Doanh số hoạt động:

Một phần của tài liệu 1135 phát triển hoạt động kinh doanh vốn tại trung tâm vốn NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65 - 76)

- Đốivới hoạt động mua bán có kỳ hạn GTCG:

2.3.2.3. Doanh số hoạt động:

Bảng 2.8: Doanh số hoạt động kinh doanh vốn từ năm 2012-2016

Nguồn: Báo cáo tài chính, Báo cáo sơ kết kết quả kinh doanh năm Agribank

Hoạt động kinh doanh vốn của Agribank được thực hiện chủ yếu qua hoạt động mua hẳn trái phiếu, cho vay liên ngân hàng. Hoạt động bán hẳn trái phiếu còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là nguồn vốn của Agribank thường ở trạng thái dư thừa tạm thời trong ngắn hạn, do vậy để tận dụng nguồn vốn, Agribank tập trung vào hoạt động cho vay liên ngân hàng có kỳ hạn ngắn và đầu tư vào các trái phiếu có tính thanh khoản cao, rủi ro thấp để tìm kiếm lợi nhuận. Trong năm 2015, với mục tiêu đa dạng hoá danh mục đầu tư, Agribank triển khai hoạt động mua bán có kỳ hạn GTCG nhằm tận dụng nguồn vốn dư thừa, gia tăng lợi nhuận cho Agribank.

Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, doanh số các hoạt động kinh doanh vốn đều có xu hướng tăng mạnh. Doanh số mua hẳn trái phiếu tăng hơn 14 lần, từ 32.329 tỷ đồng lên 463.352 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh số hoạt động cho vay liên ngân hàng năm 2016 đạt 639.955 tỷ đồng tăng gấp 4,48 lần doanh thu của hoạt động này trong năm 2016. Đối với hoạt động mua bán có kỳ hạn GTCG, chỉ sau một năm triển khai thực hiện, doanh số hoạt động này đã tăng 4,20 lần so với doanh số năm 2015. Xu hướng tăng

Trái phiếu CQĐP - 1.250 - 588 100

mạnh doanh số trong các hoạt động kinh doanh vốn hoàn toàn phù hợp với sự biến động chung của nền kinh tế, tình hình hoạt động của toàn hệ thống NHTM và cơ chế chính sách quản lý mà NHNN thực hiện.

Ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015 kèm theo Quyết định 254/QĐ-TTg. Đây được xem là một nỗ lực về mặt pháp lý quan trọng nhất cho tới nay trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tạo ra một hành lang rộng để xử lý các ngân hàng yếu kém và đề ra một lộ trình cho đến năm 2015. Năm 2012, NHNN tập trung củng cố thanh khoản hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa hoạt động tài chính của các NHTM mà trọng tâm là xử lý nợ xấu và minh bạch hóa tài chính và tái cơ cấu tổ chức, hoạt động và quản trị hệ thống ngân hàng. Năm 2013, NHNN chuyển sang giai đoạn hai của nhiệm vụ lành mạnh hóa tài chính hệ thống ngân hàng với việc tăng cường xây dựng các qui định về an toàn vốn, xử lý nợ xấu hệ thống qua việc thành lập Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và tăng cường quản trị rủi ro, hướng đến chuẩn mực Basel II. Năm 2014, NHNN hồn thiện Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN với mục tiêu hướng các NHTM tiếp cận việc quản lý rủi ro theo Basel II. Từ năm 2015 đến nay, NHNN tiếp tục triển khai quyết liệt và đồng bộ hơn giai đoạn 2 với trọng tâm tái cơ cấu, sáp nhập và xử lý nợ xấu. Do đó, hệ thống NHTM đã ngày càng cải thiện được tính thanh khoản, đẩy lùi nguy cơ đổ vỡ; Giảm sở hữu chéo trong hệ thống NHTM, giúp các ngân hàng tăng sức cạnh tranh trên thương trường; Số dư tiền gửi của TCTD tại NHNN luôn cao hơn so với yêu cầu dự trữ bắt buộc.

