Giải pháp về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanhvốn

Một phần của tài liệu 1135 phát triển hoạt động kinh doanh vốn tại trung tâm vốn NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 115 - 119)

- Đốivới hoạt động mua bán có kỳ hạn GTCG:

3.3.6. Giải pháp về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanhvốn

Năng lực quản trị rủi ro ngân hàng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của ngân hàng. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động kinh doanh vốn, Agribank phải nâng cao quản trị rủi ro nội bộ bằng giải pháp là xây dựng và tăng cường thực hiện quy trình quản trị rủi ro mang tính hệ thống giúp ngân hàng kiểm sốt rủi ro hiệu quả với đầy đủ các bước sau:

- Nhận diện rủi ro: Việc nhận diện rủi ro đòi hỏi bộ phận kiểm sốt rủi ro phải có sự hiểu biết về ngân hàng, về hoạt động kinh doanh vốn, về thị trường trái phiếu, thị trường tiền tệ, môi trường pháp lý, xã hội, chính trị cũng như sự hiểu biết đúng đắn các mục tiêu thực hiện của Agribank.

Việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro là điều cần thiết để nhận biết các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, từ đó chủ động thực hiện các chiến lược QLRR thích hợp. Về cơ bản hệ thống cảnh báo sớm được thực hiện với hai nội dung cơ bản: hệ thống cảnh báo sớm rủi ro hệ thống và hệ thống cảnh báo sớm rủi ro phi hệ thống.

100

+ Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro hệ thống: tập trung vào việc xây dựng mơ hình cảnh báo và dự báo về nguy cơ khủng hoảng kinh tế, tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm dự báo những biến động về các yếu tố vĩ mô như GDP, lạm phát, tỷ giá, thất nghiệp, lãi suất, thị trường trái phiếu... Từ đó thấy được tình trạng của nền kinh tế, của ngành và phát hiện ra khả năng, dấu hiệu, mức độ rủi ro xảy ra.

+ Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro phi hệ thống: có nhiều tiêu thức lựa chọn chỉ khác nhau đối với thị trường của các nước cũng như đối với từng thời điểm áp dụng như: nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng đảm bảo thanh khoản; nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài sản;nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận...

• Phân tích rủi ro: Dựa trên các rủi ro liệt kê được nhận diện ở bước trên,cán bộ quản trị rủi ro sẽ đánh giá về khả năng hay xác suất rủi ro đó xảy ra và mức độ tác động (hoặc khối lượng tổn thất) trong lĩnh vực kinh doanh vốn. Trên cơ sở đó sẽ phân loại và xếp hạng từng loại rủi ro để có những biện pháp xử lý phù hợp.

• Kiểm soát rủi ro: Việc phân tích, đánh giá rủi ro sẽ giúp Agribank xây dựng được chiến lược và hệ thống kiểm soát rủi ro đủ mạnh để hạn chế các rủi ro có thể phát sinh. Việc thiếp lập một hệ thống kiểm soát rủi ro được thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau:

- Lập ra các hạn mức phù hợp cho từng loại rủi ro, từng dòng sản phẩm, từng sản phẩm, từng bộ phận kinh doanh và từng cán bộ giao dịch. Các hạn mức cơ bản bao gồm:

Hạn mức giao dịch với đối tác vay vốn, mua bán có kỳ hạn GTCG hoặc các tổ chức phát hành trái phiếu: giúp Ngân hàng hạn chế được rủi ro trong trường hợp đối tác hoặc các tổ chức phát hành trái phiếu khơng có khả năng

thanh tốn đối với giao dịch vay vốn, mua bán có kỳ hạn GTCG và các giao dịch trái phiếu.

Hạn mức ngắt lỗ (stop loss): Hạn mức ngắt lỗ (hạn mức lỗ) là mức lỗ tối đa mà một giao dịch viên (hoặc một tập thể) được phép lỗ trong nghiệp vụ tự doanh đi vay cho vay lại , mua và bán lại trái phiếu. Hạn mức lỗ được đặt cho từng giao dịch viên theo ngày, theo tháng, theo quý và theo năm.

