Khái quát chung về dịch vụ InternetBanking dành cho khách hàng cá

Một phần của tài liệu 0999 phát triển dịch vụ internet banking dành cho khách hàng cá nhân tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35)

Hiện tại SeABank đã phát hành được gần 87.900 thẻ ATM gồm các loại thẻ ghi nợ nội địa S24+, S24++, thẻ sinh viên, thẻ liên kết, thẻ quốc tế MasterCard... và có 137 máy ATM trên toàn quốc. Thẻ ATM của SeABank có thể giao dịch tại hơn 10.000 máy ATM, 36.451 máy POS của SeABank và các ngân hàng trong liên minh thẻ BanknetVN & SmartLink, VNBC trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt với tư cách là thành viên chính thức của 2 tổ chức thẻ lớn nhất thế giới là MasterCard và Visa Card, năm 2010 SeABank cũng đã chính thức phát hành Thẻ ghi nợ quốc tế EMV MasterCard, Thẻ ghi nợ quốc tế trả s au EMV MasterCard sử dụng công nghệ thẻ chip EMV có tiêu chuẩn bảo mật cao nhất mà hiện tại ở Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á nói chung hầu như chưa có ngân hàng nào áp dụng.

Năm 2010 SeABank cũng đã hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc theo mô hình ngân hàng bán lẻ đạt tiêu chuẩn quốc tế từ hệ thống nội - ngoại thất, đội ngũ nhân sự, quy trình tác nghiệp... Ngoài ra, SeABank cũng không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với những thành tích hoạt động trong năm vừa qua, SeABank đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý, trong đó có bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Giải thưởng doanh nghiệp ASEAN - ABA 2010, Top 300/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 85/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 44/1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam v.v.

Sứ mệnh: SeABank phấn đấu trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Namvới các giá trị nổi bật về uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm dịch vụ, tài sản... Cam kết mang đến cho các khách hàng một tập hợp các sản phẩm - dịch vụ có tính chuyên nghiệp cao đáp ứng tối đa nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, tối ưu hoá các giá trị cho khách hàng, lợi ích cổ đông và sự phát triển bền

vững của tập đoàn, đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội.

Tầm nhìn: Phát triển mạnh hệ thống theo cấu trúc của một ngân hàng bán lẻ, từng bước tạo lập mô hình của một ngân hàng đầu tư chuyên doanh và phát triển đầy đủ theo mô hình của một tập đoàn ngân hàng - tài chính đa năng, hiện đại, nổi bật về chất lượng sản phẩm dịch vụ và uy tín thương hiệu.

Chiến lược phát triển: Xây dựng và phát triển SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam là chiến lược phát triển cốt lõi của SeABank thời gian tới. Trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào khách hàng cá nhân (bắt đầu bằng thị trường đại chúng và thị trường trung lưu, sau đó sẽ tiến tới thị trường cao cấp), nhưng vẫn phát triển đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ và một số doanh nghiệp lớn.Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng đối tượng và phân khúc khách hàng khác nhau.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của SeABank

2.1.2.1 Chức năng

Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng, các hoạt động kinh doanh liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng.

Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao. 2.1.2.2Nhiệm vụ

Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản.

Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Cho vạyCho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng khác vay vốn ngắn hạn, trung, dài hạn,các loại cho vay khác theo quy định.

Kinh doanh ngoại hối:Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ,

Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm :Cung ứng các phương tiện thanh toán. Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ. Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác: Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: Thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, tiền tệ, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đại lý cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm... và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước cho phép.

Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiệnhợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản thanh, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng. Tư vấn khách hàng xây dựng dự án.Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh.Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước.

Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tíndụng, bảo

lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản thanh, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng. Tư vấn khách hàng xây dựng dự án.Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh.Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước.

Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhánh cũng như việc quảng bá thương hiệu của SeABank. Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng theo phân cấp, uỷ quyền của SeABank. Chấp hành đầy đủ các báo cáo,

thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Hoạt động huy động vốn: Các chính sách nhằm kiểm soát trần lãi suất huy động do Chính phủ quy định cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng là những thách thức lớn mà SeABank phải vượt qua. Tuy nhiên, bằng nhiều giải pháp quyết liệt và tích cực, tăng trưởng nguồn vốn thông qua các kênh huy động vốn, đối tượng khách hàng trong nước và quốc tế, đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của NHNN, đến 31/12/2014, số dư huy động đạt trên 45 nghìn tỉ đồng, tăng trưởng 24,5% so với năm 2013 chỉ đạt 36.1 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng trưởng bền vững, nguồn vốn trung, dài hạn được cải thiện.

Hoạt động sử dụng vốn:

Trong hoạt động tín dụng: Mặc dù chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những khó khăn chung của nền kinh tế nhưng với nhiều giải pháp: tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân ngân hàng đã dành nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi để triển khai các chương trình/ gói tín dụng mục tiêu như cho vay nhà ở cho người có thu nhập thấp, thu mua xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, cho vay khách hàng cá nhân, tăng cường tìm kiếm và hỗ trợ khách hàng, chú trọng tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, phục vụ vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hàng loạt các chương trình chính sách ưu đãi vay vốn thủ tục đơn giản đã được triển khai nhằm hỗ trợ tối đa cho khách hàng,,, tổng dư nợ cho vay khách hàng đến 31/12/2014 của SeABank đạt 31,57 nghìn tỉ đồng, tăng 53,22% so với năm 2013 thì tổng dư nợ chỉ đạt trên 20 nghìn tỷ đồng - một kết quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng, kích thích tăng trưởng kinh tế của ngành ngân hàng.

