Cơ sở pháp lý cho sự phát triển dịch vụ InternetBanking dành cho khách

Một phần của tài liệu 0999 phát triển dịch vụ internet banking dành cho khách hàng cá nhân tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 46)

2.1 Khái quát chung về dịch vụ InternetBanking dành cho khách hàng cá

2.1.5 Cơ sở pháp lý cho sự phát triển dịch vụ InternetBanking dành cho khách

trung

tâm CNTT), tiếp nhận các ý kiến đóng góp để nâng cao chất lượng dịch vụ NHĐT.

- Nhóm Marketing: Quảng bá các sản phẩm dịch vụ và hỗ trợ chi nhánh trong hoạt động bán hàng.

Khối bán lẻ phát triển các sản phẩm về Internet Banking và SeAMobile ...Trung tâm CNTT xây dựng các chương trình phần mềm, phối hợp với các đối tác thứ 3 (như Smartlink.) để triển khai các phần mềm, hỗ trợ chi nhánh và các phòng ban nghiệp vụ, đề xuất mua sắm trang thiết bị phần cứng.Các chi nhánh là nơi trực tiếp giới thiệu sản phẩm dịch vụ, thực hiện các đăng ký sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Để đưa ra các sản phẩm của dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng cá nhân một cách chính xác về mặt quy trình nghiệp vụ, hợp lý về mặt thao tác sử dụng,

ngoài việc kết hợp với Khối CNTT, phòng dịch vụ Internet Banking còn kết hợp chặt

chẽ với khối bán lẻ, đơn vị chuyên tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân.

2.1.5 Cơ sở pháp lý cho sự phát triển dịch vụ Internet Banking dành chokhách khách

CNTT và TMĐT tại Việt Nam.Sau khi hai luật này được ban hành, hàng loạt các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện được ban hành.

Ngày 09/06/2006 Nghị định 57/2006/NĐ - CP về thương mại điện tử của Chính phủ đưa ra những quy định khung làm nhằm làm rõ hơn các nguyên tắc của Luật Giao dịch điện tử đối với việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại điện tử. Ngày 16/05/2013 ban hành nghị định mới số 52/2013/NĐ - CP về thương mại điện tử thay thế nghị định trên, quy định cụ thể về các hoạt động thương mại điện tử cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, với mục tiêu thiết lập hành lang pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử được tiến hành một cách minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, qua đó tạo điều kiện để thương mại điện tử phát triển, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung, các tổ chức tài chính nói riêng và xây dựng tập qn thương mại điện tử hiện đại cho Việt Nam.

Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính: Ngày 23/2/2007,

Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một mơi trường giao dịch điện tử an tồn, hiệu quả, giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ, v.v..., đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình cải cách của ngành tài chính trên nền tảng ứng dụng cơng nghệ thơng tin.

Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng: Nghị định số

35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng là nghị định thứ ba liên tiếp được ban hành trong năm 2007 nhằm hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử. Nghị định này tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng.

Nghị định về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước:

Ngày 10/4/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Đây là văn bản hướng dẫn đồng thời Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ Thông tin với phạm vi rất rộng, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đầu tư cho ứng dụng CNTT và hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Nghị định về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã đưa ra những quy định mang tính nguyên tắc nhằm đẩy mạnh giao dịch điện tử trong khu vực hành chính cơng. Các quy định về cung cấp, tiếp nhận thông tin trên môi trường mạng, kết nối và chia sẻ thông tin số, tăng cường sử dụng văn bản điện tử, bảo đảm truy nhập thông tin và khai thác dịch vụ hành chính cơng, v.v... sẽ góp phần đẩy nhanh q trình cải cách hành chính, minh bạch hóa mơi trường giao dịch, đẩy nhanh việc cung cấp trực tuyến các dịch vụ cơng và qua đó thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử.

Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số: Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành ngày 15/2/2007. Nghị định này quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ hơn.

Với chủ trương của Ban soạn thảo xây dựng Nghị định thật chi tiết để có thể đưa vào triển khai ngay trong thực tế mà không cần các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị định này đi sâu vào những vấn đề mang tính kỹ thuật về quản lý và cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Giá trị pháp lý của chữ ký số: Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử cho phép xác nhận sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp, đồng thời chứng thực sự tồn vẹn của thơng điệp dữ liệu từ thời điểm được ký. Điều 8 Nghị định về Chữ

ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số đã chính thức thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký số trong các giao dịch điện tử: “Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì u cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thơng điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số”.

Có thể nói, cơ sở pháp lý tại Việt Nam đã đáp ứng được mục tiêu phát triển một mơi trường TMĐT nói chung, dịch vụ Internet Banking nói riêng có điều kiện phát triển mạnh mẽ, an tồn, bảo mật và ngày càng đa dạng hóa sản phẩm.

2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng cánhân tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Một phần của tài liệu 0999 phát triển dịch vụ internet banking dành cho khách hàng cá nhân tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w