Bài học rút ra cho Agribank

Một phần của tài liệu 1135 phát triển hoạt động kinh doanh vốn tại trung tâm vốn NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 40)

Một là, mở rộng quy mô tổng thể và cần thiết phải xây dựng được tầm nhìn và xây dựng chiến lược đúng đắn, cụ thể về hoạt động kinh doanh vốn tại Agribank trong chiến lược kinh doanh chung và phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế và biến động của thế giới. Cụ thể theo hướng tăng dần tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu (tổi thiểu khoảng 15%-20%) trong tổng tài sản Có trên cơ sở mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu một cách vững chắc, an toàn, bền vững và phù hợp với việc cân đối nguồn vốn để trực tiếp cho vay nền kinh tế.

Hai là, cơ cấu bộ máy hoạt động về hoạt động kinh doanh vốn theo hướng chuyên nghiệp, có đầy đủ các bộ phận thực hiện và hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh vốn (bao gồm các bộ phận front offices, bộ phận kiểm soát rủi ro, bộ phận nghiên cứu, và bộ phận xử lý giao dịch). Đồng thời phải tạo nên sự phối hợp giữa các bộ phận này phải nhịp nhàng thống nhất, và sử dụng các giải pháp tích hợp, cho phép quản lý toàn diện hoạt động giao dịch kinh doanh và đầu tư thông suốt từ Bộ phận kinh doanh trực tiếp (Front Office), qua bộ phận Quản trị rủi ro (Middle Office) cho đến bộ phận hỗ trợ (Back Office) theo luồng công việc tự động được xây dựng phù hợp với nhu cầu của Agribank. Bên cạnh đó, Agribank cần tách biệt giữa 2 mảng hoạt động là bộ phận phục vụ hệ thống và bộ phận kinh doanh.

Ba là, hoàn thiện về cơ chế, chính sách, luật pháp có liên quan đến hoạt động kinh doanh vốn. Tăng cường bổ sung và hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động kinh doanh vốn của Agribank.

27

Bốn là, cần xây dựng chiến lược về nguồn nhân lực phục vụ hoạt động kinh doanh vốn.

Năm là, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm, công cụ giao dịch hiện đại hoạt động trên cơ sở thời gian thực (real-time) và đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động kinh doanh vốn theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại hóa, tự động hóa.

Sáu là, xây dựng và áp dụng các chỉ tiêu cơ bản nhằm đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh vốn trong khoảng thời gian xác định.

Bảy là, quản trị rủi ro cần phải tăng cường và có hiệu quả cùng với việc thiết lập đầy đủ các hạn mức cần thiết trong hoạt động kinh doanh vốn, bao gồm: Hạn mức cắt lỗ, hạn mức đầu tư, hạn mức giao dịch với đối tác...

Kết luận chương 1

Trong chương 1, nhằm làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh vốn của NHTM, luận văn đã tập trung phân tích những khía cạnh sau:

Thứ nhất, làm rõ cơ sở khoa học về hoạt động kinh doanh vốn tại NHTM. Cụ thể, luận văn phân tích các khái niệm liên quan, về mục đích và đặc điểm cơ bản, phân loại và các loại hình kinh doanh vốn, vai trị của hoạt động kinh doanh vốn đối với nền kinh tế và đối với NHTM.

Thứ hai, luận văn đưa ra phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh vốn và các tiêu chí định lượng và định tính đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh vốn.

Thứ ba, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của các NHTM Việt Nam về hoạt động kinh doanh vốn nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Agribank trong hoạt động này.

Cơ sở lý luận trong chương 1 sẽ là tiền đề quan trọng cho việc phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh vốn của Agribank, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với hoạt động kinh doanh vốn tại Agribank.

29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINHDOANH VỐN TẠI TRUNG TÂM VỐN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu 1135 phát triển hoạt động kinh doanh vốn tại trung tâm vốn NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w