Ket quả hoạt động kinh doanh chủ yếu

Một phần của tài liệu 1053 phát triển dịch vụ NH điện tử cho khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 39 - 45)

1.2 .4Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh VĩnhPhúc

2.1.3 Ket quả hoạt động kinh doanh chủ yếu

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nói chung và của Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc nói riêng cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Thu nhập của người dân gia tăng, lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế nhiều đã tạo cơ hội để ngân hàng đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, đáp ứng nhu cầu cho vay. Kết quả huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2016-2020 đạt kết quả như sau:

Bảng 2.1: Ket quả hoạt động huy động vốn tại Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc không ngừng gia tăng, tăng từ 7.198 tỷ đồng năm 2016 lên 9.344 tỷ đồng năm 2020. Đạt kết quả này là nhờ Chi nhánh đã bám sát sự chỉ đạo của Hội sở trong thực hiện các chiến lược huy động vốn. Theo đó, chi nhánh đã áp dụng chính sách lãi suất huy động mà hệ thống Vietcombank xây dựng, đồng thời thực hiện điều chỉnh linh hoạt theo đúng cơ chế lãi suất thỏa thuận với khách hàng. Đồng thời áp dụng biểu phí linh hoạt, ưu đãi cho các dịch vụ sản phẩm huy động vốn.

Tổng dư nợ_____________ 6.875 7.543 7.764 7.651 9.060

Dư nợ khách hàng bán buôn___________________

2.997 3.482 3.647 2.630 3.023

Xét cơ cấu nguồn vốn theo khách hàng gửi tiền nhận thấy, nguồn vốn huy động từ khách hàng bán buôn chiếm tỷ trọng chủ yếu, chiếm 6.862 tỷ đồng năm 2020, nguồn vốn huy động từ KH bán lẻ đạt 2.482 tỷ đồng năm 2020. Phần lớn khách hàng bán buôn sử dụng các sản phẩm gửi tiền của chi nhánh để hưởng các tiện ích đi kèm như thanh toán tiền hàng, thanh toán hóa đơn, trả lương nhân viên... Do vậy, khi xét cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn thì nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 3.654 tỷ đồng năm 2020, nguồn vốn huy động ngắn hạn đạt 3.128 tỷ đồng, nguồn vốn trung dài hạn đạt 2.562 tỷ đồng.

Như vậy, những năm qua Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc đã đạt nhiều kết quả tích cực trong hoạt động huy động vốn, nguồn vốn liên tục tăng trưởng và chủ yếu là nguồn huy động từ khách hàng bán buôn có kỳ hạn ngắn hoặc không kỳ hạn. Đây là những hình thức huy động vốn có chi phí thấp song không ổn định do nhu cầu rút tiền của khách hàng không được báo trước. Vì vậy, chi nhánh cần cân đối nguồn vốn đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng tiền của khách hàng.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Giai đoạn 2016-2020 tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Đặc biệt năm 2020, trước sự bủng nổ của dịch Covid 19 và lan rộng ra toàn thể giới, hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế bị trì trệ do các chính sách giãn cách xã hội của Đảng và Nhà nước. Đối với hoạt động tín dụng, Covid 19 đã khiến nhiều khách hàng không thể hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ gốc và lãi vay đúng hạn cho ngân hàng. Trước thực trạng này, để san sẻ khó khăn với khách hàng, hệ thống Vietcombank nói chung Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc nói riêng đã triển khai nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn; tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid 19. Nhờ vậy, hoạt động tín dụng của chi nhánh tiếp tục có những bước phát triển nổi bật. Kết quả tín dụng giai đoạn 2016-2020 tại Chi nhánh như sau:

Bảng 2.2: Ket quả hoạt động tín dụng của Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc

Dư nợ DNNVV______ 1.335 1.187 882 1.026 1.000 Dư nợ khách hàng thể

nhân___________________ 2.543 2.874 3.235 3.995 5.037

Chi phí quản lý 55 59 58 56 54 Lợi nhuận HĐKD trước DP 243 254 263 319 328 Lợi nhuận HĐKD sau DP 237 246 256 262 246

