Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, với sự xuất hiện của rất nhiều ngân hàng trong nước lẫn nước ngoài, khách hàng có nhiều sự lựa chọn và họ trở nên nhạy cảm nhiều hơn với yếu tố giá cả so với trước đây.
Vì vậy, Vietinbank cần đảm bảo tính cạnh tranh về giá để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại thông qua các giải pháp như:
- Tiến hành khảo sát về giá dịch vụ và lãi suất ở một số ngân hàng cùng địa bàn để xem xét lại chính sách giá cả và lãi suất của ngân hàng mình.
Cập nhật thông tin về biến động thị trường cũng như giá cả giao dịch để củng cố lòng tin của khách hàng về mức giá hấp dẫn của ngân hàng so với các ngân hàng thương mại khác.
- Phát huy tính linh hoạt của chính sách giá như ngân hàng có thể áp dụng lãi suất ưu đãi cho những khách hàng có lượng tiền gửi lớn hay giảm phí giao dịch đối với những khách hàng có số dư lớn, những khách hàng truyền thống của ngân hàng.
Khi quan hệ giao dịch với khách hàng, Vietinbank nên tính toán lợi ích thu được trên tổng thể các giao dịch của khách hàng với ngân hàng như lãi thu được từ tín dụng, phí thu được từ hoạt động thanh toán, lãi mua bán ngoại tệ, số dư huy động vốn bình quân... để xác định mức giá dịch vụ cạnh tranh cho từng loại đối tượng khách hàng.
Ví dụ như, mức phí chuyển tiền có thể rẻ hơn cho những khách hàng có giao dịch chuyển tiền thường xuyên với doanh số lớn; lãi suất tín dụng sẽ được xem xét giảm khi khách hàng sử dụng dịch vụ trọn gói hay tham gia nhiều dịch vụ qua ngân hàng như thanh toán trong nước và quốc tế, mở thẻ ATM và thanh toán lương cho nhân
viên qua ngân hàng, giao dịch mua bán ngoại tệ thường xuyên...
- Áp dụng chính sách lãi suất phân biệt đối với từng đối tượng khách hàng: Chẳng hạn như đối với khách hàng lớn, khách hàng truyền thống có quan hệ lâu năm với ngân hàng cần áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi hoặc các chương trình khuyến mãi như: phát hành thẻ miễn phí, giảm một phần phí dịch vụ hay có thể thỏa
thuận mức lãi suất cho vay hoặc lãi suất huy động uu dãi... - Áp dụng chính sách lãi suất theo mức độ rủi ro:
Các sản phẩm ngân hàng khác nhau thì có mức độ rủi ro khác nhau, hoặc cùng một sản phẩm nhung mức độ rủi ro của từng khách hàng cũng khác nhau.
Vì thế cần thiết phải xây dựng mức lãi suất cho vay khác nhau đối với từng hình thức vay.
Ví dụ với hình thức vay trả lãi và một phần gốc hàng tháng hoặc hàng quý thì lãi suất có thể thấp hơn so với hình thức cho vay khách hàng trả lãi định kỳ và trả gốc vào cuối kỳ. Hay lãi suất cũng khác nhau đối với từng loại đối tuợng khách hàng.
Ví dụ lãi suất vay vốn đối với khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, uy tín lâu năm thì có thể thấp hơn so với khách hàng mới có quan hệ vay vốn đối với ngân hàng.
- Áp dụng chính sách lãi suất theo từng khu vực:
Tại các địa bàn khác nhau thì áp dụng mức lãi suất khác nhau.Ví dụ nhu ở các thành phố lớn nhu Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nằng. nơi mà có sự cạnh tranh cao giữa các ngân hàng thuơng mại thì cần áp dụng chính sách lãi suất thấp hơn để đảm bảo giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới.
Đối với các khu vực, tỉnh thành ít có sự cạnh tranh thì có thể áp dụng mức giá tối đa trong biên độ giá mà Ngân hàng nhà nuớc quy định đối với sản phẩm dịch vụ cung ứng.
Nhìn chung hiện nay các ngân hàng thuơng mại chủ yếu cạnh tranh nhau bằng chính sách điều chỉnh lãi suất và mức phí dịch vụ nhằm thu hút khách hàng chứ chua thể hiện bằng sự cạnh tranh nhiều bằng chất luợng dịch vụ.
Tuy nhiên về lâu dài, cạnh tranh về giá sẽ làm suy giảm khả năng tài chính của ngân hàng, làm giảm chất luợng dịch vụ, do giá cả không phản ánh hết tất cả các chi phí phát sinh.
Do vậy, ngân hàng không nên tận dụng chính sách giá cả để cạnh tranh mà có thể sử dụng linh hoạt công cụ này ( điều chỉnh lãi suất, phí trong biên độ
ngân hàng nhà nước quy định ).