Hoạt động đầu tư và quản lý vốn khả dụng: Hoạt động đầu tư phát triển theo hướng tăng cường khả năng sinh lời. Tính đến cuối năm 2014, quy mô hoạt động đầu tư của SeABank đạt giá trị 311,408 tỉ đồng tang 13,8% so với năm 2013

chỉ đạt 273,641 tỷ đồng. Bên cạnh các sản phẩm đầu tư truyền thống, năm 2014 SeABank đã thành công trong việc triển khai nhiều sản phẩm đầu tư hiện đại .Trong hoạt động kinh doanh quy mô giao dịch tăng gấp 2 lần so với năm 2013 nhờ cải tổ phương pháp quản trị hệ thống và tăng cường công tác bán hàng trực tiếp.

Hoạt động dịch vụ thu phí: Với chất lượng các dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại hay dịch vụ thẻ, doanh thu từ phí dịch vụ ngày một gia tăng.Năm 2014 doanh số thu phí dịch vụ của SeABank đạt 38,54 tỷ đồng tăng 39,91% so với năm 2013.

(Theo nguồn từ http://finance.vietstock.vn/SeABank/tai-chinh.htm)

2.1.4 Cơ cấu tổ chức phục vụ phát triển dịch vụ Internet Banking dành cho

khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Để có thể thực hiện được sứ mệnh của mình, đồng thời đảm bảo các mục tiêu đã đề ra, SeABank đã tiến hành nhiều cuộc thay đổi cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý nhằm đạt được mục tiêu vận hành ổn định chất lượng và hiệu quả trong đầu tư. Mô hình tổ chức này có thể được tóm tắt ngắn gọn, rõ ràng trong sơ đồ sau:

Hệ thống tổ chức phòng ban hỗ trợ phát triển dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng cá nhân

TRỤ SỞ CHÍNH

Sơ đồ 2.2 Các bộ phận liên quan đến việc phát triển dịch vụ NHĐT của SeABank

Bộ phận trung tâm trong mô hình tổ chức này là phòng Dịch vụ NHĐT (EBC).bao gồm dịch vụ Internet Banking. Phòng EBC là bộ phận tham mưu với ban lãnh đạo trong việc phát triển các sản phẩm mới, trực tiếm phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ trong việc phát triển sản phẩm. Phòng EBC chia thành 3 nhóm:

- Nhóm Nghiên cứu phát triển sản phẩm, tham gia trực tiếp phát triển các sản phẩm mới với các chức năng chính là: nghiên cứu thị trường, hợp tác với bên

thứ 3

để khảo sát nghiên cứu, đề xuất ý tưởng và xin phê duyệt, phối hợp với các

bộ phận

liên quan để phát triển sản phẩm, tham gia vào giai đoạn kiểm tra sản phẩm, triển

khai thí điểm sản phẩm mới và theo dõi kết quả.

- Nhóm Vận hành: Hỗ trợ người dùng, hỗ trợ chi nhánh để giải quyết các thắc mắc của khách hàng, đầu mối liên hệ với các phòng ban khác (trung tâm Thẻ, trung

tâm CNTT), tiếp nhận các ý kiến đóng góp để nâng cao chất lượng dịch vụ NHĐT.

- Nhóm Marketing: Quảng bá các sản phẩm dịch vụ và hỗ trợ chi nhánh trong hoạt động bán hàng.

Khối bán lẻ phát triển các sản phẩm về Internet Banking và SeAMobile ...Trung tâm CNTT xây dựng các chương trình phần mềm, phối hợp với các đối tác thứ 3 (như Smartlink.) để triển khai các phần mềm, hỗ trợ chi nhánh và các phòng ban nghiệp vụ, đề xuất mua sắm trang thiết bị phần cứng.Các chi nhánh là nơi trực tiếp giới thiệu sản phẩm dịch vụ, thực hiện các đăng ký sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Để đưa ra các sản phẩm của dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng cá nhân một cách chính xác về mặt quy trình nghiệp vụ, hợp lý về mặt thao tác sử dụng,

ngoài việc kết hợp với Khối CNTT, phòng dịch vụ Internet Banking còn kết hợp chặt

chẽ với khối bán lẻ, đơn vị chuyên tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân.

2.1.5 Cơ sở pháp lý cho sự phát triển dịch vụ Internet Banking dành chokhách khách

CNTT và TMĐT tại Việt Nam.Sau khi hai luật này được ban hành, hàng loạt các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện được ban hành.

Ngày 09/06/2006 Nghị định 57/2006/NĐ - CP về thương mại điện tử của Chính phủ đưa ra những quy định khung làm nhằm làm rõ hơn các nguyên tắc của Luật Giao dịch điện tử đối với việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại điện tử. Ngày 16/05/2013 ban hành nghị định mới số 52/2013/NĐ - CP về thương mại điện tử thay thế nghị định trên, quy định cụ thể về các hoạt động thương mại điện tử cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, với mục tiêu thiết lập hành lang pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử được tiến hành một cách minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, qua đó tạo điều kiện để thương mại điện tử phát triển, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung, các tổ chức tài chính nói riêng và xây dựng tập quán thương mại điện tử hiện đại cho Việt Nam.

Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính: Ngày 23/2/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch điện tử an toàn, hiệu quả, giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ, v.v..., đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình cải cách của ngành tài chính trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.

Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng: Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng là nghị định thứ ba liên tiếp được ban hành trong năm 2007 nhằm hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử. Nghị định này tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về

Một phần của tài liệu 0999 phát triển dịch vụ internet banking dành cho khách hàng cá nhân tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w