Thu nợ xử lý 12 14 8 12 9

Lợi nhuận trước thuế 249 257 264 274 255

Nguồn: Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc

Qua các năm, tổng dư nợ tín dụng của Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc không ngừng tăng lên. Năm 2016, dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 6.875 tỷ đồng, đến năm 2020 dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng rõ rệt đạt 9.060 tỷ đồng. Trong đó dư nợ khách hàng bán lẻ chiếm tỷ trọng chủ yếu với 6.037 tỷ đồng, dư nợ khách hàng bán buôn trong năm đạt 3.023 tỷ đồng. Nhìn chung, cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng của Chi nhánh phù hợp với định hướng phát triển của hệ thống Vietcombank (tập trung phát triển mảng bán lẻ để giảm thiểu rủi ro và khai thác tiềm năng thị trường) cũng như phù hợp với cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của ngân hàng do nhu cầu vay vốn của khách hàng bán lẻ chủ yếu là vay tiêu dùng với thời hạn ngắn. Do đó, phát triển cho vay bán lẻ sẽ giúp Chi nhánh chủ động được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu rút tiền trong các TKTG không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn của khách hàng.

Ngược lại với sự gia tăng của dư nợ cho vay KH bán lẻ thì dư nợ cho vay KH bán buôn tại Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc có xu hướng giảm do sự sụt giảm dư nợ của một số khách hàng lớn như: Công ty BangJoo Electric, Công ty Piaggio Việt Nam; Công ty Camsys Việt Nam, Công ty Thế hệ mới Vĩnh Phúc, Công ty Interflex... do những doanh nghiệp này thu hẹp quy mô hoạt động, một số khác chuyển thị trường sang khu vực mới.

Xét về nợ xấu tín dụng tại Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc nhận thấy, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay của ngân hàng có xu hướng gia tăng, năm 2020 nợ xấu tại chi nhánh chiếm 2,73% tổng dư nợ, khách hàng Bangjoo có giá trị nợ xấu cao nhất mà chi nhánh chưa xử lý được do yếu tố nước ngoài và cản trở từ dịch bệnh năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu năm 2020 cao nhất giai đoạn cũng xuất phát từ dịch Covid 19 khi các doanh nghiệp hoạt đồng cầm chứng, nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản, giải thể nên không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Đồng thời, từ thông tư 01/2020/TT-NHNN, các khoản nợ của ngân hàng được cơ cấu lại thời gian trả nợ nên giá trị nợ xấu của ngân hàng cũng tăng.

Như vậy, giai đoạn 2016-2020 mặc dù dư nợ tín dụng của Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc tăng trưởng song nợ xấu tại chi nhánh cũng gia tăng, điều này thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm. Điều này đòi hỏi Ban Giám đốc và các Phòng liên quan cầntích cực làm việc và tìm các biện pháp tháo gỡ để giảm tỷ lệ nợ xấu về mức cho phép.

2.1.3.3 Hoạt động tài chính

Hoạt động tài chính là những chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, hoạt động này phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng. Giai đoạn 2016-2020, kết quả hoạt động tài chính của Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc như sau:

Bảng 2.3: Ket quả hoạt động tài chính của Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc

Nhìn chung, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc khá tốt, giá trị tổng thu nhập và lợi nhuận hàng năm khá cao và có xu hướng gia tăng. Theo đó, thu nhập của chi nhánh tăng từ 298 tỷ đồng năm 2016 lên 381 tỷ đồng năm 2020, giá trị lợi nhuận trước dự phòng tăng từ 243 tỷ đồng lên 328 tỷ đồng. Riêng giá trị lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm 2020 có giảm so với năm 2019 là do trong năm chi nhánh phải thực hiện trả 2/3 số dự phòng Hội sở chính đã trích vào năm 2019. Mặc dù lợi nhuận giảm song chi nhánh vẫn giữ mức thu nhập bình quân đầu người đạt 2,2 tỷ/người. Trong năm 2021, Chi nhánh sẽ tiếp tục định hướng tăng trưởng quy mô kết hợp chặt chẽ với quản trị rủi ro và thu hồi nợ có vấn đề để có được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Một phần của tài liệu 1053 phát triển dịch vụ NH điện tử cho khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w