Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu 1135 phát triển hoạt động kinh doanh vốn tại trung tâm vốn NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 96)

- Đốivới hoạt động mua bán có kỳ hạn GTCG:

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan

- Thực trạng hoạt động của thị trường trái phiếu ở Việt Nam hiện nay được đánh giá là một trong những nhân tố bên ngồi có ảnh hưởng mạnh và có ý nghĩa lớn đến chất lượng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nếu so với các nước trong khu vực và quốc tế thì quy mơ, mức độ phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam còn khiêm tốn, tổng giá trị trái phiếu phát

74

hành thấp, có nhiều loại trái phiếu nhưng chủ yếu là Trái phiếu Chính phủ với quy mơ phát hành là lớn nhất, tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp thấp.

Thị trường trái phiếu Việt nam có cơ sở nhà đầu tư ít, chủ yếu là ngân hàng, và chưa có nhà tạo lập thị trường

Thị trường trái phiếu Việt Nam chưa có hệ thống NĐT thứ cấp thực sự, trong khi có quá nhiều thành viên đấu thầu và thành viên bảo lãnh phát hành. Hiện nay, thành viên tham gia thị trường chủ yếu gồm các ngân hàng với vai trị là NĐT chính, tỷ lệ sở hữu chiếm trên 80% với kỳ hạn trái phiếu nắm giữ đến 5 năm; ngành bảo hiểm thì có khoảng 4-5 tổ chức tham gia với trái phiếu thời hạn khoảng 10-15 năm; cịn các cơng ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán chưa mấy mặn mà và chủ yếu nhắm đến trái phiếu có kỳ hạn ngắn. Nhìn vào cơ cấu đó, dễ thấy Việt Nam chưa có nhà tạo lập thị trường và cơ cấu NĐT chưa đa dạng, chưa thực sự tham gia tích cực vào thị trường trái phiếu Việt Nam.

Thị trường trái phiếu Việt Nam thiếu các tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp, các hoạt động mua bán có kỳ hạn GTCG, giao dịch trái phiếu chưa phát triển, các hệ thống thơng tin về thị trường cịn phân tán, chưa minh bạch, chưa tạo dựng được các chuẩn mực về kinh doanh như đường cong chuẩn về lãi suất cho thị trường.

- Cùng với sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, và ảnh hưởng từ sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường tiền tệ trong và ngồi nước thường xun có những biến động khó lường. Điều này đã tạo nên sự biến động khó lường đối với các yếu tố như tỷ giá, lãi suất tiền gửi, tiền vay, lãi suất giao dịch trái phiếu v.v..từ đó sẽ ảnh hưởng lên sự biến động của nguồn vốn huy động, chiến lược đầu tư và nguồn vốn thanh khoản của hệ thống NHTM.

- Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách nói chung và liên quan đến hoạt động kinh doanh vốn chưa được hoàn thiện, nhiều thủ tục pháp lý cịn rườm rà, gây phiền tối, thiếu đồng bộ và không ổn định trong các quy định pháp lý.

Điều này tạo nên một môi trường không thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế tiến hành hoạt động kinh doanh vốn, trong đó có hệ thống NHTM. - Do hiểu được tầm quan trọng và vai trò ngày càng tăng của hoạt động

kinh doanh vốn trong hoạt động chung của Ngân hàng, các NHTM đã và đang

rất quan tâm và tích cực đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vốn của mình nhằm tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh v.v. điều này dẫn đến mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vốn giữa các NHTM với nhau, giữa

Ngân hàng thương mại với các tổ chức kinh doanh vốn khác ngày càng khốc liệt và gay gắt hơn.

Nguyên nhân chủ quan

- Tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng của Agribank đã được kiểm sốt, có xu hướng giảm trong những năm qua. Chủ yếu là do hoạt động bán nợ xấu cho Công ty quản lý Tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Tuy nhiên, hoạt động thu hồi nợ xấu của tồn hệ thống Agribank cịn gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng.

