tổ chức các khóa đào tạo cho DNNVV do các Bộ, ngành, các tổ chức hiệp hội thực hiện.

- Ngân sách địa phương hỗ trợ 100% kinh phí khảo sát, đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương và hỗ trợ một phần kinh phí để tổ chức các khóa đào tạo cho DNNVV thuộc nhiệm vụ của địa phương.

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng DNNVV của HDBank HàNội Nội

Thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã trải qua nhiều tháng đầu tiên của năm 2012. Có những chuyển động mới, tích cực hơn so với năm 2011; tuy nhiên nền kinh tế nói chung vẫn còn rất khó khăn. Vì thế, ngành ngân hàng trong năm 2012 vẫn còn có những khó khăn cơ bản chưa thể tháo

73

gỡ.

Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã đưa thông điệp kiểm soát tăng trưởng tín dụng của nhóm ngân hàng loại 1 không vượt quá 17% (thấp hơn so với năm 2011 là 20% và thấp hơn nhiều so với năm 2010 và 2009). Tất nhiên khi chính sách tiền tệ thắt chặt, thì hoạt động của các ngân hàng sẽ càng khó khăn hơn: Tổng thu nhập của ngân hàng giảm sút mạnh do thu từ hoạt động tín dụng giảm, nguy cơ mất các khách hàng tốt gia tăng. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi tâm lý khách hàng; nếu ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu về vốn cho họ, thì họ sẽ phải tự tìm cho mình một ngân hàng khác có đủ tiềm lực tài chính để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Và khi khách hàng ra đi, không chỉ làm cho dư nợ sụt giảm nhanh chóng, mà còn kéo theo các nguồn tiền gửi và các khoản thu từ dịch vụ khác sụt giảm theo.

Trước bối cảnh đó, HDBank Hà Nội có định hướng hoạt động với tư tưởng chủ đạo, đó là: Khai thác tối đa những điểm mạnh, khắc phục hoàn toàn những điểm yếu, tranh thủ thời cơ sẵn có và vượt qua mọi thử thách với mục tiêu ngày một nâng cao năng lực cạnh tranh , cũng như vị thế của HDBank Hà Nội trên toàn hệ thống và trên địa bàn hoạt động.

Với vị thế là một Ngân hàng Thương Mại Cổ phần, khách hàng là các DNNVV của HDBank Hà Nội chiếm tỷ lệ 92% về số lượng khách hàng DN và chiếm 72% tổng dư nợ khối DN của toàn Chi nhánh. Như vậy, các DNNVV thực sự là đối tượng khách hàng nòng cốt của HDBank Hà Nội. Mục tiêu của HDBank Hà Nội trong thời gian tới là phát triển hoạt động tín dụng đối với nhóm khách hàng này cả về chất và lượng. Để đạt được điều này chi nhánh cần phải:

- Tiếp cận các khách hàng mới có tiềm năng, tuy nhiên không chú trọng tăng trưởng dẫn đến tăng trưởng nóng. Mở rộng và phát triển tín dụng phải

7 4

trên cơ sở chọn lọc khách hàng tốt và đảm bảo an toàn nguồn vốn. Trước tiên, ưu tiên cấp tín dụng cho khách hàng hiện hữu, duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng hiện hữu, đồng thời tìm kiếm các khách hàng thực sự tốt.

- Chăm sóc khách hàng hiện hữu nhằm duy trì hệ thống khách hàng trung thành lâu năm, tạo được niềm tin, uy tín và sự thân thiện trong lòng khách hàng. Có nhiều chính sách khuyến mại, quà tặng với khách hàng thân thiết trong dịp sinh nhật ban lãnh đạo, ngày thành lập công ty... nhằm tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

- Triệt để thu nợ quá hạn, nợ xấu. Đôn đốc sát sao khách hàng mỗi khi đến kỳ thu nợ, thu lãi. Kiểm tra lại toàn bộ tình trạng các khoản vay hiện hữu của các khách hàng vay. Giải quyết các khoản nợ cũ một cách triệt để, không để phát sinh thêm các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn.

- Chỉnh đốn lại công tác thẩm định, quy trình tín dụng đối với các sản phẩm cụ thể tại chi nhánh, có một phương pháp chuẩn làm nguyên tắc hoạt động chung của chi nhánh, phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế tại địa bàn.

- Tổ chức đào tạo nhân viên, đặc biệt bộ phận nhân viên tiếp thị, nhân viên tư vấn và bán hàng. Thực hiện đào tạo tại chỗ qua việc tổ chức các buổi trao đổi nghiệp vụ, kiểm tra trình độ chuyên môn. Phân công công việc rõ ràng, cụ thể theo từng dũng sản phẩm và chỉ tiêu. Công tác tự kiểm tra, chấn chỉnh phải được thực hiện thường xuyên và liên tục trong năm. Giám sát các mặt hoạt động của các phòng ban, bộ phận.

Một phần của tài liệu 0933 nâng cao hiệu quả tín dụng của NHTM CP phát triển nhà thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w