Bên cạnh đó, trong những năm qua, các NHTM tập trung xử lý nợ xấu, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong các năm thường chậm, chủ yếu tăng mạnh vào Quý III và Quý IV hàng năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng thường thấp hơn tốc độ tăng trường nguồn vốn.

Vì vậy, từ năm 2012 đến năm 2016, vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng đều dư thừa nên NHNN liên tục phát hành tín phiếu NHNN để hút lượng tiền dư thừa trong ngắn hạn. Trên cơ sở đó, Agribank tích cực chủ động đầu tư mua tín phiếu NHNN có kỳ hạn ngắn ( từ 1 tuần cho đến 6 tháng) để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Điều này góp phần tăng mạnh doanh số mua hẳn trái phiếu từ năm 2013 đến năm 2016 của Agribank. Thêm vào đó, vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng dư thừa nhưng lại tập trung vào các Ngân hàng quốc doanh. Đó cũng là một trong những yếu tố giúp Agribank đẩy mạnh hoạt động cho vay liên ngân hàng, mua bán có kỳ hạn GTCG.

Để nắm rõ hơn về thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh vốn thông qua doanh số hoạt động, chúng ta cần đi sâu phân tích về doanh số giao dịch của từng hoạt động kinh doanh vốn.

Đối với hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu:

Bảng 2.9: Doanh số hoạt động mua hẳn trái phiếu từ năm 2012-2016

Trái phiếu Doang nghiệp - - - 8.500 7.600 Tín phiếu NHNN__________ 12.968 80.489 421.560 372.424 381.684 Tín phiếu KBNN__________ 3.954 11.268 7.560 11.739 10.706

Trái phiếu Doang nghiệp_________ - - - 1,9 4 1,6 4 Tín phiếu NHNN_______________ 40,1 1 69,12 94,53 85,0 9 82,37 Tín phiếu KBNN________________ 12,2 3 9,68 0 1,7 8 2,6 1 2,3 _____________Tổng_____________ 10 0 100 100 100 100

Nguồn: Báo cáo tài chính, Báo cáo sơ kết kết quả kinh doanh năm Agribank

Như đã trình bày ờ trên, doanh số mua hẳn trái phiếu có xu hướng tăng mạnh từ năm 2012 đến năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do Agribank đã tận dụng nguồn vốn dư thừa, đẩy mạnh đầu tư tín phiếu NHNN nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Doanh số đầu tư tín phiếu NHNN năm 2014 đạt 421.560 tỷ đồng, tăng hơn 32 lần doanh số đầu tư tín phiếu NHNN năm 2012. Từ năm

2015 đến nay, Agribank thực hiện tái cơ cấu danh mục đầu tư, một mặt tiếp tục đầu tư vào tín phiếu NHNN một mặt đa dạng hoá danh mục đầu tư, đẩy mạnh đầu tư trái phiếu CP&CPBL, trái phiếu CQĐP và trái phiếu Doanh nghiệp, giảm sự phụ thuộc vào việc đầu tư tín phiếu NHNN có kỳ hạn ngắn, đáo hạn nhanh, gây áp lực cho việc tái đầu tư. Doanh số đầu tư trái phiếu CP&CPBL năm 2015 đạt 44.454 tỷ đồng, tăng 2,64 lần so với doanh số năm 2014 và doanh số đầu tư trái phiếu CP&CPBL năm 2016 tăng 1,42 lần so với doanh số đầu tư trái phiếu CP&CPBL năm 2015. Do vậy, kết quả hoạt động đầu tư GTCG năm 2016 cao hơn nhiều so với năm 2015 và được Bộ Tài chính cơng nhận Agribank là đơn vị đứng trong Top 3 ngân hàng có doanh số đầu thầu lớn nhất thị trường.