- Cơ chế chính sách của Agribank chưa linh hoạt và hiệu quả:

+ Cơ chế điều hành và quản lý nguồn vốn khả dụng của Agribank, chưa thực sự linh hoạt và hiệu quả, đặc biệt là cơ chế quản lý vốn tập trung và điều hòa vốn nội bộ còn nhiều bất cập. Điều này dẫn đến việc nguồn vốn thanh khoản của toàn bộ hệ thống là không ổn định và có nhiều biến động khó

76

phiếu Chính phủ và ngắn hạn, kỳ hạn cho vay liên ngân hàng, mua bán có kỳ hạn GTCG kỳ hạn ngắn. Việc điều hành cơ chế quản lý vốn và giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đối với các chi nhánh trong hệ thống Agribank đang được thực hiện theo nguyên tắc sau:

Trụ sở chính quản lý điều hành và chịu trách nhiệm cuối cùng về cân đối nguồn vốn - sử dụng vốn của toàn hệ thống (kể cả nội và ngoại tệ) nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh khoản, nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Chi nhánh chịu trách nhiệm quản lý nguồn vốn huy động tại Chi nhánh để đáp ứng nhu cầu chi trả tiển gửi của khách hàng, cho vay khách hàng theo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm,hàng quý được giao và giao dịch với Trụ sở chính thơng qua tài khoản điều chuyển vốn nội bộ trong và ngoài kế hoạch. Chi nhánh được hưởng, hoặc phải trả phí nội bộ theo quy định của Tổng Giám đốc Agribank.

Với cơ chế quản lý vốn hiện tại, các Chi nhánh tự cân đối giữa tài sản Nợ và tài sản Có, theo nghĩa Chi nhánh tự huy động tài sản Nợ (tiền gửi dân cư và tiền gửi tổ chức kinh tế) và sử dụng làm nguồn cho các tài sản Có (chủ yếu là cho vay. Một số chi nhánh, dưới áp lực hoàn thành kế hoạch kinh doanh, thường dùng biện pháp kỹ thuật tạm thời để số dư huy động vốn cuối năm đạt kế hoạch, như nhận tiền gửi của tổ chức kinh doanh vốn, của tổ chức tín dụng với kỳ hạn ngắn lãi suất cao. Điều này dẫn đến tình trạng số dư huy động vốn của một số Chi nhánh thường tăng cao vào cuối năm và giảm rất nhanh vào những ngày đầu của năm sau nhưng Trụ sở chính chưa có cơ chế kiểm sốt hiệu quả để hạn chế nguồn vốn này.

Cơ chế quản lý vốn hiện nay không tạo động lực khuyến khích các Chi nhánh huy động vốn dài hạn, ổn định do: phí điều hịa vốn nội bộ (được áp dụng cho phần chênh lệch thừa giữa nguồn vốn huy động với số dư sử dụng

vốn tại Chi nhánh, tính theo thời gian thực gửi) thường xuyên thay đổi. Do áp dụng một mức phí điều hịa vốn nội bộ nên nhiều Chi nhánh đã huy động các nguồn vốn ngắn hạn (kỳ hạn tuần) với lãi suất thấp để gửi về Trụ sở chính nhằm hưởng chênh lệch lãi suất mà không quan tâm đến tính ổn định của những nguồn vốn này.

Ngay cả khi tồn hệ thống đang trong tình trạng dư thừa vốn khả dụng, do Trụ sở chính chưa có cơ chế điều tiết để hạn chế tạm thời, một số Chi nhánh vì lợi ích cục bộ vẫn tiếp tục nhận tiền gửi ngắn hạn của KBNN, BHXH với lãi suất cao hơn mặt bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Để tránh lãng phí vốn, Ngân hàng Nơng nghiệp đã phải đầu tư thực hiện hoạt động kinh doanh vốn có kỳ hạn ngắn, rủi ro thấp.

+ Cơ chế lương thưởng, khen thưởng - kỷ luật tại Agribank chưa có sự khác biệt giữa các phòng ban, giữa bộ phận kinh doanh và các bộ phận tác nghiệp khác. Do đo, cơ chế này chưa tạo được động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ thể hiện hết năng lực của mình.