Hạn mức đầu tư, cho vay (Hạn mức trạng thái): Hạn mức này giúp cho ngân hàng có thể kiểm sốt và tránh được rủi ro khi giao dịch viên (hoặc một tập thể) tập trung đầu tư kinh doanh quá nhiều vào lĩnh vực trái phiếu hoặc một loại trái phiếu nào đó, số dư cho vay, mua bán có kỳ hạn GTCG trên một đối tác quá lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, việc thiết lập các hạn mức này cũng có một số điểm lưu ý:

Đối với hạn mức mua bán trái phiếu với các đối tác, hoặc các tổ chức phát hành: Việc xác định hạn mức này dựa trên sự phân tích tình hình hoạt động thực tế của đối tác hoặc nhà phát hành trái phiếu trong một khoảng thời gian cụ thể. Đối với hạn mức đầu tư (số dư trái phiếu tối đa mà giao dịch viên/bộ phận kinh doanh được phép nắm giữ) và hạn mức cắt lỗ: Việc xác định này muốn hiệu quả cần phải căn cứ vào năng lực và kinh nghiệm của từng giao dịch viên. Hạn mức sau đó sẽ được điều chỉnh theo kết quả kinh doanh thực tế của giao dịch viên này, bởi vì năng lực của một giao dịch viên là một yếu tố không thể định lượng. Đối với hạn mức trạng thái cũng như hạn mức ngắt lỗ, việc xác định phải được cân nhắc và phân biệt rõ ràng giữa hai chức năng tự doanh và phục vụ cho việc đảm bảo thanh khoản. Nếu là hoạt động tự kinh doanh (đầu cơ), việc lỗ trong hạn mức được phép.

Đối với hoạt động cho vay liên ngân hàng, mua bán có kỳ hạn GTCG, việc cấp hạn mức cho các đối tác phải căn cứ vào đánh giá chính xác uy tín, tiềm lực tài chính của các đối tác, đảm bảo việc cấp hạn mức phải linh hoạt,

102

nhanh chóng và tương xứng với quy mơ tiềm lực tài chính của đối tác. Bên cạnh đó, việc đánh giá tài sản đảm bảo là trái phiếu trong hoạt động cho vay liên ngân hàng, định giá GTCG trong hoạt động mua bán có kỳ hạn GTCG phải được tiến hành định kỳ và thường xuyên. Trên cơ sở đó, Agribank kiểm sốt chặt chẽ tình hình chấp hành hạn mức của các giao dịch viên.

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin: Agribank cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động kinh doanh vốn. Muốn vậy, những thông tin trọng yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh vốn cần phải được cập nhật định kỳ và/hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quản lý rủi ro phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn. Đồng thời, Agribank cần xây dựng hệ thống thơng tin và phân tích thơng tin tồn diện, cung ứng nguồn thơng tin chính xác, đáng

tin cậy cho các bộ phận chun mơn có liên quan. • Giám sát và xử lý rủi ro:

- Để làm tốt bước này, trước hết Agribank cần phân tách trách nhiệm rõ ràng cụ thể giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận kiểm soát rủi ro và bộ phận xử lý giao dịch có vai trị hết sức quan trọng.

+ Như đã phân tích ở phần mơ hình hoạt động ở trên, nhiệm vụ của bộ phận kiểm soát rủi ro là thường xuyên xác định, đo lường và quản lý các rủi ro mà các cán bộ giao dịch thực hiện và đưa ra các biện pháp cảnh báo, khuyến nghị để nhằm đảm bảo trạng thái rủi ro trong mức cho phép. Bộ phận này thường xuyên cập nhật trạng thái đầu tư, hạn mức cho vay, mua bán có kỳ hạn GTCG từng sản phẩm, đồng tiền, từng loại rủi ro cho các cán bộ và từng nhóm giao dịch.

+ Ngoài ra, bộ phận kiểm sốt rủi ro phải có lãnh đạo phụ trách độc lập với lãnh đạo phụ trách các bộ phận khác nhằm hạn chế rủi ro phát sinh.

- Các biện pháp xử lý rủi ro: Agribank thực hiện trích lập, phân bổ và sử dụng quỹ xử lý rủi ro chung theo quy định của pháp luật và chính sách của HĐQT phê duyệt. Đối với cán bộ và các bộ phận liên quan, khi đã xác định được rủi ro là do thiếu sót của cán bộ thì Agribank phải tiến hành truy cứu trách nhiệm và bồi thường vật chất.

Một phần của tài liệu 1135 phát triển hoạt động kinh doanh vốn tại trung tâm vốn NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 115 - 119)