Bảng 2.10: Tỷ trọng doanh số mua hẳn trái phiếu từ năm 2012 - 2016

__________Chi tiêu__________ 2012 2013 2014 2015 2016 Thị trường Sơ cấp 29.01 3 98.40 4 438.227 412.300 439.45 9 Thị trường thứ cấp Thứ cấp 3.31 18.04 7.710 25.40 23.893 ___________Tổng___________ 32.32 9 116.447 445.937 437.705 463.35 2

Nguồn: Báo cáo tài chính, Báo cáo sơ kết kết quả kinh doanh năm Agribank

Tỷ trọng doanh số mua trái phiếu: Từ năm 2012 đến năm 2016, doanh số đầu tư tín phiếu KBNN và tín phiếu NHNN ln chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số mua của Agribank, đặc biệt năm 2014 tỷ trọng này đạt 96,23% tổng doanh số mua năm 2014. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm xuống từ 96,23% năm 2014 giảm xuống 84,69% năm

56

2016. Bên cạnh đó, tỷ trọng doanh số mua trái phiếu CP&CPBL có xu hướng tăng dần, từ 3,77% năm 2014 đến 13,65% năm 2016. Đối với các loại trái phiếu doanh nghiệp, doanh số mua hẳn vẫn ở mức khiêm tốn.

Bảng 2.11: Doanh số mua hẳn trái phiếu theo thị trường

Trái phiếu Doang nghiệp - - - - - Tín phiếu NHNN____________ - - - - - Tín phiếu KBNN_____________ - 363 - - -

____________Tổng____________ 1.107 14.963 7.810 1.150 -

Nguồn: Báo cáo tài chính, Báo cáo sơ kết kết quả kinh doanh năm Agribank

Doanh số hoạt động mua hẳn trái phiếu chủ yếu được thực hiện trên thị trường sơ cấp thông qua hoạt động đấu thầu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và NHNN, chiếm tỷ trọng trên 84% tổng doanh số mua hẳn qua các năm.

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng doanh số mua hẳn trái phiếu theo thị trường

Nguồn: Báo cáo tài chính, Báo cáo sơ kết kết quả kinh doanh năm Agribank

Trong những năm qua, nhu cầu đầu tư trái phiếu của các NHTM tăng mạnh, các phiên đấu thầu trái phiếu diễn ra sội động. Do đó, từ năm 2015 đến nay, để giảm áp lực cho việc mua hẳn qua kênh đấu thầu, Agribank tích cực đẩy mạnh hoạt động đầu tư Trái phiếu trên thị trường thứ cấp. Doanh số mua hẳn trái phiếu năm 2016 trên thị trường thứ cấp đạt 23.893 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần doanh số mua hẳn trên thị trường thứ cấp năm 2014.

Bảng 2.12: Doanh số bán hẳn trái phiếu từ năm 2012 -2016

Doanh số cho vay LNH

________theo kỳ hạn________ 2012 2013

2014 2015 2016

_______Qua đêm (O/N)_______ 18.57 70.69 155.21 150.445 66.626 ___________1 tuần__________ 52.14 5 195.62 5 224.03 5 367.115 262.697 ___________2 tuần___________ 35.47 36.07 73.355 157.180 186.202 ___________3 tuần___________ 7.44 2 2.83 0 8.650 34.280 44.946 ___________1 tháng__________ 16.60 7 8 5.44 5.200 20.942 44.759 __________2 tháng__________ 3.62 100 800 1.070 15.575 _________> 2 tháng_________ 8.92 6 _____ _____ _____ _____ ___________Tông___________ 142.79 0 3 310.76 0 467.25 731.032 620.805

Nguồn: Báo cáo tài chính, Báo cáo sơ kết kết quả kinh doanh năm Agribank

Doanh số bán hẳn Trái phiếu có xu hướng tăng mạnh từ năm 2012 đến năm 2013 (từ 1.107 tỷ lên 14.963 tỷ). Từ năm 2013 đến năm 2016, doanh số bán hẳn có xu hướng giảm mạnh, đạt 7.810 tỷ đồng trong năm 2014, 1.150 tỷ đồng năm 2015 và không thực hiện giao dịch bán nào trong năm 2016. Có thể thấy doanh số bán hẳn của Agribank qua các năm thấp hơn nhiều so với hoạt động mua hẳn chủ yếu là do Agribank chủ yếu mua trái phiếu và giữ đến ngày đáo hạn và hoạt động tự doanh trái phiếu chưa phát triển.