+ Cơ chế ra kế hoạch cho hoạt động kinh doanh vốn: Hoạt động kinh doanh vốn được thực hiện trên cơ sở hoàn thành kế hoạch được giao từ Ban Kế hoạch nguồn vốn. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch chỉ đề cập đến số dư,doanh số, tỷ trọng cần phải đạt được trong kỳ kế hoạch, cịn khơng đề cập đến các vấn đề quan trọng khác như kỳ hạn cho vay, kỳ hạn đầu tư, lãi suất kỳ vọng cho vay, đầu tư trái phiếu, cơ cấu tỷ trọng từng loại hình đầu tư trong danh mục đầu tư.. .Vì khơng có kế hoạch mục tiêu cụ thể nên Trung tâm vốn gặp khơng ít khó khăn trong q trình xây dựng, triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh vốn và quản lý danh mục kinh doanh vốn

+ Cơ chế đánh giá: việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh vốn của Agribank hiện nay đang gặp khó khăn do thiếu các hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. Đồng thời Agribank cũng không tập trung thường xuyên

78

kiểm soát liên tục điều kiện thị trường, sự biến động của nền kinh tế, và thực trạng hoạt động ngân hàng, nên có ảnh hưởng nhất định đến việc cập nhật bổ sung và điều chỉnh loại hình và chiến lược đầu tư kinh doanh vốn sao cho phù hợp nhất với mục tiêu đã đề ra của NHTM.

- Quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh vốn chưa thực sự hiệu quả

Agribank đã thành lập Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro với chức năng, nhiệm vụ là tham mưu cho Ban lãnh đạo đưa ra các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, trung tâm này chỉ đưa ra được chính sách quản lý rủi ro cho hoạt động tín dụng của Agribank. Mặt khác, Trung tâm vốn có phịng Tổng hợp kiểm soát các nghiệp vụ kinh doanh vốnnhưng cũng chưa đưa ra được chính sách, biện pháp hữu hiệu nhằm cảnh báo hoặc hạn chế các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh vốn, mới chỉ dừng lại ở việc kiểm soát hạn mức của các giao dịch cho vay, mua bán có kỳ hạn GTGC.

- Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh vốn của ngân hàng ban hành còn chậm, chưa đầy đủ và đồng bộ.

Agribank chưa có đầy đủ quy định nội bộ về các quy trình thực hiện nghiệp vụ và các quy trình liên quan như quy trình đối với hoạt động đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp, quy trình hoạt động tự doanh. Quy trình đối với hoạt động mua bán trái phiếu có kỳ hạn (thông tư 21/2012/TT-NHNN ban hành ngày 18/06/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/09/2012. Tuy nhiên, đến thời điểm 25/09/2012, Agribank mới ban hành quy định nội bộ số 1939/QĐ- HĐTV-KHTH để hướng dẫn việc thực hiện hoạt động mua bán trái phiếu có kỳ hạn. Chính vì vậy, hoạt động mua bán trái phiếu có kỳ hạn của Agribank được triển khai chậm.

- Vai trị và vị trí của hoạt động kinh doanh vốn chưa được nhận thức và quan tâm một cách đầy đủ. Trong một thời gian dài, vì nguyên nhân khách quan và chủ quan, vai trị, vị trí của hoạt động kinh doanh vốn chưa được Ban lãnh đạo đánh giá và quan tâm một cách đầy đủ và đúng đắn, mà chỉ tập trung và đầu tư nguồn lực vào hoạt động truyền thống là tín dụng. Trên cơ sở đó, nhìn chung Agribank thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu với mục đích chủ yếu vẫn là phục vụ hỗ trợ việc duy trì khả năng thanh tốn tồn hệ thống là chính, bên cạnh đó là mục tiêu đem lại thu nhập cho ngân hàng.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, luận văn đã giới thiệu tổng quan về Trung tâm vốn Agribank từ mơ hình tổ chức đến thực trạng chất lượng hoạt động kinh doanh vốn bao gồm hoạt động cho vay liên ngân hàng, mua bán có kỳ hạn GTCG và hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. Tiếp đó, luận văn đã đi sâu đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh vốn của ngân hàng để từ đó đưa ra những nhận xét về những mặt đã đạt được và còn hạn chế của Trung tâm vốn khi thực hiện hoạt động này. Phần cuối của chương 2 đã tìm hiểu các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh vốn của Trung tâm vốn. Từ những tồn tại và phân tích những nguyên nhân, luận văn đi sâu nghiên cứu và đưa ra môt số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh vốn tại Trung tâm vốn.

80

Một phần của tài liệu 1135 phát triển hoạt động kinh doanh vốn tại trung tâm vốn NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w