58

Đối với hoạt động cho vay liên ngân hàng:

Bảng 2.13: Doanh số cho vay liên ngân hàng theo kỳ hạn

Cơ cấu tiền gửi, cho vay LNH theo _______kỳ hạn_______

2012 2013 2014 2015 2016

Qua đêm (O/N) 13,0

1 5 22,7 2 33,2 8 20,5 3 10,71 tuần 36,5 1 tuần 36,5 2 62,9 5 47,9 5 50,2 2 42,3 2 2 tuần 24,8 4 11,6 1 15,7 0 21,5 0 29,9 9 3 tuần 5,2 1 1 0,9 5 1,8 9 4,6 4 7,2 1 tháng 11,6 3 5 1,7 1 1,1 6 2,8 1 7,2 2 tháng ________ 0,0 3 0,1 7 0,1 5 2,51 > 2 tháng ________ - - - - ________Tổng_______ _________ 100 ________ 100 100 100 100 Doanh số cho vay LNH

theo

TSĐB

2012 2013 2014 2015 2016

Cho vay không bảo đảm băng

Tài sản_____________________ 50.470 257.400 368.790 679.097 9488.60 Cho vay bảo đảm băng Tài sản 92.320 53.363 98.460 51.935 132.19

6

____________Tổng____________ 142.79

0 310.763 467.250 731.032

620.805 5

Nguồn: Báo cáo tài chính, Báo cáo sơ kết kết quả kinh doanh năm Agribank

Để tận dụng nguồn vốn dự thừa trong ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản và khả năng thanh tốn cửa tồn hệ thống, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, doanh số hoạt động cho vay liên ngân hàng liên tục tăng mạnh từ năm 2012 đến năm 2016. Doanh số hoạt động cho vay liên ngân hàng năm 2014 cao nhất đạt 731.032 tỷ đồng, gấp 5,12 doanh số năm 2012. Hoạt động cho vay liên ngân hàng tại Agribank có kỳ hạn ngắn, chủ yếu từ 2 tháng trở xuống. Năm 2016, doanh số cho vay liên ngân hàng giảm so với năm 2015 chủ yếu là do Agribank đã tăng cường mở rộng hoạt động mua bán có kỳ hạn GTCG, chuyển dịch nguồn vốn cho vay liên ngân hàng sang hoạt động mua bán có kỳ hạn GTCG.

59

Bảng 2.14: Tỷ trọng doanh số cho vay liên ngân hàng theo kỳ hạn

Đơn vị:%

Nguồn: Báo cáo tài chính, Báo cáo sơ kết kết quả kinh doanh năm Agribank

Trong cơ cấu doanh số cho vay liên ngân hàng, kỳ hạn 1 tuần thường chiếm tỷ trọng lớn. Từ năm 2012 đến năm 2014, tỷ trọng cho vay liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm (O/N) có xu hướng tăng dần, tuy nhiên từ năm 2014 đến nay tỷ trọng kỳ hạn này có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, tỷ trọng doanh số cho vay liên ngân hàng các kỳ hạn dài hơn như 2 tuần, 3 tuần, 1tháng có xu hướng tăng dần. Do từ năm 2014 đến nay, Agribank chủ động dịch chuyển nguồn vốn sang cho vay kỳ hạn dài hơn để nâng cao hiểu quả vốn, đem lại lợi nhuận cao hơn từ hoạt động này.

Bảng 2.15: Doanh số cho vay liên ngân hàng theo tài sản đảm bảo

Doanh số mua bán có kỳ hạn GTCG 2012 2013 2014 2015 2016 1 tuần - - - 2.278 0 2 tuần - - - 18.021 90.375 3 tuần - - - 11.672 57.081 1 tháng - - - 24.091 84.181 2 tháng - - - 1.751 10.401 3 tháng - - - - 917 _______Tổng_______ - - - 57.813 242.955

Như đã phân tích ở trên, bắt đầu từ năm 2012, để giảm rủi ro cho hoạt động cho vay liên ngân hàng, Agribank đã thắt chặt hạn mức cho vay đối với các NHTM cổ phần và tăng hạn mức cho vay đối với các 3 NHTM Nhà nước và chỉ cấp hạn mức cho vay không bảo đảm bằng tài sản đối với các NHTM Nhà nước này. Do đó, từ năm 2012 đến năm 2015, doanh số cho vay không bảo đảm bằng tài sản liên tục tăng mạnh. Đến năm 2015, doanh số cho vay không bảo đảm bằng tài sản đạt 679.097 tỷ đồng, tăng gấp 13,46 lần so với năm 2012. Tỷ trọng cho vay không bảo đảm bằng tài sản luôn chiếm tỷ trọng lớn, từ 35% năm 2012 tăng lên đến 93% tổng doanh số cho vay liên ngân hàng trong năm 2015.

Biều đồ 2.4: Tỷ trọng doanh số cho vay liên ngân hàng theo tài sản đảm bảo

Nguồn: Báo cáo tài chính, Báo cáo sơ kết kết quả kinh doanh năm Agribank

Đến năm 2016, Agribank đã thực hiện đánh giá lại hạn mức các đối tác, tăng hạn cho vay có tài sản đảm bảo cho các đối tác. Vì vậy, doanh số cho vay đảm bảo tài sản trong năm 2016 tăng mạnh đạt 132.196 tỷ đồng, gấp 2,55 lần doanh số cho vay có tài sản đảm bảo năm 2015.

- Đối với hoạt động mua bán có kỳ hạn GTCG:

Bảng 2.16: Doanh số mua bán có kỳ hạn GTCG theo kỳ hạn

Doanh số mua bán có kỳ hạn GTCG 2012 2013 2014 2015 2016 Trái phiếu Chính phủ - - - 56.539 228.479 Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh______________ - - - 1.274 14.476 _________Tổng_________ - - - 57.813 242.955 Số lượng đối tác giao dịch 2012 2013 2014 2015 2016

Đầu tư kinh doanh trái phiếu 7 24 21 23 24 Cho vay liên ngân hàng 38 14 11 9 14 Mua bán có kỳ hạn GTCG 0 0 0 10 17

Nguồn: Báo cáo tài chính, Báo cáo sơ kết kết quả kinh doanh năm Agribank

Hoạt động mua bán có kỳ hạn GTCG có sự phát triển vượt bậc trong năm 2016, doanh số mua bán có kỳ hạn GTCG năm 2016 đạt 242.955 tỷ đồng, gấp 4,20 lần doanh số hoạt động này trong năm 2015. Điều này vừa góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Agribank, vừa góp phần nâng cao vị thế của Agribank trên thị trường Liên ngân hàng. Theo báo cáo của HNX, trong năm 2016, Agribank có doanh số mua bán có kỳ hạn GTCG đứng thứ 2 toàn thị trường.

Theo bảng số liệu, hoạt động mua bán GTCG chủ yếu thực hiện với kỳ hạn ngắn (từ 3 tháng trở xuống). Trong đó, kỳ hạn 1 tuần và 1 tháng có doanh số lớn nhất lần lượt là 90.375 tỷ đồng và 84.181 tỷ đồng trong năm 2016, kỳ hạn trên 2 tháng có doanh số khá hạn chế (11.318 tỷ đồng). Doanh số các kỳ hạn đều có sự tăng trường mạnh trong năm 2016.

62

Bảng 2.17: Doanh số mua bán có kỳ hạn GTCG theo loại GTCG

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính, Báo cáo sơ kết kết quả kinh doanh năm Agribank

GTCG tham gia hoạt động mua bán có kỳ hạn GTCG giữa Agribank và đối tác là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh. Trong đó, trái phiếu Chính phủ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số, chiếm 98% doanh số năm 2015 và 96% doanh số năm 2016. Doanh số mua bán có kỳ hạn

Một phần của tài liệu 1135 phát triển hoạt động kinh doanh vốn tại trung tâm vốn NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w